Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong buổi đầu đấu tranh chống tư sản, công nhân đập phá máy móc vì họ cho rằng máy móc chính là những nguyên nhân khiến cuộc sống của họ cực khổ.
Nhận thức của công nhân trong buổi đầu chống lại tư sản còn rất kém, chưa có suy nghĩ và nhận thức đúng đắn.
Phong trào đấu tranh của công nhân ở các nước châu âu trong nửa đầu thế kỉ 19 đều thất bại vì công nhân vẫn chưa có nhận thức đúng đắn, không có đường lối chiến tranh rõ ràng, không có tổ chức đứng ra lãnh đạo, chưa thống nhất được cách thức chiến tranh.
lúc đầu họ nghĩ máy móc là kẻ thù nên đã đập phá, đốt công xưởng nhưng dần dần họ hiểu ra rằng đó là do tư sản
- Phong trào thứ nhất : do công nhân không hiểu biết nên đã phát sinh ra phong trào chống lại tự phát, không kế hoạch
- Phong trào thứ hai: do công nhân hiểu biết hơn, có sự đầu tư và kế hoạch trong phong trào chống lại, giai cấp tư sản đứng lên đấu tranh
Phong trào đấu tranh của công nhân ở các nước châu Âu trong nghĩa đầu thế kỉ XIX đều chưa giành được thắng lợi nhưng nó đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế, tạo điều kiện cho sự ra đời của lí luận cách mạng sau này.
1)
Nguyên nhân:
Họ bị giai cấp tư sản bóc lột nặng nề
Làm việc nhiều giờ, tiền lương thấp điều kiện sinh hoạt tồi tàn
=> Công nhân đứng lên đấu tranh
Hình thức đấu tranh:
Đập phá máy móc và đot công xưởng
Đầu thế kỉ 19 : hình thức bãi công, đòi tang lương, giảm giờ làm, thành lập công đoan
Kết quả:
Các phòng trào đều thất bại
Ý nghĩa:
Đánh dấu sự trưởng thành của phòng trào cônh nhân quốc tế và tạo tiêu đề cho sự ra đoi của lí luận cách mạng
Bn ơi câu 4 nêu và phân tích đặc điểm về cái gì của các nc vậy ( về kinh tế hay chính trị )
B. Đấu tranh sôi nổi, quyết liệt chống tư sản nhưng đều thất bại.
https://www.youtube.com/channel/UCjP80p-OtLhNnRs-R4Q7yjw
1.Bị bóc lột ngày càng nặng do lệ thuộc vào máy móc, nhịp độ nhanh và liên tục. Công nhân phải làm việc nhiều giờ (14-l6h/ngày), nặng nhọc mà tiền lương thấp, điều kiện lao động, ăn ở thấp kém.
2.Lao động trẻ em bị trả lương thấp, trẻ em chưa có ý thức chống lại chủ.
3.Sự xuất hiện của máy móc trong xã hội tư bản không cải thiện đời sống công nhân, thậm chí nhờ đó mà bọn chủ tăng cường bóc lột công nhân. Họ tưởng rằng chính máy móc là nguyên nhân của tình trạng làm họ khổ. Vì vậy họ trút căm thù vào máy móc. Phong trào đập phá nổ ra mạnh mẽ trong thập niên đầu thế kỉ XIX ở Anh, sau đó lan sang các nước Pháp, Đức, Bỉ.
4.Còn nhiều hình thức khác, từ thấp lên cao như bãi công, biểu tình, đòi tăng lương, giảm giờ làm, thành lập nghiệp đoàn, công đoàn.
5.Công đoàn là tổ chức nghề nghiệp của công nhân, có nhiệm vụ đoàn kết, tổ chức họ đấu tranh đòi quyền lợi cho mình, như đòi tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện điều kiện làm việc (vệ sinh môi trường, an toàn lao động...), giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn (đau ốm, tai nạn, thất nghiệp...).
6.
- Bãi công
- Đòi tăng lương, giảm giờ làm.
- Đòi thiết lập chế độ cộng hòa.
- Đòi quyền bầu cử, tăng lương, giảm giờ làm.
7.Nét mới trong phong trào công nhân những năm 1830-1840 là đấu tranh chính trị, tiến tới đấu tranh vũ trang, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
8.Các phong trào đấu tranh của công nhân ở các nước châu Âu nửa đầu thế kỉ XIX đều thất bại, bị đàn áp dẫm máu song nó đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế, là cơ sở cho sự ra đời lí luận cách mạng.
9.Phong trào công nhân các nước châu Âu nửa đầu thế kỉ XIX thất bại vì những nguyên nhân sau :
- Trình độ giác ngộ và tổ chức của giai cấp công nhân còn yếu.
- Chịu ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng phi vô sản.
- Chưa có lí luận khoa học và cách mạng.
- Thiếu sự lãnh đạo của một chính đảng cách mạng.
- Giai cấp tư sản còn rất mạnh.
11.Giai cấp công nhân đã trở thành một lực lượng chính trị độc lập, tiến hành cuộc đấu tranh chính trị trực tiếp chống lại giai cấp tu sản.
12.C. Mác và Ăng-ghen.
