K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 10 2018

cái này em chưa hoc em mới học lớp 6

Bài làm

Vì khi mới sinh ra ở ruột non , giun đũa chưa có lớp vỏ cutincun trong suốt bao bọc nên dễ bị axit trong ruột non tac động đến . Nên giun đũa phải di chuyển qua tim , gan , thận , máu .

~ Cái này mình học qua rồi ~

# Chúc bạn học tốt #

14 tháng 10 2019

Câu 1: Nêu đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh và ngành ruột khoang:

-Ngành động vật nguyên sinh:

+Có kích thước hiển vi, cấu tạo từ 1 tế bào

+Phần lớn sinh sản vô tính bằng cách phân đôi cớ thể

-Ngành ruột khoang:

+Đối xứng tỏa tròn, có tế bào gai tự vệ

+Ruột túi, thành cơ thể có 2 lớp tế bào

Câu 2: Vai trò của ngành ruột khoang:

-Với khoáng 10 nghìn loài, hầu hết ruột khoang sống ở biển. San hô có số loài nhiều và số lượng cá thế lớn hơn cả (khoảng 6 nghìn loài). Chúng thường tạo thành các đảo và bờ san hô phân bô ờ độ sâu không quá 50m, nơi có ánh sáng mặt trời chiếu tới, tạo nên một vùng biến có màu sắc phong phú và rất giàu các loài động vật khác cùng chung sống. Vùng biển san hô vừa là nơi có vẻ đẹp kì thú cúa biển nhiệt đới, vừa là nơi có cành quan độc đáo của đại dương. San hô đỏ, san hô đen, san hô sừng hươu... là nguyên liệu quý đê trang trí và làm đồ trang sức. San hô đá là một trong các nguồn cung cấp nguyên liệu vôi cho xây dựng. Hoá thạch san hô là vật chỉ thị quan trọng của các địa tầng trong nghiên cửu địa chất.
Sứa sen, sứa rô... là những loài sứa lớn thường được khai thác làm thức ăn. Người Nhật Bản gọi sứa là “thịt thuỷ tinh”.
Mặc dù một số loài sứa gây ngứa và độc cho người, đảo ngầm san hô gây cản trờ cho giao thông đường biển, nhưng chủng có ý nghĩa về sinh thái đối với biến và đại dương, là tài nguyên thiên nhiên quý giá.
Câu 3: Các biện pháp phòng bệnh giun:

Các biện pháp phòng chống giun ở người là:

    - Ăn chín, uống sôi,

    - Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh,

    - Giữ vệ sinh cá nhân và nơi sống,

    - Thức ăn bảo quản trong lồng bàn, tủ kín; không sử dụng thực phẩm ôi thiu.

    - Diệt trừ ruồi nhặng,

    - Xây dựng khu vực vệ sinh an toàn, khoa học.

    - Sử dụng phân xanh một cách khoa học vì lợi ích và sức khỏe của gia đình và cộng đồng

HOK TỐT NHA!!!!

K mk nha!!!

14 tháng 10 2019

Câu 1 : * Đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh là :

- Cơ thể chỉ là 1 tế bào đảm nhận mọi chức năng

-Có kích thước hiển vi

-Dinh dưỡng chủ yếu là dị dưỡng 

-Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi

*đặc điểm chung của ngành ruột khoang :

-Cơ thể đối xứng tỏa tròn 

-Ruột dạng túi

-Cấu tạo cơ thể gồm 2 lớp

-Đều có tế bào tự vệ và tấn công 

-Dị dưỡng

Câu 2 : Vai trò

Lợi ích :

-Tạo vẻ đẹp thiên nhiên

-Có ý nghĩa sinh thái đv biển

-làm đồ trang trí , trang sức ( San hô)

-Cung cấp nguyên liệu vôi(san hô)

-Làm thực phẩm có giá trị (sứa)

-Hóa thạch san hô góp phần cho nghiên cứu địa chất 

*Tác hại :

-Gây ngứa và độc(Sứa)

-Tạo đá ngầm , cản trở giao thông đg biển (San hô)

Câu 3 : Cái này mình chux học 

Câu 4 : *Sán lá gan 

Cấu tạo :Cơ thể hình lá , dẹp , dài , 2cm-5cm, có màu đỏ máu . MẮt , lông bơi tiêu giảm , giác bám phát triển 

