Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lúc qua thành phố Huế, sông Hương trôi đi thực chậm, chảy lặng lờ như điệu slow. Sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. Trên sông vọng lại tiếng hát trong một khoang thuyền nào đó. Sông Hương mang vẻ đẹp vừa trữ tình, vừa trầm mặc gắn liền với lịch sử bi tráng của dân tộc mà trên thế giới không có dòng sông nào như thế. Và trước về với biển sông Hương lưu luyến tình cảm với thành phố Huế ví như nỗi vấn vương của nàng Kiều với Kim Trọng.
đem đến "điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế", nó "ngập ngừng như muốn đi muốn ở".
Nhà văn đã hình dung về sông Hương như một người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại.
- Sông Hương vui tươi hẳn lên “kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tây nam – đông bắc”. Sông Hương và cầu Tràng Tiền gặp gỡ ở cuối tạo chất thơ, trữ tình cho Huế.
- Sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang Cồn Hến. “Đường cong này làm cho dòng sông mềm hẳn đi như tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu”.
- Sông Hương nằm ngay giữa lòng thành phố thân yêu như bao dòng sống nổi tiếng khác. Sông Hương cùng với Huế, trong tổng thể vẫn giữ được nguyên dạng một đô thị cổ. Sông Hương mang vẻ đẹp cổ kính.
- “sông Hương khi qua thành phố đã trôi đi chậm, thực chậm, cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh”.
- Sông Hương chuyển mình mang một nét đẹp dịu dàng và trí tuệ “trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”.
- Sông Hương được ví như “người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại”. Khi thức dậy, sông Hương đổi dòng liên tục như một người con gái trước tình yêu:
+ “vòng giữa khúc quanh đột ngột”
+ “uốn mình theo những đường cong thật mềm”
+ “vẽ một hình cung thật tròn”
+ “ôm lấy chân đồi Thiên Mụ”
...
- Các chi tiết:
+ Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ có sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất.
+ Sông Hương chuyển dòng một cách liên tục, như một cuộc tình có ý thức để đi tới nơi gặp thành phố tương lai của nó.
+ Giáp mặt Huế, sông Hương không gặp Huế ngay mà “uốn một cánh cung ...tình yêu” như một người con gái bẽn lẹn, ngại ngùng.
+ Sông Hương mang đến cho Huế một vẻ đẹp cổ xưa dân dã: “ánh lửa thuyền chài ... xưa cũ”, trôi đi chậm như một mặt hồ.
+ Người con gái đắm say tình tứ khi bên người mình yêu, người con gái tài hoa “tài nữ đánh đàn trong đêm khuya”.
+ Như một người con gái lưu luyến, thủy chung từ biệt người yêu.
+ Gắn liền với nhã nhạc cung đình Huế - âm nhạc cổ điển xứ Huế.
+ Sự gắn bó hàng nghìn năm như máu thịt thâm tình, keo sơn bền chặt giữa dòng sông và thành phố.
⇒ Trong cảm nhận của tác giả, sông Hương gắn bó với thành phố Huế một cách gần gũi, thân thiết, keo sơn bền chặt.
Nét độc đáo của sông Hương sau khi rời khỏi kinh thành Huế là dòng sông không chảy qua tỉnh khác luôn mà đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ.
dòng sông không chảy qua tỉnh khác luôn mà đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ.
- Là nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn cho thơ ca nhạc hoạ “dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ”.
- “toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã được sinh ra trên mặt nước của dòng chảy này, trong những khoang thuyền, giữa tiếng nước rơi bán âm của mái chèo khuya...”
- Gắn với âm nhạc cổ điển xứ Huế: sông Hương là “một tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”; “điệu chảy lặng lờ” của dòng sông như “điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”.
→ Sông Hương là linh hồn của Huế, âm nhạc cổ điển Huế ngay từ khi ra đời đã gắn chặt với dòng sông Hương thơ mộng.
- Sông Hương “đã chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía nam của Tổ quốc Đại Việt qua những thế kỉ trung đại”, “vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ”.
- Sông Hương vừa là chứng nhân vừa là nạn nhân “lịch sử bi tráng của thế kỉ XX với máu của những cuộc khởi nghĩa”.
- Sông Hương là chủ nhân những “chiến công rung chuyển” trong cách mạng tháng Tám, mùa xuân Mậu Thân.
