Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 4: Trả lời:
Các ngọn núi đá vôi thường lởm chởm, sắc nhọn. Nước mưa có thể thấm và các kẽ, khe, khoét mòn đá tạo thành cá hang rộng và dài.
Câu 3: Trả lời:
* Núi trẻ : là núi mới được hình thành, thường có đỉnh cao và nhọn
* Núi già : núi đẫ trải qua nhiều năm nên mưa nắng bào mòn làm cho đỉnh núi có dạng bầu tròn và thấp hơn núi trẻ .
* Đặc điểm gió mùa:
- Mùa hạ: gió mùa mùa hạ tính chất nóng ẩm, mưa nhiều.
- Mùa đông: gió mùa mùa đông xuất phát từ áp cao Xi-bia thổi về áp thấp Xích đạo theo hướng Đông Bắc, tính chất lạnh và khô.
* Tính chất trái ngược nhau như vậy là do hai loại gió có nguồn gốc hình thành và bề mặt đệm nơi chúng đi qua khác nhau.
- Gió mùa mùa hạ: xuất phát từ vùng áp cao của nửa cầu Nam thổi theo hướng đông nam, vượt qua xích đạo đổi hướng Tây Nam, gió này đi qua vùng biển thuộc khu vực xích đạo nên mang theo nguồn nhiệt ẩm dồi dào.
- Gió mùa mùa đông xuất phát từ khu khí áp cao Xi-bia thổi về áp thấp Xích đạo theo hướng Đông Bắc, gió này di chuyển qua vùng nội địa rộng lớn của Liên Bang Nga và Trung Quốc nên có tính chất khô, lạnh giá.
1.Các vòng cực và chí tuyến là ranh giới phân chia các vành đai nhiệt : nhiệt đới , ôn đới , hàn đới .
-Mưa là hiện tượng khi không khí bốc lên cao, gặp lạnh ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ, làm cho các hạt nước to dần, rồi rơi xuống đất tạo thành mưa.
-Lượng mưa phân bố không đều từ xích đạo về 2 cực. Mưa tập trung nhiều ở các vùng gần xích đạo và giảm dần về 2 cực.
Trên đây là ý kiến riêng của mik! Chúc bạn hk tốt ><
Mua la gi? Su phan bo mua tren the gioi co dac diem gi?
Mưa là một dạng ngưng tụ của hơi nước khi gặp điều kiện lạnh, mưa có các dạng như: mưa phùn, mưa rào, mưa đá, các dạng khác như tuyết, mưa tuyết, sương. Khi có quá nhiều giọt nước hình thành ở mây, lâu ngày các đám mây càng nặng (do những giọt nước quá nhiều) sẽ rơi xuống tạo thành mưa.
Sự phân bố lượng mưa trên trái đất thường không đều, có nơi mưa rất nhiều, có nơi mưa rất ít. Điều này là do sự chi phố của những nguyên nhân như:
- Địa hình: sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít, địa hình song song với hướng gió cũng rất ít mưa ...
- Khí áp:Khí áp hình thành trong lục địa gây ra thời tiết khô hạn, không mưa. khí áp hình thành trên biển chủ yếu là áp tháp thì có mưa , có khi là bão hoặc lốc. ..
- Bề mặt đệm: tại khu vực gân biển thường có lượng ẩm lớn hơn, mưa nhiều hơn khu vực nằm sâu trong lục địa, hoang mạc...
Ngoài ra còn do sự chi phối của các yếu tố khác như: dòng biển nóng, dòng biển lạnh...
giới hạn của đới nóng: từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến NAm
giới hạn của đới lạnh: từ vòng cực BẮc về cực BẮc và từ vòng cực NAm về cực Nam
giới hanj của ôn đới từ chí tuyến Bắc đến vòng cực BẮc và từ chí tuyến NAm về vòng cực Nam
đặc điểm của nhiệt đới: quanh năm có góc chiếu ánh nắng mặt trời tương đối lớn, thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau ít, lượng nhiệt hấp thu đc tương đối nhiều nên quanh năm nóng
c2: cách tính nhiệt độ trung bình ngày, lấy số đo nhiệt độ lúc 5 giờ, 13 giờ và 21 giờ cộng lại rồi chia cho 3
c3: cách tính lượng mưa trung bình năm, lấy lượng mưa nhiều năm của một địa phương cộng lại, rồi chia cho số năm( tớ 0 có số liệu nên 0 tính đc, thông cảm )
c4: khoáng sản là những khoáng vật và đá có ích, đc con người khai thác và sử dụng
chúng ta cần sử dụng và khai thác khoáng sản hợp lí để bảo vệ khoáng sản,
nếu cậu tk cho tớ thì tớ sẽ khắc cốt ghi tâm
1.