Vòng đời : 

Sán lá gan đẻ trứng ->Trứng gặp nước ->ấu trùng có lôg bơi-> chui vào ốc ruộng->sinh sản rất nhanh các ấu trùng có đuôi->chui ra khỏi vỏ ốc , bám vào cây thủy sinh->rụng đuôi, kết thành kén sáng 

Trâu bò ăn pải cây thủy sinh có kén sáng sẽ bị bệnh sán lá gan

* Giua đũa ( mk chux học )

28 tháng 12 2018

Cấu tạo:

 + Hình lá, dẹp, dài 2-5 cmm, máu đỏ máu

 + Mắt và lông bơi tiêu giảm, giác bám phát triển

 + Cơ vòng, cơ dọc và cơ lưng bụng phát triển

Biện pháp:

 + Từ bỏ các thói quen xấu

 + Vệ sinh cá nhân và thú y

 + Đặt công tác phòng trừ bệnh trở thành hoạt động mang tính xã hội

30 tháng 12 2018

Cấu tạo:

 + Hình lá, dẹp, dài 2-5 cmm, máu đỏ máu

 + Mắt và lông bơi tiêu giảm, giác bám phát triển

 + Cơ vòng, cơ dọc và cơ lưng bụng phát triển

Biện pháp:

 + Từ bỏ các thói quen xấu

 + Vệ sinh cá nhân và thú y

 + Đặt công tác phòng trừ bệnh trở thành hoạt động mang tính xã hội

28 tháng 5 2019

- Cấu tạo ngữ pháp:

CN1

VN1

CN2

VN2

Có kẻ nói từ khi các thi sĩ

ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp

khi có người

lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh , tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay

- Phép biến đổi câu:

  •  Cụm CN1 - VN1 làm định ngữ cho danh từ.
  • Cụm CN2 - VN2 làm bổ ngữ cho động từ.

   

PHẦN I: TIẾNG VIỆT (2,0 điểm)

Hãy viết chữ cái đứng trước phương án đúng vào bài làm.

Câu 1. Dấu gạch ngang trong câu văn sau được dùng để làm gì?

“Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến.” (Vũ Bằng)

A. Dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp.

B. Dùng để đánh dấu bộ phận giải thích trong câu.

C. Dùng để biểu thị sự liệt kê.

D. Dùng để nối các từ nằm trong một liên danh.

Câu 2. Trong các câu tục ngữ sau, câu nào là câu rút gọn?

A. Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.

B. Tôm đi trạng vạng, cá đi rạng đông

C. Uống nước nhớ nguồn.

D. Người ta là hoa đất.

Câu 3. Câu văn sau đây có mấy trạng ngữ? “Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. [...] (Thép Mới)

A. Một trạng ngữ.

B. Hai trạng ngữ.

C. Ba trạng ngữ.

D. Bốn trạng ngữ.

Câu 4. Câu văn: “Cuộc sống mới tươi đẹp đang xây dựng” là câu gì?

A. Câu bị động.

B. Câu chủ động.

C. Câu rút gọn.

D. Câu đặc biệt.

Câu 5. Trong các câu sau, câu nào có cụm chủ - vị làm chủ ngữ trong câu?

A. Lớp 7A và lớp 7B đều tích cực thi đua học tốt.

C. Bà tôi là một đầu bếp giỏi.

B. Cuốn tiểu thuyết của Tô Hoài đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau.

D. An học giỏi khiến cả nhà đều vui.

Câu 6. Xác định phép tu từ trong câu văn sau:

“Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. (Hồ Chí Minh)

A. Điệp ngữ.

B. Nhân hoá.

C. Liệt kê.

D. Ẩn dụ.

Câu 7. Cho biết tác dụng của câu đặc biệt: “Mệt quá!”

A. Xác định thời gian.

C. Gọi đáp.

B. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

D. Tường thuật.

Câu 8. Đại từ nào sau đây không phải để hỏi về không gian?

A. Ở đâu.

C. Nơi đâu.

B. Chỗ nào.

D. Khi nào.

PHẦN II: ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN ( 3,0 điểm)

Em hãy đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:

“Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: Việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn...Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!”

