K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2. Axit

- Axit là hợp chất gồm một hay nhiều nguyên tử …(8)……… liên kết với …(9)……………... Ví dụ: HCl, H2SO4,…

- Axit được chia làm hai loại: …(10)………………….., ví dụ HNO3, H2SO4; …(11)……………………., ví dụ: HBr, HBr.

- Tên gọi của axit không có oxi = axit + tên …(12)……….. + …(13)……………... Ví dụ: tên của axit HCl là axit clohiđric.

- Tên gọi của gốc axit không có hiđro = tên phi kim + ua (đối với phi kim có chữ cái cuối cùng là một phụ âm), ví dụ axit bromhiđric (HBr) có gốc axit là Br, có tên gọi là bromua. Nếu phi kim có chữ cái cuối cùng là nguyên âm thì tên gọi = tên phi kim + rua. Ví dụ axit clohiđric (HCl) có gốc axit là Cl, có tên gọi là clorua.

- Tên gọi của axit có oxi = axit + tên …(14)………….. + ic hoặc axit + tên phi kim + …(15)……………...

- Axit có đuôi ic thì gốc axit có đuôi là at, axit có đuôi là ơ thì gốc axit có đuôi là it. Ví dụ: axit sunfuric H2SO4 có gốc axit SO4 là sunfat; axit H2SO3 có gốc axit SO3 là sunfit.

3. Bazơ

- Bazơ là hợp chất gồm một hay nhiều nhóm …(16)…………… liên kết với nguyên tử …(17)………………. Ví dụ: NaOH, Mg(OH)2,…

- Tên gọi của bazơ = tên …(18)………………. (kèm theo hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + …(19)…………………..

- Bazơ được chia làm hai loại: Bazơ …(20)………….., ví dụ NaOH, Ba(OH)2 và bazơ …(21)………………….., ví dụ: Mg(OH)2, Fe(OH)3. 4. Muối - Muối là hợp chất gồm một hay nhiều nguyên tử …(22)……………….. kiên kết với …(23)…………….. Ví dụ: NaCl, K2SO4,…

- Tên gọi của muối = tên …(24)………………….. (kèm theo hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + tên …(25)……………………..

- Muối được chia làm hai loại: Muối …(26)………………… và muối …(27)………………..

+ Muối trung hòa là muối mà gốc axit không có nguyên tử H được thay thế bằng nguyên tử kim loại. Ví dụ: NaCl, Na2SO4,…

+ Muối axit là muối mà gốc axit còn nguyên tử H được thay thế bằng nguyên tử kim loại. Ví dụ: NaHSO4, NaHCO3,…

1
21 tháng 8 2021

Axit:
8. hiđro     
9. gốc axit
10. axit có oxi
11. axit không có oxi
12. tên phi kim
13. hiđric
14. tên phi kim
15. ơ
Bazơ:
16. nguyên tử kim loại
17. hiđroxit
18. tên kim loại
19. hiđroxit
20. tan được trong nước gọi là kiềm
21. không tan trong nước
Muối:
22. kim loại
23. một hay nhiều gốc axit
24. kim loại
25. gốc axit
26. muối trung hòa
27. muối axit 
Chúc bạn học tốt!
 

20 tháng 6 2021

a) Axit là hợp chất mà trong phân tử có 1 hay nhiều nguyên tử H liên kết với gốc axit

Axit có oxit : $H_2CO_3,H_2SO_4,HNO_3,H_2SO_3$

Axit không có oxit : $HCl,HF,HBr,HI,H_2S$

b)

Oxit tương ứng lần lượt là :$N_2O_5,SO_2,SO_3,CO_2,P_2O_5$

20 tháng 6 2021

Cho em hỏi là: PTHH của N2O là gì vậy ạ?