Đặc điểm của khí hậu nhiệt đới:
- Là khu vực có góc chiếu của ánh sáng mặt trời lúc giữa trưa tương đối lớn và số giờ chiếu sáng trong ngày ít chênh lệch giữa các ngày trong năm.
- Lượng nhiệt nhận được nhiều, nên quanh năm nóng. Mùa đông nhiệt độ chỉ giảm chút ít so với các mùa khác.
Gió thổi thường xuyên là gió Mậu dịch (Tín phong). Mưa trung bình từ
1000 đến trên 2000mm/năm.
Nêu một số ví dụ về tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất:
- Gió bào mòn đá, làm đá nhẵn hơn.
- Nhiệt độ làm thay đổi các khoáng chất, đá, làm chúng biến đổi.
- Nước làm phẳng nhẵn những nơi mà nó đi qua: đá ở các thác nước rất nhẵn, trơn..
Những vùng nào trên thế giới có nhiều động đất và núi lửa?
- Động đất chù yếu tập trung phân bổ ở hai dải: dải động đất vòng Thái Bình Dương và dải động đất Hy-ma-lay-a - Địa Trung Hải. Đây cũng chính là vành đai lửa thái bình dương. Do hoạt động của vỏ trái đất ở những nơi này vẫn tích cực nên nơi đấy chính là cái "rốn" của núi lửa và động đất.
Sự gia tăng dân số ảnh hưởng đến tài nguyên và môi trường:
- Sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất do khai thác quá mức các nguồn tài nguyên phuc vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất công nghiệp v.v...
- Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân huỷ của môi trường tự nhiên trong các khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
- Sự chênh lệch về tốc độ phát triển dân số giữa các nước công nghiệp hoá và các nước đang phát triển gia tăng, dẫn đến sự nghèo đói ở các nước đang phát triển và sự tiêu phí dư thừa ở các nước công nghiệp hoá. Sự chênh lệch ngày càng tăng giữa đô thị và nông thôn, giữa các nước phát triển công nghiệp và các nước kém phát triển dẫn đến sự di dân ở mọi hình thức.
- Sự gia tăng dân số đô thị và sự hình thành các thành phố lớn - siêu đô thị làm cho môi trường khu vực đô thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng. Nguồn cung cấp nước sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho sự phát triển dân cư. Ô nhiễm môi trường không khí, nước tăng lên. Các tệ nạn xã hội và vấn đề quản lý xã hội trong đô thị ngày càng khó khăn.
1 Tính đến ngày 30-8-2007, dân số toàn thế giới đã lên đến xấp xỉ 6,615 tỉ người, trong đó số phụ nữ vượt trội nam giới.
*Đặc điểm phân bố dân cư:
-Mật độ dân cư thay đổi theo thời gian
-Dân cư trên thế giới phân bố không đều :Theo thống kê năm 2005, trên Trái Đất có 6477 triệu người, mật độ dân số trung bình là 48 người/km2. Song, phân bố dân cư rất không đồng đều, có những vùng rất đông dân, lại có những vùng thưa dân, thậm chí nhiều vùng không có người sinh sống.
+Dân cư thưa thớt ở: Bắc Á, Trung Á, phía Bắc Bắc Mĩ, Trung Nam Mĩ, Châu Đại Dương.
+Dân cư đông đúc ở: Nam Á, Đông Á, Tây Á, Đông nam Á.