- Sông Hương đồng hành cùng dân tộc trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống Pháp và chống Mĩ.
⇒ Sông Hương như một con người “biết cách tự hiến đời mình làm một chiến công”, là nhân chứng sống góp phần viết nên trang sử vẻ vang của xứ Huế nói riêng, của cả dân tộc nói chung.
* Những đặc tính tự nhiên của sông Hương đã được tác giả chú ý:
Ở thượng nguồn | - Dòng chảy của sông Hương hoang dại, mãnh liệt, cuộn xoáy, vừa dịu dàng và say đắm giữa rừng già Trường Sơn như một thế giới đầy bí ẩn. + Cuộn xoáy như con lốc vào những đáy vực bí ẩn. + “như cô gái Di-gan phóng phoáng và man dại” + Chỉ có rừng già mới chế ngự được sức mạnh bản năng của dòng sông. |
Ngoại vi thành phố, giữa các đồng bằng châu thổ | - Sông Hương mang dáng vẻ yểu điệu, quyến rũ của người thiếu nữ nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa. + “uốn mình theo những đường cong thật mềm”. + chuyển hướng liên tục tạo dáng vẻ thướt tha, yểu điệu. + “ôm lấy chân đồi Thiên Mụ”. |
Trong lòng thành phố | - Sông Hương mang dáng vẻ dịu dàng, yên ả, lững lờ trôi. + “như tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long”. + Nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vầng trăng non. + Giữa những xóm làng sầm uất, trù phú và giữa lòng thành phố Huế, sông Hương trôi rất chậm, như một mặt hồ yên tĩnh... như vương vấn một nỗi lòng. |
* 2 đoạn tiêu biểu nói về từng đặc tính của sông Hương:
+ Đoạn 1: từ “Trong những dòng sông đẹp ở các nước ... chân núi Kim Phụng” → nói về những đặc tính của sông Hương ở thượng nguồn.
+ Đoạn 2: từ “Phải nhiều thế kỉ qua đi,... trung du bát ngát tiếng gà” → làm nổi bật đặc tính lạ lùng của sông Hương là đổi dòng đột ngột, liên tục trên hành trình về với thành phố Huế.
Góc nhìn
Đặc điểm
Vẻ đẹp
Địa lí
Sông Hương ở thượng nguồn
Mang vẻ đẹp hùng vĩ và rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn. Sông Hương lúc mãnh liệt qua những ghềnh thác, lúc trở nên dịu dàng giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng.
Sông Hương vùng thượng nguồn mang vẻ đẹp mãnh liệt, hoang dại và bí ẩn nhưng cũng có lúc dịu dàng và say đắm.
Sông Hương trước khi chảy qua thành phố Huế
Sông Hương vẫn còn dư vang của Trường Sơn với sắc nước xanh thẳm, mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi.
Sông Hương mang vẻ đẹp thơ mộng và trữ tình.
Sông Hương giữa lòng thành phố Huế
chuyển dòng một cách liên tục, uốn mình theo những đường cong thật mềm. Sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. Đã nhiều lần tôi thất vọng khi nghe nhạc Huế giữa ban ngày hoặc trên sân khấu nhà hát.
Sông Hương mang vẻ đẹp tình tứ, duyên dáng, vui tươi.
Sông Hương trước khi từ biệt thành phố Huế
Đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ.
Vẫn mang trong mình vẻ đẹp duyên dáng, dịu dàng.
Lịch sử
Là chứng nhân lịch sử, chứng kiến mọi biến cố của Huế.
Thơ ca
Sông Hương là cái nôi của âm nhạc Huế.
Nhan đề Ai đã đặt tên cho dòng sông là một câu hỏi, đây là một nét độc đáo rất riêng của nhà văn, nhằm hướng người đọc biết về nội dung tác phẩm đó là “đi tìm nguồn gỗ của dòng sông Hương”. Qua đó nhấn mạnh đến vẻ đẹp huyền thoại của dòng sông Hương, thể hiện lòng biết ơn đến những con người khai phá vùng đất ấy. Vậy dưới đây là 8 bài văn về ý nghĩa nhan đề Ai đã đặt tên cho dòng sông, mời các bạn cùng đón đọc. Ngoài ra các bạn xem thêm bài văn mẫu: mở bài Ai đã đặt tên cho dòng sông, Phân tích vẻ đẹp của dòng sông Hương khi ở thượng nguồn