13.Các Mác sinh năm 1818 trong một gia đình trí thức gốc Do Thái ở thành phô Tơ-ri-ơ (Đức). Từ nhỏ, Mác đã nổi tiếng thông minh, học giỏi. Năm 23 tuổi, đỗ Tiến sĩ triết học. Năm 1843, bị trục xuất khỏi Đức vì hoạt động cách mạng, Mác sang Pa-ri tiếp tục nghiên cứu và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. Mác sớm kết luận rằng, giai cấp công nhân phải được vũ trang bằng lí luận cách mạng mới có thể đảm đương sứ mệnh lịch sử là giải phóng loài người khỏi ách áp bức.
Ăng-ghen sinh năm 1820 trong gia đình chủ xưởng giàu có ở thành phố Bác- men (Đức). Ông sớm nhận ra bản chất bóc lột, thủ đoạn làm giàu của giai cấp tư sản. Cũng như Mác, Ăng-ghen sớm nhận thấy sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản là lật đổ sự thống trị của tư sản, giải phóng mọi áp bức bất công.
14. Nhận thức rõ được bản chất của chế độ tư bản và nỗi thống khổ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Cùng có tư tưởng đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản bất công, xây dựng một xã hội bình đẳng.
Tình bạn đẹp, cao cả và vĩ đại, được xây dựng trên cơ sở tình bạn, tình yêu chân chính, tinh thần vượt khó, giúp đỡ nhau để phục vụ sự nghiệp cách mạng mà hai ông theo đuổi.
Nhận thức được sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản là đánh đổ ách thống trị của giai cấp tư sản, giải phóng giai cấp vô sản và loài người khỏi ách áp bức bóc lột.
15.Tháng 2-1848, cương lĩnh được công bố ở Luân Đôn dưới hình thức tuyên ngôn - Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản - do Mác và Ăng-ghen soạn thảo.
16.Trước sự phát triển của phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, yêu cầu bức thiết phải có một lí luận khoa học cách mạng cho phong trào công nhân quốc tế.
17.Tuyên ngôn đã trình bày những vấn đề cơ bản về lí luận cách mạng:
- Lịch sử phát triển của xã hội loài người là lịch sử của sản xuất và lịch sử của đấu tranh giai cấp.
- Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội dựa trên chế độ tư hữu.
- Sự diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản và sự thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản Giai cấp vô sản và Đảng Cộng sản có sứ mệnh xoá bỏ chế độ tư hữu, xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh tiến bộ.
18.Tuyên ngôn là một kiệt tác trình bày học thuyết về chủ nghĩa xã hội khoa học một cách ngắn gọn, rõ ràng, có hệ thống (sau được gọi là chủ nghĩa Mác). Chủ nghĩa Mác là một hệ thống lí luận cách mạng, phản ánh quyền lợi của gai cấp công nhân, nhân dân lao động, là vũ khí lí luận trong cuộc đấu tranh chống giai
cấp tư sản, chỉ cho họ con đường đấu tranh đi đến thắng lợi cuối cùng. Trước đó, do thiếu vũ khí này nên giai cấp vô sản còn đấu tranh tự phát và gặp nhiều thất bại. Mở ra một giai đoạn “tự giác” của phong trào công nhân quốc tế, phong trào cộng sản.
19.Giai cấp công nhân đã nhận thức rõ hơn về vai trò giai cấp mình. Có sự đoàn kết quốc tế trong phong trào công nhân vì có chung kẻ thù.
20.Có cùng một kẻ thù chung, đoàn kết mới có sức mạnh, vì thế đòi hỏi phải thành lập một tổ chức cách mạng quốc tế của giai cấp vô sản thế giới.
21.Đến giữa thế kỉ XIX, mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản ngày càng gay gắt (điển hình là cuộc khởi nghĩa của công nhân Pa-ri ngày 23-6-1848). Nhiều cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản đã diễn ra đều thất bại do thiếu lãnh đạo và chiến đấu lẻ tẻ. Thực tế đòi hỏi giai cấp công nhân phải đoàn kết và thành lập một tổ chức cách mạng quốc tế của giai cấp vô sản ngày càng trở nên cần thiết.
22.Từ khi thành lập đên năm 1870, Quốc tế thứ nhất vừa truyền bá chủ nghĩa Mác, vừa đóng vai trò trung tâm thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế. Qua các kì đại hội được tổ chức hàng năm, Quốc tế thứ nhất đã đấu tranh chống lại tư tưởng phi vô sản, chủ nghĩa cơ hội...
23.C.Mác đã chuẩn bị cho sự thành lập Quốc tế thứ nhất rồi đưa Quốc tế thứ nhất đấu tranh chống lại các tư tưởng sai lệch và thông qua những nghị quyết Đại hội hết sức đúng đắn (đòi ngày làm 8 giờ, thành lập công đoàn...) tiến hành những hoạt động cụ thể (vận động vô sản quốc tế ủng hộ công nhân Anh, Pháp bãi công đến thắng lợi. Mác không chỉ lãnh đạo mà còn có những đóng góp xuất sắc, giữ vững đường lối hoạt động của Quốc tế thứ nhất, kết hợp lí luận vớt thực tiễn => C.Mác còn được xem là “linh hồn của Quốc tế thứ nhất”).