Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo nhé !!
Câu 1 :
- Quy mô: rộng lớn, cả ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam.
- Số lượng: nhiều, nổ ra liên tục.
- Lực lượng tham gia: đông đảo quần chúng nhân dân.
- Kết quả: một số cuộc khởi nghĩa giành được thắng lợi, lập được chính quyền tự chủ trong một thời gian. Tuy nhiên, sau đó đều bị chính quyền đô hộ đàn áp.
Câu 2 :
* Hai Bà Trưng:
- Là những người đầu tiên lãnh đạo nhân dân ta đứng lên khởi nghĩa, giành độc lập cho dân tộc sau hơn 2 thế kỉ bị đô hộ.
- Bước đầu xây dựng một chính quyền độc lập, tự chủ, thực hiện xá thuế cho nhân dân 3 quận trong 2 năm.
- Lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống lại quân xâm lược của nhà Hán do Mã Viện chỉ huy.
- Tấm gương hi sinh anh dũng của Hai Bà Trưng đã cổ vũ to lớn tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh của nhân dân ta.
* Lý Bí:
- Lãnh đạo nhân dân ta lật đổ ách đô hộ của nhà Lương, giành lại độc lập dân tộc.
- Xây dựng nhà nước độc lập, tự chủ là nhà nước Vạn Xuân.
- Cổ vũ tinh thần yêu nước và ý chí tự lực, tự cường của dân tộc ta.
* Triệu Quang Phục:
- Lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân Lương thắng lợi, bảo vệ chủ quyền của nước Vạn Xuân.
- Tiếp tục xây dựng nhà nước Vạn Xuân độc lập, tự chủ thêm một thời gian.
* Khúc Thừa Dụ:
- Lãnh đạo nhân dân lật đổ ách thống trị nhà Đường, căn bản kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc của đất nước ta.
- Đặt nền móng xây dựng một chính quyền độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta.
* Ngô Quyền:
- Lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân Nam Hán thắng lợi, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.
- Là người mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc, có những đóng góp quý báu vào nghệ thuật quân sự Việt Nam.
+ Người Việt vẫn nghe – nói, truyền lại cho con cháu tiếng mẹ đẻ.
+ Những tín ngưỡng truyền thống như thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên… tiếp tục được duy trì.
- Làng Việt là thành trì kiên cố bảo tồn phong tục, tập quán Việt như tục nhuộm răng, ăn trầu, búi tóc, xăm mình, làm bánh chưng, bánh giầy. Hiện nay tục ăn trầu vẫn còn nhưng không phổ biến, trầu cau vẫn được gìn giữ như một nét văn hóa trong lễ cưới hỏi.
Trình bày nét chính về sự chuyển biến của nền kinh tế và văn hóa nước ta trong thời Bắc thuộc ?
* Về kinh tế:
+ Thủ công nghiệp, thương mại:
- Nghề rèn sắt vẫn phát triển: Công cụ bằng sắt ngày càng được sử dụng phổ biến trong sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống.
- Các công trình thủy lợi được xây dựng.
- Việc khai thác vàng, bạc, châu ngọc trong nhân dân được đẩy mạnh, đồ trang sức được gia công tinh tế.
- Xuất hiện một số nghề thủ công mới: làm giấy, làm thủy tinh,…
- Nhiều tuyến đường giao thông được hình thành phục vụ mục đích giao lưu, buôn bán.
+ Trong nông nghiệp:
- Công cuộc khai hoang, mở rộng diện tích trồng trọt được đẩy mạnh.
- Nhân dân ta đã biết sử dụng sức kéo của trâu bò, biết làm thuỷ lợi, trồng lúa một năm hai vụ.
- Các nghề thủ công cổ truyền vẫn được duy trì, phát triển: nghề gốm, dệt vải và giao lưu buôn bán
* Về văn hóa:
+ Chữ Hán, đạo Phật, đạo Nho, đạo Lão được truyền bá vào nước ta.
+ Bắt nhân dân học tiếng Hán, học phong tục người Hán, cho người Hán sống chung để đồng hóa dân tộc ta, đây chính là chính sách thâm độc nhất
+ Bên cạnh đó, nhân dân ta vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên và sống theo nếp sống riêng với những phong tục cổ truyền của dân tộc.
+ Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc.
Tại sao dưới ách thống trị của phong kiến phương Bắc nhân dân ta lại liên tiếp đứng lên lên đấu tranh ?
Vì các chính sách bóc lột tàn bạo -> Nhân dân đứng dậy dành độc lập
Các cuộc đấu tranh đó nói lên điều gì ?
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
- Sự hi sinh, chiến đấu bất khuất
Nhân dân ta đã luôn đoàn kết , yêu nước , luôn giữ gìn bản sắc dân tộc , các phong tục tập quán ,dũng cảm đấu tranh và nổi lên các cuộc khởi nghĩ giành lại độc lâp
Nếu dẫn chứng như thế e có thể nếu ra các cuộc chiến đấu khởi nghĩa bùng nổ trong thời kì này cũng là nhưng đẫn chứng tiêu biểu thể hiện tinh thần đấu tranh kiến cường của dân tộc e nhé!
VD:Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 ;
Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu năm 248,
Cuộc khởi nghĩa Lý Bí năm 542 - 602,
Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan đầu thế kỉ XIII,
Cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng trong khoảng những năm 776 - 791,
Cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ năm 905,
Ngô Quyền đánh tan quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938