28 tháng 5 2018

Nguyên tố phi kim có thể kết hợp với oxi tạo thành oxit trung tính. Thí dụ : NO, CO

28 tháng 7 2021

Axit sunfuric đặc giống tính chất axit sunfuric loãng ở chỗ : 

- Đều hòa tan oxit kim loại(có hóa trị cao nhất) thành muối tương ứng và nước

$Fe_2O_3 + 3H_2SO_4 \to Fe_2(SO_4)_3 + 3H_2O$

- Đều phản ứng với dung dịch kiềm,bazo mà gốc kim loại có hóa trị cao nhất,...

$2NaOH + H_2SO_4 \to Na_2SO_4 + 2H_2O$

Khác nhau ở chỗ : 

- hòa tan 1 số kim loại : 

Axit sunfuric loãng không tác dụng với Cu

Axit sunfuric đặc có tác dụng với Cu : 

$Cu + 2H_2SO_{4_{đặc}} \xrightarrow{t^o} CuSO_4 + SO_2 + 2H_2O$

- hòa tan oxit bazo : 

$FeO + H_2SO_4 \to FeSO_4 + H_2O$
$2FeO + 4H_2SO_4 \to Fe_2(SO_4)_3 + SO_2 + 4H_2O$

28 tháng 7 2021

Axit sunfuric đặc cũng có một số tính chất giống của axit sunfuric loãng là gì?

+ Làm quỳ hóa đỏ

+ Tác dụng với kim loại

+ Tác dụng với bazo

+ Tác dụng với oxit bazo

+ Tác dụng với muối

Ví dụ :

H2SO4  + Na2CO3 → Na2SO+ CO2 + H2O

Ba(OH)2 + H2SO4  → BaSO4 + 2H2O

Tính chất riêng :

Axit sunfuric đặc có đặc tính háo nước và tỏa nhiều nhiệt

C12H22O11 + 24H2SO4 → 12CO2 + 24SO2 + 35H2O

Fe, Al, Cr bị thụ động hóa trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội

Axit sunfuric đặc tác dụng với phi kim

C +2H2SO4 đặc nóng → CO2 +2SO2 + 2H2O

Axit sunfuric đặc tác dụng với các chất khử khác

H2SO4 đặc nóng + 8HI → H2S + 4I2 + 4H2O

1. Oxit- Oxit là hợp chất của hai …(1)…………… , trong đó có một nguyên tố là oxi. Ví dụ: CuO, CO2,…- Tên gọi của oxit = tên …(2)…………….. (kèm theo hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + oxit. Ví dụ: Al2O3 – nhôm oxit; CO2 – cacbon(IV) oxit.- Đối với oxit của …(3)……………. có nhiều hóa trị, có thể gọi tên như sau: tên phi kim (có tiền tố chỉ số nguyên tử) + oxit (có tiền tố...
Đọc tiếp

1. Oxit

- Oxit là hợp chất của hai …(1)…………… , trong đó có một nguyên tố là oxi. Ví dụ: CuO, CO2,…

- Tên gọi của oxit = tên …(2)…………….. (kèm theo hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + oxit. Ví dụ: Al2O3 – nhôm oxit; CO2 – cacbon(IV) oxit.

- Đối với oxit của …(3)……………. có nhiều hóa trị, có thể gọi tên như sau: tên phi kim (có tiền tố chỉ số nguyên tử) + oxit (có tiền tố chỉ số nguyên tử oxi). Tiền tố chỉ số nguyên tử: mono nghĩ là 1; đi là 2; tri là 3; tetra là 4, penta là 5. Ví dụ : CO – cacbon monooxit; CO2 – cacbon đioxit ; P2O5 điphotpho pentaoxit.

- Oxit được chia làm 4 loại: …(4)………………….. ví dụ: CaO, Na2O; …(5)……………...... ví dụ: CO2, SO2; …(6)…………………, ví dụ: NO, CO; …(7)………………………., ví dụ Al2O3, ZnO.

