Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1/ Đặc điểm bên ngoài của thân, lá ( các bộ phận, phân loại ).
- Lá gồm cuống lá và phiến lá, trên phiến lá có nhiều gân lá.
2/ Cấu tạo trong của phiến lá gồm nhưng bộ phận nào? Chức năng của mỗi bộ phận.
- Cấu tạo trong của phiến lá gổm 3 phần: biểu bì bao bọc bên ngoài, thịt lá ở bên trong, các gân lá xen giữa phần thịt lá.
- Biểu bì của phiến lá được cấu tạo bởi một lớp tế bào không màu trong suốt, xếp sít nhau; trên biểu bì có những lỗ khí, lỗ khí thông với các khoang chứa không khí ớ bên trong phiến lá.
Biểu bì có chức năng bảo vệ phiến lá và cho ánh sáng chiếu vào những tế bào bên trong.
- Thịt lá gồm rất nhiều tế bào có vách mỏng, có nhiều lục lạp ở bên trong. Lục lạp là bộ phận chính thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây. Các tế bào thịt lá được chia thành nhiều lớp có cấu tạo và chức năng khác nhau.
Chức năng chủ yếu của phần thịt lá là chế tạo chất hữu cơ cho cây.
- Gân lá nằm xen giữa phần thịt lá, gồm các bó mạch gỗ và mạch rây. Các bó mạch của gân lá nối với các bó mạch của cành và thân có chức năng dẫn truyền các chất.
Câu 2: trả lời:
Cấu tạo trong của phiến lá gổm 3 phần: biểu bì bao bọc bên ngoài, thịt lá ở bên trong, các gân lá xen giữa phần thịt lá.
* Biểu bì của phiến lá được cấu tạo bởi một lớp tế bào không màu trong suốt, xếp sít nhau; trên biểu bì có những lỗ khí, lỗ khí thông với các khoang chứa không khí ớ bên trong phiến lá.
Biểu bì có chức năng bảo vệ phiến lá và cho ánh sáng chiếu vào những tế bào bên trong.
* Thịt lá gồm rất nhiều tế bào có vách mỏng, có nhiều lục lạp ở bên trong. Lục lạp là bộ phận chính thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây. Các tế bào thịt lá được chia thành nhiều lớp có cấu tạo và chức năng khác nhau.
Chức năng chủ yếu của phần thịt lá là chế tạo chất hữu cơ cho cây.
* Gân lá nằm xen giữa phần thịt lá, gồm các bó mạch gỗ và mạch rây. Các bó mạch của gân lá nối với các bó mạch của cành và thân có chức năng dẫn truyền các chất.
Khi đánh cây bộ rễ bị tổn thương, lúc mới trồng rễ chưa hồi phục nên chưa thể hút nước đế bù vào lượng nước vẫn bị thoát qua lá. Lúc đó nếu để nhiều lá, cây bị mất quá nhiều nước sẽ héo và rất dễ chết. Vì vậy, khi đánh cây đi trồng nơi khác, người ta phải chọn ngày râm mát, phải tỉa bớt lá hoặc cắt bớt ngọn nhằm giảm bớt sự mất nước do thoát hơi qua lá.
1 . Khi nuôi cá trong bể kính , người ta thường thả thêm vào bể các loại rong để cây quang hợp tạo ra nhiều khí ô-xi cung cấp cho cá , đồng thời cũng hấp thụ khí cacbonic trong bể tạo điều kiện cho cá hô hấp tốt hơn
2. Lá mới chế tạo được chất diệp lục cho lục lạp và chế tạo được nhiều ting bột nuôi cây
1. Người ta thường bỏ thêm vào bể cá các loại rong vì rong quang hợp sẽ nhả ra oxi cho cá hô hấp, đồng thời cũng có tác dụng làm đẹp bể cá cảnh.
2. Vi cây chỉ chế tạo tinh bột ngòai ánh sáng,giúp cây thực hiện quá trình quang hợp và tạo chất diệp lục nuôi dưỡng cây,giúp lá hấp thụ không khí và thoát hơi nước.khi đánh cây bộ rễ bị tổn thương, lúc mới trồng rễ chưa hồi phục nên chưa thể hút nước để bù vào lượng nước vẫn bị thoát qua lá. lúc đó, nếu để nhiều lá, cây bị mất quá nhiều nước sẽ héo và rất dễ chết.
