Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ hiện lên qua những chi tiết như:
+ Rặng liễu đìu hiu.
+ Mùa thu tới.
+ Lá vàng.
→ Câu thơ mở đầu đã mang lại cho bài thơ cảm giác buồn, đìu hiu. Tuy nhiên, hai câu thơ cuối khổ một đã cho thấy một màu sắc mới hơn, ấm áp hơn, đó là màu sắc của mùa thu, của lá vàng.
- Bức tranh thiên nhiên trên đường từ Bạch Đế đến Giang Lăng được quan sát, miêu tả qua cái nhìn của tác giả Lý Bạch khi ông đang trên thuyền rời Bạch Đế về Giang Lăng.
- Bài thơ được viết trong hoàn cảnh chia xa nhưng khung cảnh không mang nét tiếc nuối, buồn bã mà rất hùng vĩ, rực rỡ, thanh thản. Khung cảnh thiên nhiên giữa con người với cảnh vật như hòa làm một. Dù không nhắc đến thác nước và núi non nhưng qua ngòi bút tài hoa người đọc vẫn có thể cảm nhận được bức tranh thiên nhiên lúc đó.
- Những chi tiết nghệ thuật quan trọng trong bức tranh Tiếng thét: Hình ảnh nhân vật chính, các hình thù trừu tượng xung quanh, các đường xoáy và màu sắc....
=> Tất cả gợi cảm giác ghê sợ, rùng rợn, lo âu.
“Chiều xuân” qua ngòi bút của Anh Thơ hiện lên qua tranh: buổi chiều tà, cảnh xuân ở đồng quê miền Bắc nước ta
- Bài thơ thể hiện sự quan sát tinh tế, bao quát cảnh vật
- Bức tranh buổi chiều yên bình, êm ả, có phần vắng lặng
→ Nắm được linh hồn cảnh vật
- Buổi chiều xuân đặc trưng ở cảnh mưa: mưa bụi, mưa xuân thưa thớt bay
- Mưa gọi mầm non thức dậy
+ Cảnh đầu tiên được tác giả chú ý là cảnh bến đò
+ Con đò dường như cũng hòa với sự êm ả của buổi chiều khi con đò “biếng lười nằm mặc nước sông trôi”
+ Điểm xuyết liên tục thêm vào bức tranh là quán tranh vắng, là những chùm hoa xoan tím “rụng tơi bời”
- Cảnh được mở rộng, cao, xa hơn
- Nêu bật đặc trưng của mùa xuân miền Bắc: cỏ non tràn biếc cỏ, đàn sáo đen, cánh bướm rập rờn,...
Khổ thứ hai hình ảnh độc đáo, đẹp, nhưng đượm buồn bởi cảnh vật chìm vào tĩnh lặng
- Ba khổ thơ là thơ tả cảnh, tập hợp thành bức tranh quê giản dị, mộc mạc, thanh nhã, hơi gợi buồn vì cảnh thanh vắng, yên tĩnh
Bức tranh “chiều xuân” qua ngòi bút Anh Thơ hiện lên tĩnh lặng, nhẹ nhàng, êm đềm, thơ mộng nưng phảng phất nỗi buồn. Qua từng khổ thơ chúng ta sẽ thấy rõ điều đó:
- Khổ 1: Bức tranh quê vào mùa xuân tĩnh lặng, êm đềm, thơ mộng, buồn phảng phất dịu dàng tromg cơn mưa xuân dịu êm với các hình cảnh: con đò biếng lười, dòng sông trôi, quán tranh im lìm, hoa xoan tím rụng.
- Khổ 2: Bức tranh sinh động nhẹ nhàng: đàn trâu gặm cỏ, những cánh bướm rập rờn. Đoạn thơ có sự tươi mát, thơ mộng, đầy ảo giác qua sự phát hiện mới mẻ và đầy kì thú của nhà thơ.