1
21 tháng 8 2021

1.nguyên tố

2.kim loại

3.phi kim

4.oxit bazơ

5.oxit axit

6.oxit trung tính

7.oxit lưỡng tính

Câu 1: Oxit nào sau đây là oxit bazơ?A. MgO                               B. CO2                                           C. NO                             D. Al2O3Câu 2: Axit nào sau đây có tên là axit clohiđric?A.H2SO4                  B. HCl                              C. H2S                          D....
Đọc tiếp

Câu 1: Oxit nào sau đây là oxit bazơ?

A. MgO                               B. CO2                                           C. NO                             D. Al2O3

Câu 2: Axit nào sau đây có tên là axit clohiđric?

A.H2SO4                  B. HCl                              C. H2S                          D. HBr

Câu 3: Kim loại nào sau đây tan trong dung dịch H2SO4 loãng?

A. Au                                B. Fe                                    C. Ag                          D. Cu

Câu 4: Dung dịch NaOH có phản ứng với dung dịch nào sau đây?

A. HCl                     B. Ba(OH)2                                          C. NaCl                                D. NaNO3

Câu 5: Muối nào sau đây không bị nhiệt phân hủy?

A. NaHCO3                  B. NaCl                      C. CaCO3                    D. KClO3

Câu 6: Cho các chất sau đây: CO2, CuO, SO3, SO2, Na2O, CaO, FeO, Ba(OH)2, KOH, H3PO4, MgO. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là

A.4                                        B. 5                               C. 6                                    D. 7

Câu 7:  Bazơ nào sau đây không bị nhiệt phân hủy?

A. NaOH                  B. Fe(OH)3                              C. Fe(OH)2                        D. Mg(OH)2

Câu 8: Trong các cặp chất sau cặp chất nào phản ứng với nhau tạo ra muối và nước?

   A. H2SO4 và CaO.                                      B. HCl và Mg.

   C. H2SO4 và BaCl2                                     D. Cả 3 phương án trên đều đúng.

Câu 9: Trong các công thức sau, công thức nào là công thức của Lưu huỳnh đioxit?

A. SO2                                B. SO                          C. SO3                          D. S2O3

Câu 10: Trong các công thức sau, công thức nào là công thức của muối Sắt(III)sunfat?

A. FeO                      B. Fe2(SO4)3               C. FeSO4                               D. Fe3O4

Câu 11: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Kim loại Na không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường

B.  B.Dung dịch NaCl không phản ứng với dung dịch Ba(NO3)2

C. Kim loại Cu tan tốt trong dung dịch HCl

D. Dung dịch HCl không tác dụng với muối CaCO3. .

Câu 12: Cho các kim loại sau: Au, Mg, Fe, Cu, Ag, Zn. Dãy kim loại nào sau đây đều tác dụng với dd HCl?

   A. Au, Cu, Ag.                                                         B. Ag, Cu, Mg.

   C. Fe, Mg, Ag                                                         D. Fe, Mg, Zn.

Câu 13: Hòa tan 5,6 (g) Fe vào dd H2SO4 loãng (vừa đủ) thấy thoát ra V lít khí H2 sinh ra ở đktc. Giá trị của V là

A. 2,24                          B. 4,48                                   C. 1,12                                D. 6,72

Câu 14: Cho 2,24 (l) CO2 (đktc) tác dụng với dd Ca(OH)2 dư tạo ra m gam muối. Giá trị của m là

A.20g                       B. 40g                              C. 10g                                      D. 30g

Câu 15. Cho các chất sau: CaO, Na2O, BaO, MgO, CO2, K2O, SO2, SO3, P2O5. Có bao nhiêu chất là oxit bazơ?

A. 1                                     B. 2                                   C.4                             D. 5

Câu 16. Dung dịch NaOH có những tính chất hoá học nào sau đây?

