K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 1 2018

a) Chân ghế: Một bộ phận của cái ghế, giúp cho ghế không bị ngã hay đổ, có tác dụng chống đỡ cho vật.

b) Chân núi: Phần dưới của núi, tiếp giáp và bám chặt vào mặt đất.

c) Chân ( của Nam, của con người): bộ phận dưới cùng của cơ thể người, dùng để đi, đứng, chạy, nhảy,.........

=> Các từ trên đều là từ "chân" nhưng nghĩa của mỗi từ khác nhau => các từ trên là các từ đồng âm khác nghĩa.

2 tháng 1 2018

a,b là từ đồng nhưng khác nghĩa 

c là nghĩa gốc của từ chân

1. Tại sao truyện ngắn viết về cuộc chia tay của 2 anh em Thành và Thủy, nhưng lại lấy nhan đề là " cuộc chia tay của những con búp bê " .2. Các từ " chân " trong những ví dụ sau có phải là từ đồng âm không ? Vì sao ? a ) Cái ghế chân bị gãy rồib ) Các vận động viên đang tập trung dưới chân núic ) Nam đá bóng nên bị đau chân3. Vì sao khi sử dụng từ Hán Việt, chúng ta không nên lạm dụng4....
Đọc tiếp

1. Tại sao truyện ngắn viết về cuộc chia tay của 2 anh em Thành và Thủy, nhưng lại lấy nhan đề là " cuộc chia tay của những con búp bê " .

2. Các từ " chân " trong những ví dụ sau có phải là từ đồng âm không ? Vì sao ? 

a ) Cái ghế chân bị gãy rồi

b ) Các vận động viên đang tập trung dưới chân núi

c ) Nam đá bóng nên bị đau chân

3. Vì sao khi sử dụng từ Hán Việt, chúng ta không nên lạm dụng

4. Đọc đoạn thơ sau :

 " Cháu chiến đấu hôm nay

   Vì lòng yêu tổ quốc

   Vì xóm làng thân thuộc

   Bà ơi, cũng vì bà

   Vì tiếng gà cục tác 

   Ổ trứng hồng tuổi thơ ... "

Trong đoạn thơ trên tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Nêu tác dụng biện pháp nghệ thuật đó .

5. Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ " Cảnh khuya " của Hồ Chí Minh

3
31 tháng 12 2017

Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc.

Hai câu thơ đầu trong bài thơ tả cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc. Trăng càng về đêm càng sáng. Ánh trăng lan toả bao phủ khắp mặt đất. Đêm vắng, tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối chảy êm đềm nghe rất trong rì rầm từ xa vọng đến. Cảm nhận của Bác thật tinh tế, nghe suối chảy mà cảm nhận được mức độ xanh trong của dòng nước. Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng, khoan nhạt như nhịp điệu của bài hát trữ tình sâu lắng. Đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tiếng suối rì rầm êm ả, vắng lặng trong đêm chiến khu. Tiếng suối và tiếng hát là nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm của con người:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Sáu trăm năm trước trong bài thơ Bài ca Côn Sơn Ức Trai đã có cảm nhận cực kỳ tinh tế về dòng suối Côn Sơn:

Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bền tai

Tiếng suối nghe sao mà êm đềm thơ mộng đến thế. Nó như những giọt của cây đàn cầm vang vọng bên tay. Đầu thế kỷ XX Nguyễn Khuyến đã từng viết về dòng suối như sau:

Cũng có lúc chơi nơi dặm khách

Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo...