(Phạm Văn Đồng - “Đức tính giản dị của Bác Hồ”SGK Ngữ văn 7 NXB Giáo dục, 2016 tr 53)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn trên? (0,25 điểm)

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? (0,5 điểm)

Câu 3: Nhận xét về nghệ thuật chứng minh của tác giả ở đoạn văn? Những chứng cứ ở đoạn này có giàu sức thuyết phục không? Vì sao? ( 1,5 điểm)

Câu 4: Từ nội dung đoạn văn trên em hãy trình bày suy nghĩ của mình về việc học tập và làm theo tấm gương của Bác? ( 0,75 điểm)

PHẦN III: TẬP LÀM VĂN ( 5,0 điểm)

Em hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân”.

Câu 1 (1 điểm): Trình bày mục đích của việc rút gọn câu?

Câu 2 (2 điểm): Trình bày khái niệm câu chủ động và câu bị động? Mỗi thể loại câu cho một ví dụ minh họa.

Câu 3 (3 điểm): Cho đoạn văn sau:

“Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừ nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó.”

a. Đoạn văn được trích từ văn bản nào, của tác giả nào?

b. Nêu nội dung của văn bản đó.

c. Tìm trạng ngữ trong đoạn văn trên và cho biết trạng ngữ đó có ý nghĩa gì?

Câu 4 (4 điểm) Dựa vào văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, em hãy viết bài văn chứng minh luận điểm: Bác Hồ sống thật giản dị.

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, ca dao tục ngữ thường được xem như một quyển từ điển, chứa đựng trong đó là vô vàn kiến thức bổ ích về đời sống và những kinh nghiệm sống quý báu mà nhân dân ta đã đổ biết bao xương máu để đúc kết lại. Trong đó, nhớ ơn là một đạo lí được nhân dân ta lưu truyền từ đời này sang đời khác nhằm để răn dạy chúng ta. Và trong muôn vàn câu ca dao, tục ngữ quý báu ấy có hai câu tục ngữ mang ý nghĩa phải biết ơn cội nguồn và những người đã từng giúp đỡ ta, đó là câu “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”  “uống nước nhớ nguồn”. Vậy hai câu tục ngữ trên có ý nghĩa như thế nào?

Thật vậy, để dạy bảo cho con cháu dễ hiểu một khái niệm trừu tượng, một phẩm chất đạo đức tốt đẹp, ông cha ta thường dùng những từ ngữ, hình ảnh giản dị mà có ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống. Ăn ở đây được hiểu là động tác giữa thức ăn vào miệng, nhớ là biết ơn, kẻ trồng cây là người đã trồng ra cây có quả ngọt đó. Nghĩa đen của câu này là chúng ta khi ăn một loạt trái cây ngon ngọt nào đó, ta phải biết ơn người đã gieo trồng tạo ra quả ngọt cho ta thưởng thức. Uống là động tác đưa nước vào miệng, nhớ là biết ơn, nguồn là nơi bắt đầu tạo ra dòng nước mát ngọt. Nghĩa đen của câu này là nước mà chúng ta đang đùng là do nguồn nước tạo ra nên chúng ta phải biết ơn nguồn nước. Suy rộng ra nghĩa bóng ở hai câu tục ngữ này đó là ta phải luôn nhớ ơn nguồn cội, tổ tiên và những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ.