=> Vì vậy,khi đánh cây trồng đi nơi khác, người ta phải chọn ngày râm mát , phải cắt bớt là hoặc cắt bớt ngọn nhằm giảm quá trình thoát hơi nước qua lá
Vì khi đánh cây đi trồng đi nơi khác thì rễ sẽ bị phạm và tổn thương. Nên cần chọn ngày râm mát để trồng cây để bảo đảm sức khoẻ của cây để phục hồi và phát triẻn lại
Nói rõ hơn là nguoi ta hay nói là khi đánh cây từ nơi này trồng sang nơi khác nên chọn ngày râm mát để trồng. Vì khi đánh cây thì phần rễ bị tổn thương nên sự hút chất dinh dưỡng của rễ bị yếu nên chọn ngày râm mát,để cây không bị ánh nắng mặt trời rọi vào và bốc hơi các chất của cây và làm cho cây khô và héo --> chet
-Và khi đánh cây đi trồng nơi khác ta phải tỉa bớt lá hoặc cắt ngọc là vì: khi tỉa bớt lá sẽ làm cho cây giảm sự thoát hơi nước qua lá để cho cây còn tươi.
Khi đánh cây bộ rễ bị tổn thương, lúc mới trồng rễ chưa hồi phục nên chưa thể hút nước đế bù vào lượng nước vẫn bị thoát qua lá. Lúc đó nếu để nhiều lá, cây bị mất quá nhiều nước sẽ héo và rất dễ chết. Vì vậy, khi đánh cây đi trồng nơi khác, người ta phải chọn ngày râm mát, phải tiả bớt lá hoặc cắt bớt ngọn nhằm giảm bớt sự mất nướcdo thoát hơi qua lá.
1 + 3. Quang hợp và hô hấp ở cây:
# | Quang hợp | Hô hấp |
Khái niệm | - Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục sử dụng nước, khí cacbonic và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí oxi. | - Hô hấp là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy O2 từ bên ngoài vào để ôxi hóa các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài. |
Phương trình tóm tắt | Nước + Khí cacbonic, ánh sáng => tinh bột + Khí ôxi | Tinh bột + Khí oxi => Năng lượng + Khí Cacbonic + Hơi nước |
Điều kiện xảy ra | - Cây quang hợp vào ban ngày (trong điều kiện có ánh sáng), - Chỉ những bộ phận có chứa chất diệp lục hấp thu được ánh sáng mặt trời mới tham gia quang hợp | - Cây hô hấp suốt ngày đêm, - Tất cả các bộ phận của cây đều tham gia hô hấp và trao đổi khí trực tiếp với môi trường ngoài |
Ý nghĩa | - Quang hợp thu năng lượng để chế tạo chất hữu cơ - Quang hợp nhả ra khí oxi dùng cho hô hấp | - Hô hấp phân giải chất hữu cơ để giải phóng năng lượng - Hô hấp thải ra khí cacbonic cần cho Quang hợp. |
2. - Ý nghĩa của sự thoát hơi nước qua lá?
- Tạo lực hút nước của rễ.
- Giảm nhiệt độ bề mặt thoát hơi nước: tránh cho lá, cây không bị đốt nóng khi nhiệt độ quá cao.
- Tạo điều kiện cho CO2 đi vào để cây quang hợp bình thường.
- Tại sao khi đánh cây đi trồng ở nơi khác người ta phải chọn ngày râm mát và tỉa bớt lá hoặc cắt ngắn ngọn?
Khi đánh cây bộ rễ bị tổn thương, lúc mới trồng rễ chưa hồi phục nên chưa thể hút nước đế bù vào lượng nước vẫn bị thoát qua lá. Lúc đó nếu để nhiều lá, cây bị mất quá nhiều nước sẽ héo và rất dễ chết. Vì vậy, khi đánh cây đi trồng nơi khác, người ta phải chọn ngày râm mát, phải tiả bớt lá hoặc cắt bớt ngọn nhằm giảm bớt sự mất nước do thoát hơi qua lá.
- Những cây không có lá hoặc lá sớm rụng (xương rồng, cành giáo) thì chức năng quang hợp do bộ phần nào của cây đảm nhận?
Những cây không có lá hoặc lá sớm rụng (xương rồng, cành giao) thì chức năng quang hợp do thân hoặc cành đảm nhiệm. Vì ở những câv này thân và cành cũng có lục lạp chứa diệp lục.
4. Làm thế nào để biết được lá cây chế tạo tinh bột khi có ánh sáng ?
Để biết được lá cây có chế tạo tinh bột khi có ánh sáng ta thực hiện thí nghiệm sau:
Lấy một chậu trồng cây khoai lang để vào chỗ tối 2 ngày. Dùng băng giấy đen bịt kín một phần lá ở cả 2 mặt. Đặt chậu cây đó ngoài sáng (nơi có nắng gắt), rồi ngắt chiếc lá bỏ băng giấy đen và cho vào cồn 90° đun sôi cách thủy để tẩy hết chất diệp lục ở lá. Rửa sạch lá trong cốc nước ấm. rồi bỏ lá vào cốc đựng thuốc thử tinh bột (dung dịch iốt loãng), ta thu được kết quả: chỗ bịt giấy đen (không thu nhận ánh sáng) không có tinh bột, nghĩa là lá cây chỉ chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng.