Mỗi một vần thơ, mỗi một khung cảnh, âm thanh của suối chảy được cảm nhận tinh tế khác nhau. Sau tiếng suối nghe như tiếng hát xa kia là trăng chiến khu. Ánh trăng chiến khu sao mà sáng và đẹp thế. Tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng thấp là hoa - hoa rừng. Cả núi rừng Việt Bắc đang tràn ngập dưới ánh trăng. Ánh trăng bao phủ khắp không trung mát dịu, len lỏi xuyên qua kẽ lá, tán cây, ánh trăng như âu yếm, hoà quyện cùng thiên nhiên cây cỏ. Ánh trăng như xoáy và lồng vào những tán lá. Và trên mặt đất những đoá hoa rừng đang ngậm sương đêm cùng với bóng cổ thụ đan xen trên mặt đất. Đêm thanh, trên không trung dường như chỉ có vầng trăng ngự trị. Đêm vắng, trăng thanh mặt đất cỏ cây như ngừng thở để đón đợi ánh trăng mát lạnh dịu hiền mơn man ôm ấp:

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Chữ lồng điệp lại hai lần đã nhân hoá vầng trăng, cổ thụ và hoa. Trăng như người mẹ hiền đang tiếp cho muôn vật trần gian dòng sữa ngọt ngào. Trăng trở nên thi vị, trữ tình lãng mạn. Chữ lồng gợi cho ta nhớ đến những câu thơ sau trong Chinh phụ ngâm:

Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm

 Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông,

Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng...

Trong câu có tiểu đối trăng lồng cổ thụ / bóng lồng hoa tạo sự cân xứng trong bức tranh về trăng, ngôn ngữ thơ trang trọng, điêu luyện tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp tràn đầy chất thơ. Cảnh khuya trong sáng, lung linh huyền ảo. Đọc vần thơ ta nghe như có nhạc, có hoạ, bức tranh cảnh núi rừng Việt Bắc thơ mộng biết bao. Người xưa từng nói thi trung hữu hoạ, thi trung hữu nhạc quả thật không sai. Đối với Bác trăng đã trở nên tri âm tri kỷ nên làm sao có thể hờ hững trước cảnh đẹp đêm nay. Trong ngục tối bị giam cầm, trước ánh trăng tuyệt đẹp Bác Hồ cũng đã có những vần thơ tuyệt diệu:

Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ...

(Ngắm trăng)

Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác. Bác không chỉ xúc động trước cảnh đẹp thiên nhiên mà:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

 Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Nước nhà đang bị giặc xâm lăng giày xéo, biết bao đồng chí đang bị gông cùm xiềng xích. Cuộc đời còn lầm than cơ cực, bao năm Bác bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ lầm than. Nay nước nhà còn đang chìm trong khói lửa đạn bom lòng Bác sao có thể ngủ yên giấc được. Chưa ngủ không hẳn chỉ vì cảnh đẹp đêm nay mà chưa ngủ vì nỗi nước nhà.

Nỗi nhớ nhà lo cho nước nhà làm cho trái tim Bác luôn thổn thức. Bác thức trong đêm khuya trằn trọc băn khoăn không sao ngủ được. Lòng yêu nước sâu sắc mãnh liệt xiết bao. Đã có biết bao đêm Bác Hồ của chúng ta cũng mất ngủ như vậy:

Một canh, hai canh, lại ba canh

Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành

Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh

(Không ngủ được)

Hình ảnh sao vàng chính là tự do độc lập, niềm thao thức mơ ngày mai ánh hồng soi đất nước hoà bình. Một tâm hồn nghệ sĩ thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản kiên trung. Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng yêu nước tha thiết của Bác.

Bài thơ Cảnh khuya là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt cực hay, là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác. Giữa chốn rừng Việt Bắc tràn ngập ánh trăng, lòng Bác luôn thao thức vì nỗi nước nhà. Đó là nét đẹp riêng của bài thơ, cảm hứng thiên nhiên nhiên chan hoà trong lòng yêu nước sâu sắc. Thương dân, lo cho nước, yêu trăng... như dẫn hồn ta vào giấc mộng đẹp. Đọc thơ Bác giúp ta càng biết ơn, yêu kính Bác -Hồ hơn.


cảm nghĩ cảnh khuya

31 tháng 12 2017

CÂU 1

Những con búp bê vốn là đồ chơi của tuổi nhỏ, thường gợi lên thế giới trẻ em với sự ngộ nghĩnh, trong sáng, thơ ngây, vô tội . Những con búp bê trong truyện cũng như hai anh em Thành và Thuỷ trong sáng, vô tư, không có tội lỗi gì.thế mà lại phải chia tay nhau. Tên truyện đã gợi ra một tình huống buộc người đọc phải theo dõi và góp phần thể hiên được ý đồ mà người viết muốn thể hiện. 

