Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Về quốc hiệu này, theo truyền thuyết, họ Hồ là con cháu Ngu Thuấn (là một trong Ngũ Đế nổi tiếng ở Trung Hoa thời thượng cổ); sau này con Ngu Yên là Vĩ Mãn được Chu Vũ Vương của nhà Chu phong cho ở đất Trần gọi là Hồ Công, sau dùng chữ Hồ làm tên họ. Hồ Quý Ly nhận mình là dòng dõi họ Hồ, con cháu Ngu Thuấn, nên đặt quốc hiệu là Đại Ngu. Chữ Ngu (虞) ở đây có nghĩa là "sự yên vui, hòa bình", chứ không có nghĩa là "ngu si" (愚癡).
Vì trong tiếng Hán, Đại Ngu có nghĩa là an vui lớn => Hồ Quý Ly đổi tên nước là Đại Ngu vì ngài mong muốn đất nước ấm no, phồn thịnh.
Ý nghĩa: đưa nước nhà thoát khỏi tình trạng khủng hoảng
Tác dụng: Hạn chế tập trung ruộng đất về tay giai cấp quý tộc, địa chủ
Tăng nguồn thu nhập và tăng quyền lực cho nhà nước
Ý nghĩa:Đưa đất nước thoát khỏi tình hình khủng hoảng .
Hạn chế tập trung ruộng đất.
Tăng cường quyền lực của nhà nước.
+)Tác dụng:Góp phần giải quyết một số khó khân của đất nước,đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng,nâng cao quyền lực của chính quyền Trung ương,làm suy yếu thế lực nhà Trần.
Trước tình trạng suy sụp của nhà Trần và cuộc khủng hoảng xã hội cuối thế kỉ XIV, Hồ Quý Ly đã thực hiện cuộc cải cách khá toàn diện để đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, điều đó chứng tỏ ông là một nhà cải cách có tài và là người yêu nước thiết tha.
Những cải cách của Hồ Quý Ly ít nhiều góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần, tăng nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, cải cách văn hoá, giáo dục có nhiều tiến bộ.
Tuy nhiên, một số chính sách chưa triệt để (gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận), chưa phù hợp với tình hình thực tế. Chính sách cải cách cũng chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân.
Trước tình trạng suy sụp của nhà Trần và cuộc khủng hoảng xã hội cuối thế kỉ XIV, Hồ Quý Ly đã thực hiện cuộc cải cách khá toàn diện để đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, điều đó chứng tỏ ông là một nhà cải cách có tài và là người yêu nước thiết tha.Những cải cách của Hồ Quý Ly ít nhiều góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần, tăng nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, cải cách văn hoá, giáo dục có nhiều tiến bộ.Tuy nhiên, một số chính sách chưa triệt để (gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận), chưa phù hợp với tình hình thực tế. Chính sách cải cách cũng chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân.
Tham khảo
* Bảng những chính sách trong cuộc cải cách của Hồ Quý Ly
Lĩnh vực | Nội dung cải cách |
Chính trị | - Thay thế dần võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải họ Trần có tài năng và thân cận với mình. - Đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn, quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp. - Đặt lệ cử quan triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại để thăng quan hay giáng chức. |
Kinh tế - tài chính | - Phát hành tiền giấy thay tiền đồng. - Ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng. |
Xã hội | - Ban hành chính sách hạn nô: hạn chế nô tì được nuôi của vương hầu, quý tộc, quan lại. |
Văn hóa - giáo dục | - Bắt cá nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục. - Cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm. - Sửa đổi chế độ thi cử, học tập. |
Quân sự | - Làm lại sổ đinh để tăng cường quân số. - Sản xuất vũ khí, chế tạo súng thần cơ, làm thuyền chiến mới. - Bố trí phòng thủ nơi hiểm yếu, xây dựng một số thành kiên cố. |
* Nhận xét: những cải cách của Hồ Quý Ly khá toàn diện, trên tất cả các lĩnh vực, bao gồm cả thời gian trước và sau khi nhà Hồ được thành lập.
tk
* Bảng những chính sách trong cuộc cải cách của Hồ Quý Ly
Lĩnh vực | Nội dung cải cách |
Chính trị | - Thay thế dần võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải họ Trần có tài năng và thân cận với mình. - Đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn, quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp. - Đặt lệ cử quan triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại để thăng quan hay giáng chức. |
Kinh tế - tài chính | - Phát hành tiền giấy thay tiền đồng. - Ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng. |
Xã hội | - Ban hành chính sách hạn nô: hạn chế nô tì được nuôi của vương hầu, quý tộc, quan lại. |
Văn hóa - giáo dục | - Bắt cá nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục. - Cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm. - Sửa đổi chế độ thi cử, học tập. |
Quân sự | - Làm lại sổ đinh để tăng cường quân số. - Sản xuất vũ khí, chế tạo súng thần cơ, làm thuyền chiến mới. - Bố trí phòng thủ nơi hiểm yếu, xây dựng một số thành kiên cố. |
Những cải cách của Hồ Quý Ly ít nhiều góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần, tăng nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, cải cách văn hoá, giáo dục có nhiều tiến bộ.
Tuy nhiên, một số chính sách chưa triệt để (gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận), chưa phù hợp với tình hình thực tế. Chính sách cải cách cũng chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân.