    A. Làm đổi màu quỳ tím thành xanh                 B. Tác dụng với bazơ

    C. Tác dụng với oxit bazơ                                  D. Tất cả các tính chất trên

Câu 17: Hòa tan Na vào dd CuSO4 thì xảy ra hiện tượng:

A. Có khí màu đỏ sinh ra               C. Có khí không màu và xuất hiện kết tủa màu xanh

B. Có khí thoát ra                           D. Không có hiện tượng

Câu 18: Hỗn hợp khí X gồm O2, CO2, SO2. H2S. Dẫn X từ từ qua dd Ca(OH)2 dư. Chất khí thoát ra khỏi bình là:

A.    SO2

B.     B.O2

C.    H2S

D.    CO2

Câu 19: Cho 1 lá Magie nặng 4 g vào dd CuSO4 dư. Sau một thời gian lấy lá Magie ra, rửa sạch, sấy khô, khối lượng lá Magie là 4,64g. Khối lượng Cu sinh ra là:

A.    2,56g

B.    4g

C.     C.1,024g

D.    2g

Câu 20: Cho 8g hỗn hợp gồm Mg và Cu tác dụng với dd HCl dư sinh ra 2,24l H2 ở đktc và m (g) chất rắn không tan. Giái trị của m là:

A.    4g

B.    2g

     C. 4,8g

      D. 5,6g

Câu 21: Oxit nào sau đây là oxit axit?

A. Al2O3                              B. CO2                                           C. K2O                             D. CO

Câu 22: Axit nào sau đây có tên là axit sunfuric?

A.H2SO4                  B. HCl                              C. H2S                          D. HBr

Câu 23: Kim loại nào sau đây không tan trong dung dịch H2SO4 loãng?

A. Mg                                B. Cu                                    C. Fe                          D. Zn

Câu 24: Dung dịch NaOH có phản ứng với dung dịch nào sau đây?

A. H2SO4                 B. Ba(OH)2                                          C. Na2SO4                                D. NaNO3

Câu 25: Muối nào sau đây không bị nhiệt phân hủy?

A. KMnO4                  B. KCl                      C. CaCO3                                  D. KClO3

Câu 26: Cho các chất sau đây: CO2, CuO, SO3, SO2, Na2O, CaO, FeO, Ba(OH)2, KOH, H3PO4, MgO. Số chất tác dụng được với dung dịch HCl là

A.4                                        B. 5                               C. 6                                    D. 7

Câu 27: Bazơ nào sau đây bị nhiệt phân hủy?

A. Fe(OH)3                   B. KOH                          C. Ca(OH)2                        D. Ba(OH)2

Câu 28: Trong các cặp chất sau cặp chất nào phản ứng với nhau tạo ra muối và nước?

   A. H2SO4 và Ca(OH)2.                                      B. HCl và Mg.

   C. Na2SO4 và Ba(OH)2                                      D. Cả 3 phương án trên đều đúng.

Câu 29: Trong các công thức sau, công thức nào là công thức của Lưu huỳnh trioxit?

A. SO2                                B. SO                          C. SO3                          D. S2O3

Câu 30: Trong các công thức sau, công thức nào là công thức của muối Sắt(II)sunfat?

A. FeO                      B. Fe2(SO4)3               C. FeSO4                               D. Fe3O4

Câu 31: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A.Kim loại Na không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường

B.Dung dịch NaCl không phản ứng với dung dịch Ba(NO3)2

C.Kim loại Cu không tan trong dung dịch HCl

D.Dung dịch HCl phản ứng được với muối CaCO3.

Câu 32: Cho các kim loại sau: Au, Mg, Fe, Cu, Ag, Al. Dãy kim loại nào sau đây đều tác dụng với dd H2SO4?

   A. Au, Cu, Ag.                                                         B. Ag, Cu, Mg.

   C. Fe, Mg, Ag                                                         D. Fe, Mg, Al.

Câu 33: Hòa tan 2,8 (g) Fe vào dd H2SO4 loãng (vừa đủ) thấy thoát ra V lít khí H2 sinh ra ở đktc. Giá trị của V là

A.1,12 l                         B. 4,48 l                                 C. 1,12 l                              D. 6,72 l

Câu 34: Cho 2,24 (l) CO2 (đktc) tác dụng với dd Ba(OH)2 dư tạo ra m gam muối. Giá trị của m là

A.20g                       B. 40g                              C. 19,7g                                   D. 39,4g

Câu 35 Cho các chất sau: CaO, Na2O, BaO, MgO, CO2, K2O, SO2, SO3, P2O5. Có bao nhiêu chất là oxit axit?