5. Theo em, tại sao chúng ta luôn luôn cần nâng cao ý thức giữ gìn sự sống của muôn loài trên trái đất nói chung, cũng như bảo vệ cây xanh và tăng cường trồng cây, gây rừng nói riêng?
Chúng ta luôn luôn cần nâng cao ý thức giữ gìn sự sống của muôn loài trên trái đất nói chung, cũng như bảo vệ cây xanh và tăng cường trồng cây, gây rừng nói riêng vì:
- Bảo vệ và giữ gìn sự sống của muôn loài trên trái đất cũng là bảo vệ chính nguồn sống của con người.
- Cây xanh có quá trình quang hợp giúp cung cấp chất hữu cơ (tinh bột) và khí oxi cho hầu hết các sinh vật trên trái đất kể cả con người. Đồng thời cây xanh còn hút khí cabonic làm trong lành không khí => Bảo vệ cây xanh, tăng cường trồng cây gây rừng là giúp bảo vệ hệ sinh thái loài người cũng như toàn bộ sinh vật trên trái đất.
Câu 7:
Cây gỗ to ra nhờ sự phân chia các tế bào của mô phân sinh (tầng phát sinh – tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ).
Tầng sinh vỏ hằng năm sinh ra một lớp vỏ ở phía ngoài và một lớp vỏ ở phía trong.
Tầng sinh trụ (nằm giữa mạch rây và mạch gỗ) hằng năm sinh ra ở phía ngoài một lớp mạch rây. ở phía trong một lớp mạch gỗ.
Câu 6:
1 ) Thân mang những bộ phận : Thân chính , cành , chồi ngọn , chồi nách .
2 ) Điểm giống nhau giữa thân và cành là : Đều có ngọn , lá
3) Vị trí của chồi ngọn trên thân và cành : nằm ở đầu thân và cành
4) Vị trí của chồi nách : Nằm dọc thân và cành
1. - đặc điểm chung của thực vật : có thể tự tạo ra chất dinh dưỡng, lớn lên , sinh sản , phản ứng chậm với các kích thích của môi trường và không thể di chuyển.
-điểm khác nhau:
+ thực vật có chất diệp lục còn động vật không có
+thực vật phản ứng chậm với các kích thích của môi trường và động vật phản ứng rất nhanh
+ đa số thực vật không thể di chuyển còn động vật phản ứng rất nhanh
-Sự thoát hơi nước phụ thuộc vào ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm của không khí.
Cần phải tưới đủ nước cho cây nhất là vào thời kỳ khô hạn, nắng nóng.
- Nhằm mục đích làm giảm sự thoát hơi nước qua lá khi cây chưa bén rễ.
Khi đánh cây, bộ rễ bị tổn thương nên lúc mới trồng rễ chưa thể hút nước để bù vào lượng nước đã mất qua lá. Lúc đó nếu bị mất nhiều nước cây sẽ héo rồi chết.
Câu 1:
Để hạn chế sự thoát hơi nước đó bạn.Cây sau khi được nhổ lên bộ rễ chưa hồi phục, mà rễ thực hiện chức năng hút nước, lá thoát hơi nước. Vì vậy nếu không chọn ngày mát hoặc không tỉa bớt lá cây sẽ mất nước nhiều và chết tuy nhiên người ta chỉ làm việc này với các cây có kích thước lớn, với các cây nhỏ hơn thì không cần
Câu 2:
Vào ban đêm cây xanh ngừng quang hợp lại, nhưng vẫn duy trì quá trình hô hấp. Nếu trong phòng ngủ, đóng kín cửa mà để nhiều cây hoặc hoa thì rất dễ bị ngạt thở, bởi vì trong quá trình hô hấp cây đã lấy rất nhiều khí ôxi của không khí trong phòng, đồng thời lại thải ra rất nhiều khí cacbônic.
Câu 3:
1. Rong hấp thu chất thải ra từ cá, từ thúc ăn, làm nước luôn sạch, trong
2. Hấp thu CO2 để quang hợp làm giảm lượng CO2 trong moi trường nước có lợi cho quá trình hô hấp, Tránh cá chết ngạt.
3. Trong quá trình quang hợp rong nhả ra ô xy cung cấp dưỡng khí cho cá
4. Rong điều hòa nhiệt độ trong bể, nơi để cá ngủ, cá đẻ trứng
Câu 4:
Các tế bào thịt lá chứa nhiều lục lạp, gồm một số lớp có đặc điểm khác nhau phù hợp với chức năng thu nhận ánh sáng, chứa và trao đổi khí để chế tạo chất hữu cơ cho cây.
1.Khi đánh cây đi trồng nơi khác bộ rễ của cây bị cắt mất một phần(hoặc bị tổn thương) khả năng hút nước của rễ suy yếu, cần có 1 thời gian phục hồi.Phải chọn ngày râm mát và tỉa bớt lá hay cắt bớt ngọn nhằm làm giảm sự thoát hơi nước qua lá tránh cây bị héo và chết.