  •  Bố cục trong văn bản
  •  Mạch lạc trong văn bản

Nhớ ơn - có thể nói đó là một đạo lí, truyền thống tốt đẹp mà dân tộc ta gìn giữ từ rất lâu đời và mỗi con người Việt Nam đều phải có. Trong xã hội ngày nay, sự hoà bình của đất nước, sự độc lập, tự do của dân tộc là do công ơn của Người. Bác Hồ kính yêu, vị Cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Người đã bôn ba bao nhiêu năm ở nước ngoài để tìm ra con đường giải phóng dân tộc, hết lòng yêu nước, thương dân nên chúng ta phải luôn “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ vĩ đại”. Ngoài ra, cha mẹ ta cũng là “nguồn cội”, là đấng sinh thành có công ơn to lớn đối với chúng ta nên bổn phận làm con, chúng ta phải luôn hiếu thảo, kính trọng và luôn khắc cốt ghi tâm công lao trời biển của họ. Bên cạnh đó, ta còn có những người thầy, người cô đã truyền đạt những kiến thức bổ ích cho mình và truyền những tình cảm thân thiết cho ta như ruột thịt. Và ngày 20/11 là ngày mà chúng ta thể hiện sự tri ân của mình đến họ một cách đầy thân thương nhất mặc dù đó chỉ là một cành hoa hồng, một tấm thiệp bé nhỏ, những chùm hoa điểm mười cũng là một món quà đầy ý nghĩa, chan chứa tình cảm gần gũi, trong sáng nhưng đã thể hiện sự nhớ ơn của ta dành cho quý thầy cô. Trong thơ văn, đạo lí này cũng được toả sáng qua các câu ca dao, tục ngữ “không thầy đố mày làm nên”, “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”... Nhưng trái lại với sự nhớ ơn, ta còn bắt gặp những kẻ sống một cách vô ơn bội nghĩa, phủi đi công lao của những người đã mang đến cho mình sự no ấm, hạnh phúc. Đó thật sự là những con người rất đáng chê trách và lên án. Thể hiện cho sự vô ơn này, ta có thể kể đến những câu như “Qua cầu rút ván”, “Ăn cháo đá bát”, “Có trăng quên đèn”, “Có mới nới cũ”,...

Qua các nguồn dẫn chứng trên cho ta thấy một điều, nhớ ơn là một trong những đạo lí tốt đẹp mà nhân dân Việt Nam ta luôn ghi nhớ và làm theo. Riêng bản thân tôi sẽ luôn luôn nhớ ơn công lao của các vị anh hùng dân tộc ngày trước, Bác Hồ - vị cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam, thầy cô và cha mẹ của mình, luôn nỗ lực phấn đấu học giỏi, chăm ngoan để không làm phụ lòng mọi người.

20 tháng 9 2020

 Nhà tôi rất đông người, cứ mỗi dịp cuối tuần gia đình tôi cũng như nhiều gia đình khác, mọi người tụ tập đông đủ, vui vẻ. Đó cũng là điều tôi thích nhất mỗi dịp cuối tuần.

    Tuần này, không khí gia đình có vẻ đông vui hơn hẳn bởi nhà tôi có thêm một thành viên mới, anh rể. Anh rể cùng chị gái đi tuần trăng mật về nên vào thăm bà và bố mẹ. Biết anh chị sẽ về nên cả nhà tôi ngóng, nhất là mẹ. Mẹ cứ đi ra đi vào, một lát lại gọi điện giục chị và anh dậy đến mẹ đi, mẹ sẽ chiêu đãi nhiều món ngon. Bà nội hay hỏi đi hỏi lại bố tôi:

    – Thế chúng nó đã về chưa?

    – “Sắp rồi bà ạ. Bà nhớ con chả nhớ cứ nhớ cháu”- Bố tôi tếu táo đùa.

    Mẹ rủ tôi đi chợ và hứa sẽ làm nhiều món tôi thích. Trên đường đi, mẹ kể rất nhiều chuyện lúc tôi còn bé chị đã trông tôi như thế nào, mỗi lần tôi bị ngã hay khóc ăn vạ là mẹ lại mắng chị. Có lần tôi lành chanh phá hết đồ chơi của chị khiến chị khóc… Khi đi chợ về thì chị và anh đã đến, anh rể nhanh nhẹn ra xách đồ giúp mẹ. Tôi nhớ chị quá nhưng không biết bày tỏ thế nào đành chạy vào hỏi mấy câu ngớ ngẩn:

    – Chị về rồi hả, quà đâu? Nhớ mua quà cho em không?

