K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 9 2020

1) Những sự kiện đã chứng tỏ đến giữa TK XIX hệ thống tư bản chủ nghĩa được xác lập trên phạm vi toàn thế giới:

  • Thế kỷ XIX, hàng loạt quốc gia tư sản ra đời ở khu vực Mỹ La-tinh.
  • Năm 1830, chế độ phong kiến bị lật đổ ở Pháp rồi cách mạng tư sản lan nhanh ra nhiều nước châu Âu.
  • Trong suốt những năm 30 – 40 của thế kỉ XIX, phong trào cách mạng tư sản ở nhiều nước châu Âu nổ ra, góp phần củng cố sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản của Pháp và làm rung chuyển chế độ phong kiến ở châu Âu.
  • 1859 – 1870, hoàn thành thống nhất I-ta-li-a; 1864 – 1871, hoàn thành thống nhất Đức; 1861, cải cách nông nô diễn ra ở Nga, đã tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ở những nước này.
  • Các nước tư bản bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa, hầu hết các nước châu Á và châu Phi lần lượt trở thành thuộc địa hoặc phụ thuộc vào các nước tư bản phương Tây.

2) Các quốc gia Á-Phi nhanh chóng trở thành thuộc địa của các nước tư bản phát triển vì: Các nước Á- Phi trong thời gian này vẫn phát triển theo con đường nông nghiệp lạc hậu, nhiều vùng đất đai bị bỏ hoang, công cụ lao động, kĩ thuật canh tác thô sơ, năng suất thấp; 1 số nước nạn đói xảy ra thường xuyên.=> Các nước phương Tây đã nhân cơ hội này để xâm chiếm các nước Á- Phi

=> Hầu hết các nước châu Á, châu Phi trở thành thuộc địa hoặc phụ thuộc vào chủ nghĩa thực dân.

28 tháng 9 2021

Tham khảo:

Câu 1:

- Năm 1830, chế độ phong kiến bị lật đổ ở Pháp, sau đó cách mạng tư sản lan nhanh ra nhiều nước châu Âu.

- Năm 1848 - 1849, cách mạng tư sản ở nhiều nước châu Âu góp phần củng cố sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản ở Pháp và làm rung chuyển chế độ phong kiến ở châu Âu.

- Năm 1859 - 1870 hoàn thành thống nhất I-ta-li-a; Năm 1864 - 1871 hoàn thành thống nhất nước Đức; Năm 1861 cải cách nông nô ở Nga đã tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ở những nước này.

- Các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa. Hầu hết các nước châu Á, châu Phi lần lượt trở thành thuộc địa hoặc phụ thuộc vào các nước tư bản phương Tây.

Câu 2:

Hầu hết các nước châu Á, châu Phi trở thành thuộc địa phụ thuộc của thực dân phương Tây.

Trong sgk có bản đồ và chú thích các nước em nhé!

18 tháng 2 2017

Cách mạng công nghiệp ở Anh và lan nhanh ra các nước tư bản khác. Đồng thời cách mạng tư sản tiếp tục thành công ở nhiều nước với những hình thức khác nhau ,đánh dấu sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi toàn thế giới

1.Đọc thông tin và cho biết những biểu hiện nào chứng tỏ tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới Đầu thế kỉ XIX dưới tác động của chiến tranh giành đập lập của các thuộc địa ở Bắc Mĩ và cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVLL, nhân dân các thuộc địa ở khu vực Mĩ Latinh đã nổi dậy đấu tranh dành đập lập dân tộc, khai sinh ra một loạt quốc gia tư sản mới Phong trào cách...
Đọc tiếp

1.Đọc thông tin và cho biết những biểu hiện nào chứng tỏ tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới

Đầu thế kỉ XIX dưới tác động của chiến tranh giành đập lập của các thuộc địa ở Bắc Mĩ và cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVLL, nhân dân các thuộc địa ở khu vực Mĩ Latinh đã nổi dậy đấu tranh dành đập lập dân tộc, khai sinh ra một loạt quốc gia tư sản mới

Phong trào cách mạng tư sản nổ ra nhiều nước châu âu:Pháp,Bỉ,Đức,hi Lạp,suốt trong nhưn gx năm 30-40 của thế kỉ XIX

Từ năm 1859 đến năm 1870,i-ta-li-a được thống nhất.Từ năm 1864 đến năm 1871, nước đức được thống nhất từ 38 quốc gia lớn nhỏ.Năm 1861,cải cách nông nô diễn ra ở Nga,... Các sự kiện đó đã mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở các nước này phát triển.