A. 1                                     B. 2                                   C.4                             D. 5

Câu 36. Dung dịch HCl có những tính chất hoá học nào sau đây?

    A. Làm đổi màu quỳ tím thành đỏ                 B. Tác dụng với axit

    C. Tác dụng với oxit axit                               D. Tất cả các tính chất trên

Câu 37: Hòa tan Ba vào dd MgSO4 thì xảy ra hiện tượng:

A. Có khí màu đỏ sinh ra               C. Có khí không màu và xuất hiện kết tủa màu trắng

B. Có khí thoát ra                           D. Không có hiện tượng

Câu 38: Hỗn hợp khí X gồm O2, N2, CO2, SO2. H2S. Dẫn X từ từ qua dd NaOH dư. Khí thoát ra khỏi bình là:

A.    SO2, N2

B.    O2, N2

C.    H2S

D.    CO2

Câu 39: Cho 1 lá Magie nặng 4 g vào dd CuSO4 dư. Sau một thời gian lấy lá Magie ra, rửa sạch, sấy khô, khối lượng lá Magie là 4,64g. Khối lượng Cu sinh ra là:

A.    2,56g

B.4g

C.1,024g

D.2g

Câu 40: Cho 8g hỗn hợp gồm Mg và Cu tác dụng với dd HCl dư sinh ra 3,36l H2 ở đktc và m (g) chất rắn không tan. Giái trị của m là:

A.4g

B.2g

     C. 4,4g

      D. 5,6g

0
6 tháng 11 2023

oxit axit: 

CO2: cacbon đi oxit

P2O5: đi photpho penta oxit

SO3: lưu huỳnh tri oxit

 SO2: lưu huỳnh đi oxit

oxit bazo:

FeO: sắt(ll) oxit

Na2O: natri oxit

 bazo tan:

NaOH: natri hidroxit

bazo không tan:

Cu(OH)2:đồng(ll) hidroxit

 axit có oxi:

H2SO3: axit sufurơ

H2SO4: axit sufuric

axit không có oxi:

HCl: axit clohidric

muối trung hòa:

MgCO3:magie cacbonat

Na3PO4:natri photphat

muối a xit:

KHSO4: kali hidro sunfat

13 tháng 10 2021

HBr: Axit Bromhidric; HCl: Axit clohidric; H2S: Axit sunfuhidric; H2CO3: Axit cacbonic; H3PO4: Axit photphoric; H3PO3: Axit photphorơ

Axit sunfuhidric:H2S

Axit cacbonic: H2CO3

Axit sunfuric: H2SO4

20 tháng 4 2020

HCl: Axit clohidric

HBr: Axit bromhidric

HNO3: Axit nitric

H2SO4: Axit sunfuric

H2CO3: Axit cacbonic

H2SO3: Axit sunfurơ

H3PO4: Axit photphoric

HClO: Axit hipoclorơ

CH3COOH: Axit axeti

Axit bền: HNO3, H3PO4, H2SO4, HCl

Axit không bền: HBr,H2CO3, H2SO3, HClO, CH3COOH

20 tháng 4 2020

Gốc axit của Axit hipoclorơ là gì ạ

23 tháng 12 2017

Nói oxit axit là oxit phi kim, điều đó không hoàn toàn đúng vì đa số oxit axit là oxit phi kim ( CO 2 SO 3 , v.v...), nhưng có oxit phi kim là oxit trung tính (CO, NO...), ngược lại có oxit axit là oxit kim loại (thí dụ Mn 2 O 7  có axit và muối tương ứng là HMnO4, KMnO 4 ).