- Khổ 3: cảnh êm đềm, nhẹ nhàng. Đặc biệt đoạn thơ có sự xuất hiện của con người làm cho không gian hoạt động hơn, cảnh bớt vắng vẻ. Ở khổ 3 này Anh Thơ đã sử dụng thủ pháp dùng cái động để nói cái tĩnh. Bài thơ có được cái ấm áp của cảnh đời thường: cánh đồng lúa xanh, lũ cò con chốc chốc bay, giật mình cô gái yếm thắm
=> Ba khổ thơ khắc họa cảnh chiều xuân nơi đồng quê xứ Bắc đẹp nên thơ, thi vị, phảng phất cái buồn dìu dịu.
Lời đề từ “bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài
- Bâng khuâng: thể hiện được nỗi lòng của nhà thơ, thấy mênh mông, vô định, khó tả nổi cảm xúc trước không gian rộng lớn
- Trời rộng, được nhân hóa “nhớ sông dài” cũng chính là ẩn dụ nỗi nhớ của nhà thơ
- Tràng Giang thể hiện, triển khai tập trung cảm hứng ở câu đề từ
* Nét tương đồng là:
- Bản tính và khát vọng:
+ Con sóng không chấp nhận không gian “sông” chật hẹp, “không hiểu” nổi sóng nên quyết liệt “tìm ra tận bể” khoáng đạt, để là chính mình.
+ Em cũng vậy, cũng khát khao tìm được tình yêu để được yêu thương và thấu hiểu, được là chính mình.
- Những nỗi niềm của em về sóng, về tình yêu:
+ Đối diện với “muôn trùng sóng bể”, “em” đã có những suy tư, khát khao nhận thức bản thân, người mình yêu, “biển lớn” tình yêu.
+ “Em” băn khoăn về khởi nguồn của “sóng” rồi tự lý giải bằng quy luật của tự nhiên, nhưng rồi tự nhận thấy rằng khởi nguồn của sóng, thời điểm bắt đầu tình yêu thật bí ẩn.
- Nỗi nhớ, lòng thủy chung:
+ “Sóng” nhớ đến bờ: nỗi nhớ bao trùm không gian (dưới lòng sâu - trên mặt nước), dằng dặc theo thời gian (ngày - đêm), nhớ đến “không ngủ được”.
+ “Sóng nhớ bờ” chính là “em” nhớ “anh”, nỗi nhớ của “em” cũng bao trùm không gian, thời gian, thậm chí thường trực trong tiềm thức, trong suy nghĩ “cả trong mơ còn thức”.
- Khát vọng tình yêu vĩnh cửu: Sóng chính là biểu tượng cho tình yêu mãnh liệt, trường tồn bởi vậy “em” khát khao được “tan ra” “thành trăm con sóng nhỏ” để được sống hết mình trong “biển lớn tình yêu”, để tình yêu bất diệt, vĩnh cửu. Đó cũng là khát khao của em được hiến dâng và hy sinh cho tình yêu muôn thuở.
* Nhận xét về mối quan hệ giữa “sóng” và “em”:
- Sóng và em có quan hệ tương đồng, sóng ẩn dụ cho tâm trạng của người phụ nữ trong tình yêu.
+ "Sóng" là một thực thể mang trong mình nhiều tính chất đối lập: “dữ dội” – “dịu êm”, “ồn ào” – “lặng lẽ”. Ẩn sâu hình ảnh "sóng" là hình ảnh “em”, bản tính của sóng chính là tâm trạng của “em” trong tình yêu.
- Sóng và em lúc hòa hợp, lúc tách rời.
+ "Sóng" và "em" tuy hai nhưng là một, có khi phân tách có khi sóng đôi để diễn tả tâm trạng của người phụ nữ trong tình yêu.
Tham khảo~
Bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ hiện lên qua những hình ảnh đó là: rặng liễu đìu hiu, áo mơ phai dệt lá vàng, sắc đỏ rũa màu xanh, nhánh khô gầy. Xuân Diệu đã sáng tạo nên một hình ảnh đẹp và buồn về liễu. Cây liễu buổi đầu thu được miêu tả qua một dáng hình lặng lẽ, đau thương, một tâm tình cô đơn, sầu khổ. Cả một trời thu mênh mang "đìu hiu đứng chịu tang" cùng liễu.