->Dân cự chủ yếu tập trung ở các quốc gia: Trong năm 2006, mười nước đông dân nhất thế giới là Trung Quốc (hơn 1,3 tỉ người), Ấn Độ (gần 1,1 tỉ), Hoa Kỳ (gần 300 triệu), Indonesia (232 triệu), Brazil (188 triệu), Pakistan (162 triệu), Bangladesh (147 triệu), Nga (142 triệu), Nigeria (gần 132 triệu) và Nhật Bản (127,5 triệu). Theo dự báo của Cơ quan Dân cư thế giới thuộc Liên Hiệp Quốc thì trong vòng 43 năm tới đây, dân số thế giới sẽ tiếp tục tăng thêm khoảng 2,5 tỉ người (từ 6,7 tỉ năm 2007 tới 9,2 tỉ năm 2050) cho dù hiện tượng giảm dân số sẽ xảy ra tại các nước thuộc Liên Xô trước đây, Đông Âu, Đức, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc…
*Nguyên nhân dẫn đến sự phân bố dân cư trên thế giới:
-Phân bố dân cư là một hiện tượng xã hội có tính quy luật, do tác động tổng hợp của hàng loạt nhân tố, trong đó nguyên nhân quyết định là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế, sau đó mới đến các nguyên nhân về điều kiện tự nhiên, lịch sử khai thác lãnh thổ, chuyển cư…
-Do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến sự phân bố dân cư không đều và thay đổi theo thời gian: Một số quốc gia thuộc khu vực Châu Âu có nền kinh tế cao nên việc sinh con rất hiếm muộn, còn những quốc gia nghèo thì tỉ lệ sinh con rất cao như châu Phi, ngoài ra do điều kiện khí hậu khắc nghiệt, vị trí địa lí, nền kinh tế phát triển (Đồng bằng và đồi núi hoặc xa mạc, hoang mạc lạnh ở Bắc cực và Nam cực... ). Những nguyên nhân này làm cho dân cự tập trung không đều trên thế giới và thay đổi theo thời gian.
->Nói chung, tại các nước công nghiệp phát triển (khối OECD), tỷ lệ sinh đẻ đều thấp, trong khi số người già tăng khá rõ: nếu năm 2005 số người ngoài 60 tuổi ở các nước này chỉ có 245 triệu thì đến năm 2050 sẽ lên tới gần 406 triệu. Vào năm 2050, tính chung cả thế giới sẽ có khoảng 2 tỉ người hơn 60 tuổi. Trong giai đoạn 2005 - 2050, một nửa dân số thế giới tập trung ở tám nước là Trung Quốc, Ấn Độ, Nigeria, Pakistan, Congo, Ephiopia, Hoa Kỳ và Bangladesh vì ở những nước này vẫn có xu hướng tăng dân số.
-Cũng trong 20 năm tới, người châu Âu trở nên già hơn, còn bảy quốc gia có dân số trẻ nhất (tức là độ tuổi bình quân của dân cư không cao, chỉ ở mức trên dưới 30) là Afghanistan, Congo, Angola, Burundi, Liberia, Nigeria và Uganda.
-Xét về mức độ sinh đẻ nhiều thì đứng đầu là Nigeria (cứ 1.000 người thì có 50,2 trường hợp sinh con). Kế đó là Mali, Uganda, Afghanistan, Sierra Leone, Chad, Burkina Faso, Somalia, Angola, Liberia, Congo và Yemen (đều có khoảng 42,3 đến 49,7 trường hợp sinh con trong số 1.000 người).
-Ngược lại, nước có tỷ lệ sinh đẻ thấp nhất là Đức (cứ 1.000 người thì chỉ 8,2 trường hợp sinh con). Sau Đức là Andora, Ý, Áo, Bosnia - Herzegovina, Litva, Séc, Slovenia và Monaco (đều chưa tới 9 trường hợp). Nước có nhiều gia đình lớn là Iran (7,7 người trong một gia đình), Guine Xích đạo (7,5 người), Pakistan (6,8 người), Quần đảo Solomon (6,3 người), Jordan (6,2 người), Bahrain (5,9 người), Sudan (5,8 người) và Ấn Độ (5,4 người).
-Theo các tiêu chí về mức độ phát triển con người do Liên Hiệp Quốc công bố hàng năm thì trong năm qua, những nước có điều kiện sống tồi tệ nhất là Nigeria, Sierra Leone, Mali, Burkina - Faso và Guine - Bissau, trong khi mười nước tạo được điều kiện sống tốt nhất cho dân chúng là Na Uy, Island, Úc, Ireland, Thụy Điển, Canada, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Thụy Sĩ và Hà Lan. Vì vậy, những nước không đạt được tỷ lệ sinh đẻ bình thường đã chấp nhận thêm dân nhập cư từ các nước kém phát triển, nổi bật là Luxemburg (32,6% dân số nước này sinh ra ở quốc gia khác), Úc (23%), Thụy Sĩ (22,4%), New Zealand (19,5%), Áo và Đức (đều 12,5%), Hoa Kỳ (12,3%), Thụy Điển (12%), Bỉ (10,7%)…
2 Trên thế giới có 3 chủng tộc đó là:
Chủng tộc Môn-gô-lô-it: da vàng (chủ yếu ở châu Á)
Chủng tộc Ơ-rơ-pê-ô-it: da trắng (chủ yếu ở châu Âu)
Chủng tộc Mê-gô-it: da đen (chủ yếu ở châu Phi)