Bố tôi liền mắng:

    – Anh chị về không hỏi thăm đã đòi quà…

Anh rể cười hiền mang ra cho tôi cuốn sách “Hai vạn dặm dưới đáy biển” mà tôi ao ước từ lâu. Chị và anh biếu bà một ít thuốc bổ, biếu bố cái khăn ấm và mẹ thì được tặng một chiếu túi xách màu đen rất xinh. Anh rể và bố ra mổ gà, anh nhóm than hoa làm món gà nướng. Mẹ làm món canh cua mà chị và bố thích. Chị và tôi nhặt rau, rửa hoa quả. Tôi vừa làm vừa nghe chị kể với mẹ về chuyến du lịch và cuộc sống mới bên nhà chồng. Thi thoảng chị lại chê anh vài thứ nhưng tôi biết chị chỉ chê yêu thôi. Mẹ bảo chị: “Mày tốt phước lắm mới lấy được nó” hay “Mày cứ hay bắt nạt nó”… Chả mấy chốc nhà tôi đã quây quần bên mâm cơm ấm cúng. Tuy chỉ là những món dân dã, quen thuộc nhưng sao mà ngon đến thế. Mẹ gắp cho bà miếng lườn gà, tôi bé nhất nhà nên được cái đùi to, chị thì chỉ thích ăn âu cánh. Bố và anh uống rượu, hôm nay bố vui, bố lôi bình rượu quý ra đãi anh rể. Vừa ăn cơm bố vừa căn dặn anh chị sống hòa thuận, vui vẻ. Bố bảo cứ như bố với mẹ thì chả bao giờ cãi nhau được. Bố nhường mẹ hết, cái gì bố cũng giúp mẹ làm. Mẹ mà giận bố sợ lắm, lại mất công dỗ dành… Cả nhà lại cười ồ lên trêu mẹ. Đang ăn cơm thì bác đưa thư vào. Hóa ra là kết quả thi tiếng anh của tôi, tôi bóc ra xem. Anh rể hỏi thăm:

    – Có vấn đề gì không em?

    – Dạ, cả nhà ơi, sướng quá, con đạt rồi, con đã được giải ba kì thi hùng biện tiếng anh cấp huyện.

Cả nhà xúm lại xem thư của tôi, bố mẹ tôi rất vui sướng:

    – Nó ăn may thôi, còn cần cố gắng nhiều, nhưng mà đạt được vậy là tốt rồi. Lát nữa bố thưởng. Tuy nhiên cấm có tự phụ nhé…

Không khí gia đình đã vui lại càng vui hơn. Ăn cơm xong, cả nhà tôi quây quần xem lại những video anh rể và chị gái quay được ở nơi du lịch, sau đó cùng mở karaoke để hát. Giọng của bố tệ nhất nhưng bố luôn thích hát nhiều nhất. Chả mấy chốc mà hết ngày, anh và chị xin phép bà và bố mẹ để về chuẩn bị cho công việc tuần tới, tôi cũng vào xem lại sách vở cho buổi học ngày mai.

    Buổi sinh hoạt cuối tuần mang lại cảm giác ấm cúng, thoải mái, dễ chịu cho tất cả mọi người. Em mong tuần nào nhà em cũng đông đủ như thế để gần nhau hơn, yêu thương nhiều hơn.

13 tháng 1 2022

Tham khảo

Một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là đoàn kết. Điều đó đã được thể hiện qua những câu ca dao, tục ngữ. Một trong số đó là câu:

“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Câu tục ngữ đã mượn hình ảnh biểu tượng “một cây” - “ba cây” để khẳng định sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, chỉ cần con người biết chung tay góp sức sẽ có thể vượt qua mọi khó khăn, thử thách để chạm đến thành công.

Câu tục ngữ hoàn toàn đúng đắn. Từ trong quá khứ cho đến hiện tại điều đó đã được minh chứng. Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam cũng đã từng khẳng định rằng: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Mọi công việc nếu chỉ làm một mình, có thể mất rất nhiều thời gian mới hoàn thành, thậm chí là không thể hoàn thành. Chỉ khi mỗi người biết hợp sức, đồng lòng lại cùng nhau mới có thể giải quyết mọi khó khăn.