CÂU 2

VD trên ko phải từ đồng âm vì  VD ở trên, trong VD1 từ chân mang nghĩa gốc, VD2  và VD3 từ chân  mang nghĩa chuyển. 

CÂU 3

Vì Lạm dụng việc sử dụng từ  Hán Việt làm cho ngôn ngữ dân tộc bị pha tạp, thiếu trong sáng.

CÂU 5

Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc.

Hai câu thơ đầu trong bài thơ tả cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc. Trăng càng về đêm càng sáng. Ánh trăng lan toả bao phủ khắp mặt đất. Đêm vắng, tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối chảy êm đềm nghe rất trong rì rầm từ xa vọng đến. Cảm nhận của Bác thật tinh tế, nghe suối chảy mà cảm nhận được mức độ xanh trong của dòng nước. Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng, khoan nhạt như nhịp điệu của bài hát trữ tình sâu lắng. Đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tiếng suối rì rầm êm ả, vắng lặng trong đêm chiến khu. Tiếng suối và tiếng hát là nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm của con người:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Sáu trăm năm trước trong bài thơ Bài ca Côn Sơn Ức Trai đã có cảm nhận cực kỳ tinh tế về dòng suối Côn Sơn:

Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bền tai

Tiếng suối nghe sao mà êm đềm thơ mộng đến thế. Nó như những giọt của cây đàn cầm vang vọng bên tay. Đầu thế kỷ XX Nguyễn Khuyến đã từng viết về dòng suối như sau:

Cũng có lúc chơi nơi dặm khách

Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo...

Mỗi một vần thơ, mỗi một khung cảnh, âm thanh của suối chảy được cảm nhận tinh tế khác nhau. Sau tiếng suối nghe như tiếng hát xa kia là trăng chiến khu. Ánh trăng chiến khu sao mà sáng và đẹp thế. Tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng thấp là hoa - hoa rừng. Cả núi rừng Việt Bắc đang tràn ngập dưới ánh trăng. Ánh trăng bao phủ khắp không trung mát dịu, len lỏi xuyên qua kẽ lá, tán cây, ánh trăng như âu yếm, hoà quyện cùng thiên nhiên cây cỏ. Ánh trăng như xoáy và lồng vào những tán lá. Và trên mặt đất những đoá hoa rừng đang ngậm sương đêm cùng với bóng cổ thụ đan xen trên mặt đất. Đêm thanh, trên không trung dường như chỉ có vầng trăng ngự trị. Đêm vắng, trăng thanh mặt đất cỏ cây như ngừng thở để đón đợi ánh trăng mát lạnh dịu hiền mơn man ôm ấp:

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Chữ lồng điệp lại hai lần đã nhân hoá vầng trăng, cổ thụ và hoa. Trăng như người mẹ hiền đang tiếp cho muôn vật trần gian dòng sữa ngọt ngào. Trăng trở nên thi vị, trữ tình lãng mạn. Chữ lồng gợi cho ta nhớ đến những câu thơ sau trong Chinh phụ ngâm:

Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm

 Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông,

Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng...