Các nước tư bản phương Tây xâm chiếm các nước Á,Phi.Hầu hết các nước châu Á,châu Phi trở thành thuộc địa hoặc phụ thuộc vào chủ nghĩa thực dân.

- Nếu nguyên nhân,diễn biến,kết quả,ý nghĩa trọng đoạn thông tin trên.

0
29 tháng 12 2022

thứ nhất: là thế kỉ đó không có liên hợp quốc và chuyện xâm lược là điều như cơm bữa

thứ hai: là các nước phương tây muốn mở giộng diện tích càng rộng 

thứ ba: các nước ở châu á thường có rất nhiều tài nguyên đặc biệt là đong nam á có rất nhiều tài nguyên quý giá

thứ tư: trả có nước nào mà bé hơn yêu hơn mà đánh mấy nước to và khoẻ và chiếm các thục địa để ra tăng tài nguyên và sức mạnh

                               lý do việt nam bị xâm lược cũng ở dàn ý trên

 

1/ theo em, cách mạng tân hợi còn những gì hạn chế?2/ Vì sao cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20, các nước khu vực đông nam á lần lượt bị biến thành thuộc địa tư bản phương tây. Em biết gì về đất nước việt nam lúc này3/Vì sao phong trào đấu tranh nhân dân các nước đông nam á cuối 19 đầu 20 lần lượt bị thất bại? Theo em, trong những nguyên nhân đó, nguyên nhân nào là cơ bản. giải...
Đọc tiếp

1/ theo em, cách mạng tân hợi còn những gì hạn chế?

2/ Vì sao cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20, các nước khu vực đông nam á lần lượt bị biến thành thuộc địa tư bản phương tây. Em biết gì về đất nước việt nam lúc này

3/Vì sao phong trào đấu tranh nhân dân các nước đông nam á cuối 19 đầu 20 lần lượt bị thất bại? Theo em, trong những nguyên nhân đó, nguyên nhân nào là cơ bản. giải thích

4/Qua cuộc duy tân minh trị ở nhật bản, em hãy liên hệ 1 số chính sách của đảng và nhà nước ta hiện nay?

5/ So sánh cuộc duy tân minh trị với cách mạng pháp

6/So sánh giai đoạn chuyển sang chủ nghĩa tư bản của nhật bản với các nước phương tây

Bạn nào làm được câu nào thì trả lời dưới cho mk nha. Không cần phải trả lời hết tất cả đâu.Mk sẽ tick cho.Mk cảm ơn nhiều

1
26 tháng 11 2016

1.Hạn chế:
+Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân, một trong những vấn đề cơ bản của cách mạng. Chính vì vậy, họ không động viên được đông đảo quần chúng nông dân tham gia.
+Không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, mà chỉ thỏa hiệp. Việc đem toàn bộ chính quyền cách mạng giao cho Lê Nguyên Hồng, và sau nữa là Viên Thế Khải, là một minh chứng.
+Không dám đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược, tức là không dám đấu tranh giành lại quyền lợi của dân tộc. Để rồi họ câu kết với Viên, giúp Viên củng cố thế lực, quay lại đoạt công và chống phá cách mạng.

Ngoài ra, các hạt nhân lãnh đạo Đồng Minh hội hãy còn non yếu về mặt đường lối và tổ chức, nên sự phối hợp hãy còn lỏng lẻo, nhiều khi tư tưởng cũng không đồng nhất