Tinh thần đoàn kết đi đến chiến thắng được thể hiện rất rõ trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Từ xa xưa, nhờ có tinh thần đoàn kết mà cha ông ta đã dời non lấp biển mở mang bờ cõi làm nên những cánh đồng màu mỡ. Lịch sử đấu tranh từ thời bà Trưng, bà Triệu rồi các triều đại Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập rồi đến chiến thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã cho ta thấy sức mạnh của sự đoàn kết. Và sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định “Đoàn kết là sức mạnh vô địch”

Đến hiện tại, trước xu thế toàn cầu hóa, Việt nam vẫn đang chung tay góp sức, vượt qua những khó khăn: ủng hộ người nghèo, ủng hộ miền trung gặp thiên tai lũ lụt, chúng ta chung tay xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh nêu cao truyền thống đại đoàn kết dân tộc. Tuy nhiên trong xã hội vẫn không ít những kẻ luôn gây rối, phá hoại, thành quả lao động, cách mạng gây chia rẽ bè phái cộng động dân tộc, những kẻ phản động đó cần phải trừng trị.

Là một học sinh, việc ý thức được vai trò của đoàn kết là vô cùng quan trọng. Điều đó giúp tôi có thêm sức mạnh từ bạn bè để hoàn thành tốt mục tiêu của thân.

Tóm lại, đoàn kết là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Bởi vậy mà mỗi người hãy chi nhớ câu tục ngữ trên như một lời khuyên quý giá góp phần chung tay xây dựng và phát triển đất nước.

13 tháng 1 2022

TK:

Kho tàng tục ngữ của ông cha ta đã để lại rất nhiều bài học quý giá. Một trong số đó là câu tục ngữ:

“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Hình ảnh “một cây” nhằm chỉ số ít, còn “ba cây” chỉ số nhiều, “chụm lại” là hành động thể hiện sự đồng lòng, chung sức. Qua hình ảnh trên, ông cha ta muốn khẳng định về sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Một người không thể giải quyết được những việc khó khăn, to lớn. Chỉ khi mỗi người biết hợp sức, đồng lòng lại cùng nhau mới có thể giải quyết mọi khó khăn.

Đây là một lời khuyên vô cùng đúng đắn đã được chứng minh từ trong lịch sử dân tộc cho đến ngày hôm nay. Trong những năm đất nước ta phải đối mặt với giặc ngoại xâm, tinh thần đó đã được thể hiện mạnh mẽ nhất. Hơn một nghìn năm nhân dân ta chịu ách nô lệ của triều đình phong kiến phương Bắc. Nhưng ở bất kì giai đoạn nào cũng có bậc anh hùng đứng lên lãnh đạo nhân dân đoàn kết một lòng đánh bại kẻ thù. Từ khởi nghĩa hai bà Trưng, bà Triệu đến Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn mười hai sứ quân. Rồi Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng hay cuộc kháng chiến chống Tống của Lý Thường Kiệt và cả Hưng Đạo vương - Trần Quốc Tuấn ba lần đánh thắng quân Mông - Nguyên …

Ngày hôm nay, khi đất nước được tự do, độc lập. Con người được hưởng ấm no, hạnh phúc. Nhưng vẫn có những hiểm họa khác đe dọa đến cuộc sống bình yên đó như thiên tai, dịch bệnh. Thì sự đoàn kết lại càng được thể hiện mạnh mẽ. Cả thế giới đã phải ngưỡng mộ trước tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam trong đại dịch Covid-19. Khi nhiều cường quốc trên thế giới phải điêu đứng trước dịch bệnh, thì Việt Nam vẫn tự hào là nước kiểm soát dịch bệnh tốt. Những biện pháp kiểm soát dịch bệnh, chính sách hỗ trợ người chịu ảnh hưởng bởi đại dịch… của nhà nước. Những hành động hỗ trợ thể hiện tinh thần tương thân tương ái của người dân. Những hành động thể hiện trách nhiệm cộng đồng của các y bác sĩ… Tất cả đều đã thể hiện được tinh thần đoàn kết. Thật tự hào khi Việt Nam là nước dám lựa chọn đánh đổi phát triển kinh tế để bảo vệ tính mạng của người dân.

Quả là, đoàn kết đem đến sức mạnh to lớn, giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Ý thức được điều đó, mỗi học sinh - chủ nhân tương lai của đất nước, cần phải phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Sự đoàn kết được thể hiện qua những hành động đơn giản như biết giúp đỡ bạn bè gặp hoàn cảnh khó khăn, không đánh nhau chửi nhau…

Tóm lại, câu tục ngữ “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” đã đem đến cho chúng ta bài học vô cùng ý nghĩa. Mỗi người hãy giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.