- Về xã hội, Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại. ...
- về văn hoá, giáo dục, Hồ Quý Ly bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục, cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy cho vua Trần và phi tần, cung nữ. Ông cũng sửa đổi cả chế độ thi cử, học tập.
- về kinh tế tài chính, phát hành tiền giấy thay cho tiền đồng, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.
-Hồ Quý Ly cho đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.
-Hồ Quý Ly đặt lệ cử các quan ở triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại để thăng hay giáng chức.
- Về quân sự, để đề phòng giặc ngoại xâm, Hồ Quý Ly đã thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.
Những năm có nạn đói, nhà Hồ lệnh cho các quan địa phương đi khám xét, bắt nhà giàu thừa thóc phải bán cho dân đói và tổ chức nơi chữa bệnh cho dân.
2.- Về chính trị, ông cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải họ Trần nhưng có tài năng và thân cận với mình.
Hồ Quý Ly cho đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.
Hồ Quý Ly đặt lệ cử các quan ở triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại để thăng hay giáng chức.
- Về quân sự, để đề phòng giặc ngoại xâm, Hồ Quý Ly đã thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.
Hoàn cảnh thành lập nhà Hồ : vào cuối thế kỷ XIV, các cuộc đấu tranh của nông dân đã làm cho nhà Trần suy yếu , không còn đủ sức giữ vai trò của mình.
Năm 1400, HQL phế truất vua Trần và lên làm vua, đổi quốc hiệu là đại Ngu - nhà Hồ đc thành lập.
NHững biện pháp cải cách :
- Về chính trị: ông cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế dần các võ quan cao cấp của nhà Trần nắm giữ, bằng những người có tài năng. đổi tên một số đv hành chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.
- Về quân sự: để đề phòng giặc ngoại xâm, HQL đã thực hiện 1 số biện pháp nhằm tăng cường, củng cố quân sự và quốc phòng.
Những điểm tiến bộ của HQL:
- ông cho làm lại sổ đinh để tăng quân số ,tích cực sản xuất vũ khí ,chế tạo ra một loại súng mới là súng thần cơ và làm ra một chiếc thuyền chiến mới gọi là lâu thuyền. Những nơi hiểm yếu đều có bố trí phòng thủ. Cho xây dựng một số thành kiên cố .
1.Hơn 2 năm sau khi Nghệ Tông qua đời, tháng Giêng năm Đinh Sửu (1397) Hồ Quý Ly quyết định dời đô về An Tôn. Việc dời đô đã có nhiều quần thần phân tích và can ngăn, nhưng Hồ Quý Ly vẫn quyết định, vì theo ông, vào cuối thời Trần không còn là thời "trị" mà thực sự bước vào thời loạn". Cái "loạn" thể hiện ở sự bất lực của bộ máy nhà nước quý tộc nhà Trần, ở mâu thuẫn giữa Hồ Quý Ly và vương hầu quý tộc và ở nguy cơ xâm lược của kẻ thù kể cả phía Bắc và phía Nam. Vì vậy, Hồ Quý Ly phải dời đô đến nơi đất hiểm.
An Tôn là một vùng đất bằng phẳng rộng rãi thuộc trung du lắm sông nhiều núi vây bọc, địa thế hiểm nhưng tiện đường thủy bộ thông thương ra Bắc vào Nam. Về đường thủy từ An Tôn có thể theo dòng sông Mã đến Đồng Cổ để theo hệ thống sông đào thời Tiền Lê qua các huyện Thiệu Hoá, Đông Sơn, Quảng Xương, Nông Cống, Tĩnh Gia vào Nam; hoặc xuôi dòng sông Lạch Trường ra biển, sông Lèn ra Bắc.
Về đường bộ, có thể theo đường thượng đạo đi Kim Tân (Thạch Thành) - Rịa - Nho Quan để ra Bắc; theo đường Quan Hoá liên lạc với Mai Châu (Hoà Bình), Mộc Châu (Sơn La) ở phía Tây Bắc và Lào ở phía Tây. Về phía Nam theo đường núi qua Thường Xuân hoặc Như Xuân đến Quý Châu hoặc Nghĩa Đàn miền tây Nghệ An hoặc theo đường Nông Cống, Như Xuân đến Quỳnh Châu (tây Quỳnh Lưu) đến miền đồng bằng ven biển Nghệ An. Rõ ràng đây là vùng đất hiểm nhưng không phải là nơi hẻo lánh cùng đường như một số ý kiến đưa ra can ngăn.
Việc dời đô về An Tôn của Hồ Quý Ly là để phòng chống giặc xâm lăng từ phía bắc là chủ yếu. Mặt khác, ông muốn rời Thăng Long bởi đó là nơi gắn với vương hầu quý tộc nhà Trần gần hai thế kỷ. Tầng lớp vương hầu quý tộc này đang là đối thủ một mất một còn của ông. Do vậy, việc dời đô là ý muốn chủ quan của Hồ Quý Ly nhưng hoàn toàn không phiêu lưu, được Hồ Quý Ly tính toán cân nhắc cẩn thận/
2.Chữ “Ngu” trong quốc hiệu “Đại Ngu” của nhà Hồ có nghĩa là “sự yên vui, hòa bình". “Đại Ngu” có thể hiểu là ước vọng về một sự bình yên rộng lớn trên khắp cõi giang sơn.