Trong câu có tiểu đối trăng lồng cổ thụ / bóng lồng hoa tạo sự cân xứng trong bức tranh về trăng, ngôn ngữ thơ trang trọng, điêu luyện tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp tràn đầy chất thơ. Cảnh khuya trong sáng, lung linh huyền ảo. Đọc vần thơ ta nghe như có nhạc, có hoạ, bức tranh cảnh núi rừng Việt Bắc thơ mộng biết bao. Người xưa từng nói thi trung hữu hoạ, thi trung hữu nhạc quả thật không sai. Đối với Bác trăng đã trở nên tri âm tri kỷ nên làm sao có thể hờ hững trước cảnh đẹp đêm nay. Trong ngục tối bị giam cầm, trước ánh trăng tuyệt đẹp Bác Hồ cũng đã có những vần thơ tuyệt diệu:

Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ...

(Ngắm trăng)

Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác. Bác không chỉ xúc động trước cảnh đẹp thiên nhiên mà:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

 Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Nước nhà đang bị giặc xâm lăng giày xéo, biết bao đồng chí đang bị gông cùm xiềng xích. Cuộc đời còn lầm than cơ cực, bao năm Bác bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ lầm than. Nay nước nhà còn đang chìm trong khói lửa đạn bom lòng Bác sao có thể ngủ yên giấc được. Chưa ngủ không hẳn chỉ vì cảnh đẹp đêm nay mà chưa ngủ vì nỗi nước nhà.

Nỗi nhớ nhà lo cho nước nhà làm cho trái tim Bác luôn thổn thức. Bác thức trong đêm khuya trằn trọc băn khoăn không sao ngủ được. Lòng yêu nước sâu sắc mãnh liệt xiết bao. Đã có biết bao đêm Bác Hồ của chúng ta cũng mất ngủ như vậy:

Một canh, hai canh, lại ba canh

Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành

Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh

(Không ngủ được)

Hình ảnh sao vàng chính là tự do độc lập, niềm thao thức mơ ngày mai ánh hồng soi đất nước hoà bình. Một tâm hồn nghệ sĩ thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản kiên trung. Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng yêu nước tha thiết của Bác.

Bài thơ Cảnh khuya là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt cực hay, là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác. Giữa chốn rừng Việt Bắc tràn ngập ánh trăng, lòng Bác luôn thao thức vì nỗi nước nhà. Đó là nét đẹp riêng của bài thơ, cảm hứng thiên nhiên nhiên chan hoà trong lòng yêu nước sâu sắc. Thương dân, lo cho nước, yêu trăng... như dẫn hồn ta vào giấc mộng đẹp. Đọc thơ Bác giúp ta càng biết ơn, yêu kính Bác -Hồ hơn.

10 tháng 1 2022

A

10 tháng 1 2022

A

27 tháng 11 2022

chịu

 

7 tháng 10 2016

+ Có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau

+ Có hai loại từ đồng nghĩa:

_ Đồng nghĩa hoàn toàn: Nghĩa như nhau, sắc thái giống nhau và thay thế được cho nhau

_ Đồng nghĩa không hoàn toàn: nghĩa gần giống nhau, sắc thái , ý nghĩa khác nhau không thay thế được cho nhau.

Ví dụ:

(1)      Giữa dòng bàn bạc việc quân

  Khuya về bát ngát trăng ngàn đầy thuyền

                                  ( Hồ Chí Minh )

(2)  Mênh mông bốn mặt sương mù

   Đất trời xa cả chiến  khu  một lòng

                                     ( Tố Hữu )

 

                              

7 tháng 10 2016

yeu

BT5.a) Đại từ là gì? Có mấy loại đại từ? Cho 1 ví dụ?b) Tìm và phân loại các đại từ có trong đoạn trích dưới đây:(1) Châu Chấu nhảy lên gò, chìa cái lưng màu xanh ra phơi nắng. (2) Nó búng chân tanh tách, cọ giũa đôi càng:- (3) Một ngày tuyệt đẹp!- (4) Thật khó chịu! – Giun đất thốt lên, cố rúc đầu sâu thêm vào một lớp đất khô.- (5) Thế là thế nào? – Châu Chấu nhảy lên – Trên trời không một gợn mây, mặt trời...
Đọc tiếp

BT5.

a) Đại từ là gì? Có mấy loại đại từ? Cho 1 ví dụ?

b) Tìm và phân loại các đại từ có trong đoạn trích dưới đây:

(1) Châu Chấu nhảy lên gò, chìa cái lưng màu xanh ra phơi nắng. (2) Nó búng chân tanh tách, cọ giũa đôi càng:

- (3) Một ngày tuyệt đẹp!

- (4) Thật khó chịu! – Giun đất thốt lên, cố rúc đầu sâu thêm vào một lớp đất khô.

- (5) Thế là thế nào? – Châu Chấu nhảy lên – Trên trời không một gợn mây, mặt trời tỏa nắng huy hoàng.

- (6) Không ! Mưa bụi và những vũng nước đục, đó mới là một ngày tuyệt đẹp ! – Giun đất cãi lại. (7) Châu Chấu không đồng ý với Giun Đất. (8) Vừa hay lúc đó, Kiến tha nhành lá thông đi qua dừng lại nghỉ, chúng quyết định hỏi Kiến. (9) Châu Chấu hỏi Kiến:

- (10) Kiến ơi, ngày hôm nay thế nào ? Hãy nói giúp tôi xem tuyệt đẹp hay đáng ghét? (11) Kiến lau mồ hôi, ngẫm nghĩ một lát rồi nói:

- (12) Tôi sẽ trả lời câu hỏi của các bạn sau khi mặt trời lặn nhé. (13) Mặt trời lặn, chúng đi đến tổ Kiến.

- (14) Hôm nay là ngày như thế nào bác Kiến đáng kính?

- (15) Hôm nay là một ngày tuyệt đẹp! Tôi đã làm việc rất tốt và bây giờ có thể nghỉ ngơi thoải mái.

                                                                                           (V.Ô-XÊ-Ê-VA) – Thúy Toàn dịch)

BT6. Phân loại nhóm từ sau đây thành từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ Hán Việt: thiên địa, đại lộ, hải đăng, huynh đệ, tiên tri, viễn thám, viễn vọng, phi công, hoan hỉ, tiểu nhân, vĩ đại, ngư nghiệp, sinh tử, tồn vong, đại diện, mục đồng.

BT7. Xác định các lỗi sử quan hệ từ trong câu sau và chữa lại cho đúng.

a) Chúng em luôn tranh thủ thời gian vì học tập.

b) Chúng ta không nên nghe họ nói đánh giá họ.

c) Bạn ấy có thể giúp em học môn Toán để bạn ấy học giỏi.

d) Qua phong trào thi đua Hai tốt cho ta thấy sự cố gắng của các bạn.

e) Nếu chúng ta không biết cách học nên chúng ta không tiến bộ.

BT8. Thêm các quan hệ từ thích hợp để hoàn chỉnh các câu sau:

a) Tuy miêng nói như vậy bụng ông cũng rối bời lên.

b) Người nông dân ngày xưa phải làm cày chìa vôi, ngày nay đã có máy móc thay thế.

c) Chúng ta phải cố gắng học tập tiến bộ không ngừng.

d) Hôm nay mẹ đi mua thức ăn cá rất ngon.

e) Đằng xa vẳng lại tiếng cười các em học sinh đi học về.

BT9. Tìm từ đồng nghĩa thay thế cho các từ in đậm trong câu sau

A. Học sinh phải có nghĩa vụ học tập.           B. Trông nó làm thật chướng mắt.

C, Lòng mẹ bao la như biển cả.                     D. Học tập chăm chỉ sẽ đạt kết quả cao

BT10. Chỉ ra các từ đồng nghĩa trong các câu thơ dưới đây

- Bác đã đi rồi sao bác ơi

Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời

- Bác đã lên đường theo tổ tiên

Mác- Lê Nin thế giới Người Hiền

- Bảy mươi chín tuổi xuân trong sáng

Vào cuộc trường sinh nhẹ cánh bay.

BT11. Tìm các từ đồng nghĩa với các từ sau đây: rộng, chạy, cần cù, lười, chết, thưa, đen, nghèo.

BT12. Viết đoạn văn từ 5-7 câu trong đó có sử dụng ít nhất 2 quan hệ từ và 1 cặp từ đồng nghĩa.

BT13. Đọc đoạn văn sau:

   “Ôi, quê mẹ nơi nào cũng đẹp, nơi nào cũng rực rỡ chiến tích, kì công. Từ mảnh đất quê nghèo tôi chập chững ra đi, khi về đôi chân rắn chắc vì được luyện qua nhiều miền xa đất nước. Khi đi, từ khung cảnh cửa hẹp của ngôi nhà lá nhỏ tôi ngơ ngác nhìn ra vùng đất rộng bên ngoài với đôi mắt khù khờ. Khi về, ánh sáng mặt trời những miền đất lạ bao la soi sáng mỗi bước tôi đi. Tôi nhìn rõ quê hương hơn, thấy được xứ sở mình đẹp hơn ngày khởi cuộc hành trình.

                                                                                                       (Mai Văn Tạo)

     Hãy tìm từ đồng nghĩa (gần nghĩa), các từ trái nghĩa có trong đoạn văn ?

4
11 tháng 11 2021

nếu giờ soạn ra rất là dài

bn có thể chia đăng một lần mấy bài thôi nhé!

11 tháng 11 2021

bởi vì mai mik thi nên cần gấp

 

 

1, Từ láy , từ ghép , đại từ ( Khái niệm , phân loại , ngôi của đại từ )2, Đặt 2 câu có sử dụng từ Hán ViệtĐặt 2 câu có sử dụng từ đồng âmĐặt 2 câu có sử dụng từ trái nghĩaĐặt 2 câu có sử dụng từ đồng nghĩa3, a, Chỉ ra các lỗi sai của bản than khi sử dụng quan hệ từ và nêu cách khắc phụcb, Chỉ ra lỗi sai và cách sửa các quan hệ từ trong câu- Chúng em luôn tranh thủ thời...
Đọc tiếp

1, Từ láy , từ ghép , đại từ ( Khái niệm , phân loại , ngôi của đại từ )

2, Đặt 2 câu có sử dụng từ Hán Việt

Đặt 2 câu có sử dụng từ đồng âm

Đặt 2 câu có sử dụng từ trái nghĩa

Đặt 2 câu có sử dụng từ đồng nghĩa

3, a, Chỉ ra các lỗi sai của bản than khi sử dụng quan hệ từ và nêu cách khắc phục

b, Chỉ ra lỗi sai và cách sửa các quan hệ từ trong câu

- Chúng em luôn tranh thủ thời gian để học tập

- Qua phong trao thi đua Hai tốt cho thấy được sự cố gắng của thầy cô giáo và các bạn học sinh trên cả nước

- Bạn ấy có thể giúp em học môn Toán để bạn đấy học giỏi

- Nếu chúng ta không biết cách học nên chúng ta không tiến bộ

4, a, Viết một đoạn văn từ 8-10 câu về chủ đề học tập . Trong đó có sử dụng một cặp từ trái nghĩa , một cặp từ đồng âm và gạch chân dưới các cặp từ đó

b, Viết một đoạn văn từ 8-10 câu về chủ đề quê hương . Trong đó có sử dụng một cặp từ đồng âm , một cặp từ Hán Việt và gạch chân dưới các cặp từ đó

c, Viết một đoạn văn từ 8-10 câu về chủ đề tự chọn . Trong đó có sử dụng từ một cặp từ đồng âm , một cặp từ Hán Việt , từ trái nghĩa , từ đồng nghĩa và gạch chân dưới các cặp từ đó

3
19 tháng 11 2016

1) Khái niệm: Từ ghép là những từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.

Từ láy:

là từ đc tạo bởi các tiếng giống nhau về vần, tiếng đứng trước hoặc tiếng đứng sau. Trong các tiếng đó có 1 tiếng có nghĩa hoặc tất cả đều không có nghĩa

Có ba loại từ láy: từ láy toàn bộ, từ láy bộ phận, Láy mà âm điệu

– Từ láy toàn bộ, các tiếng lặp lại với nhau hoàn toàn; nhưng có một số trường hợp tiếng trước biển đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối (để tạo ra sự hài hòa về âm thanh) Ví dụ: thăm thẳm, thoang thoảng…

-Từ láy bộ phận, giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần Ví dụ: liêu xiêu, mếu máo… => Từ láy có sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ, sắc thái nhấn mạnh

– Láy mà âm điệu na ná hoặc như nhau đều được: lóng lánh, long lanh hoặc long lanh lóng lánh đều được

Đại từ:

Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất, ... được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi

 

19 tháng 11 2016

2)

Hán Việt:

Từ đâu đó có tiếng đàn vi-ô-lông nhẹ nhàng từ từ bay theo những ngọn gió.

Hân là một cô bạn rất dễ thương. ( Hân ở đây giữ chức vụ danh từ và từ Hán việt )

 

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏiNhững ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Người ta nói “đấy là bàn chân vất vả”. Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối,...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Người ta nói “đấy là bàn chân vất vả”. Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân. Rượu tê thấp không tài nào xoa bóp khỏi.

  Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước, xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm ngọn cây ngọn cỏ. Khi bố về cũng là lúc cây cỏ đẫm sương đêm. Cái thúng câu bao lần chà đi xát lại bằng sắn thuyền. Cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm… Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông-đơ, cái ghế xếp bao lần thay vải, nó đi theo bố xa lắm.

  Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi chân ấy: đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh.

(Duy Khán, Tuổi thơ im lặng)

Câu hỏi.

a) Em hãy chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn và cảm nghĩ của tác giả. Nếu không có yếu tố tự sự và miêu tả thì yếu tố biểu cảm có thể bộc lộ được hay không?

b) Đoạn văn trên miêu tả, tự sự trong niềm hồi tưởng. Hãy cho biết tình cảm đã chi phối tự sự và miêu tả như thế nào.

1
10 tháng 4 2017

Tác giả miêu tả bàn chân bố:

+ Kể câu chuyện bàn chân bố ngâm nước muối: bố kêu đau

+ Bố đi sớm về khuya: bộc lộ tình thương của người con đối với bố

+ Miêu tả bàn chân bố, kể chuyện về bố làm tiền đề cho việc bộc lộ cảm xúc thương yêu bố ở cuối bài

b, Việc miêu tả, tự sự trong dòng hồi tưởng khiến cho hình ảnh về đôi bàn chân bố không chỉ là hình ảnh, sự việc đơn thuần mà điều đó đã thể hiện được tình cảm yêu thương vô bờ của con

→ Hồi tưởng với tình cảm ấy, những hình ảnh, sự việc trở nên giàu sức gợi, có sức truyền cảm mạnh mẽ

28 tháng 12 2021

Từ đồng âm là những từ có hình thức ngữ âm giống nhau, có cách viết và cách đọc giống nhau tuy nhiên về mặt ý nghĩa thì lại có sự khác biệt.

 Các từ "châu" ở đây là từ đồng âm. Cụ thể:

- Ở câu a là tên một là động vật

- Ở câu b là tên một người

- Ở câu c là nói đến châu lục

21 tháng 11 2021

Từ đồng âm là những từ có âm giống nhau nhưng có nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau. Các từ "châu" ở đây là từ đồng âm. Cụ thể:

- Ở câu a là tên một là động vật

- Ở câu b  là nói đến châu lục

- Ở câu c là vật đắt giá