Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài thơ của Trần Đăng Khoa viết năm 1972 - năm mà cả nước đang tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước gian khổ và ác liệt. Bài thơ được trích trong tập thơ Góc sân và khoảng trời.
- Bài thơ viết về khung cảnh tháng ba ở một vùng đồng quê đồng bằng Bắc Bộ, tháng có sự chuyển mùa giữa xuân sang hạ.
- Bằng sự quan sát tinh tế, Trần Đăng Khoa đã tái tạo lại khung cảnh tháng ba qua những hình ảnh thơ thật đẹp: Sau làn mưa bụi tháng ba
Lá tre bỗng đỏ như là lửa thiêu
- Từ hai câu thơ đầu thiên về tả thực khung cảnh tháng ba với mưa bụi với lá tre đỏ như là lửa thiêu, đến hai câu thơ cuối là sự tưởng tượng, sự liên tưởng đến bất ngờ
Nền trời rừng rực ráng treo
Tưởng như ngựa sắt sớm chiều vẫn bay
- Bằng hình ảnh kì vĩ về thiên nhiên đất nước, nhà thơ liên tưởng tới hình ảnh đẹp về Thánh Gióng, về ngựa sắt... gợi cho ta thêm tự hào về truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm anh dũng của dân tộc. Thể thơ lục bát gần gũi với ca dao khiến cho bài thơ như một lời nhắn nhủ tâm tình...
Tháng ba về để thắp bừng lên niềm tin, náo nức, hy vọng như sau cơn mưa kia, ánh cầu vồng sẽ hiện....
Tháng 3 ùa về....
Thời gian sẽ có màu óng ánh với thật nhiều những ký ức đẹp của tuổi ấu thơ. Thời gian cũng sẽ có màu cỏ úa, của những thăng trầm, khó khăn mà chúng ta đã trải qua để gắn bó bên nhau đến lúc này, màu của cỏ úa được ép thật đẹp và ghi dấu trong trái tim....
Tháng ba về, mưa trở mình xoay nghiêng theo làn gió. Còn chút mưa phất phơ như giăng mắc bao nỗi niềm riêng mang, sâu tận lòng người. Bầu trời những ngày xám xịt đã dần quang mây, vén màn u tối nhường chỗ cho sắc tinh khôi trên gương mặt phố xá....
thang-5918-1395195659.jpg
Ảnh minh họa: Internet.
Sắc hồng ôm lên má em, dìu dịu nở bừng nụ cười ngày mới, rộn ràng và háo hức, hân hoan và rạng rỡ. Hồn người dường như cũng tươi mới hơn sau chuỗi ngày dài ngâm mình trong màn mưa tháng hai lê thê, não nề. Tháng ba về để thắp bừng lên niềm tin, nao nức, hy vọng như sau cơn mưa kia, ánh cầu vồng sẽ hiện....
Advertisement
Skip in 9
Dạt trôi miên man tận chân trời kỷ niệm, nhưng nhớ dặn lòng đừng hoài chênh vênh, chân vẫn cần giữ nhịp thăng bằng nơi hiện tại. Cộng thêm những tháng ngày khắc khoải để ta nhận ra những thương yêu, những đồng cảm quanh mình. Đã cất rồi mảnh chơi vơi, chống chếnh, đằm mình trong cuộc sống chảy dài, để ta trân trọng hơn chữ “thương” dành cho nhau. Sau tất cả, sau xúc cảm ban đầu, “thương” và “hiểu” sẽ cùng ta đi đến tháng ngày mới, chậm rãi thôi nhưng an yên sau giông tố.
Tháng ba, vẫy chào bình an!
Noi dung mieu ta ve khung canh thien nhien mua xuan doan the
a) Nói về khung cảnh thiên nhiên, hoạt động của con vật, thời tiết, bầu trời,... sau khi mùa xuân đi.
b) Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lý, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve sầu mới lột.
- Thường thường, trong trong, rạo rực: Từ láy
- thay thế, làm, siêng năng, kiếm, rung động, sáng sủa: Nhân hóa
- So sánh: như
BPTT:
nhân hóa: ngập sữa nuôi con,ngậm nắng mưa rét, ru êm
ẩn dụ: trắng bàn chân, uốn câu
Tác dụng: Cho thấy sự tần tảo, khó nhọc nuôi con của mẹ qua hình ảnh cây lúa
BPTT: so sánh "như"
Tác dụng:
- làm câu văn thêm sinh động, hấp dẫn và miêu tả rõ hơn hình ảnh những đám mây, phương Tây.
- qua đó tăng giá trị gợi hình, gợi cảm, làm câu văn hay hơn.
a) Lúa đã chen vai, đứng cả dậy
-----------------------------
Phép tu từ: nhân hóa:
Dùng các tình từ miêu tả, các động từ hành vi của người, khoác lên cho các đối tượng không phải người:
...Lúa đã chen vai đứng cả dậy. - Trần Đăng
Tác dụng: LÀm cho đối tượng miêu tả thêm sinh động, hấp dẫn, gần gũi với con người, làm cho câu thơ thêm có hồn, và đặc biệt
b.
Biện pháp tu từ:
- Điệp từ: tre, giữ
- Liệt kê: giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.
=> Tác dụng: Tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo nhịp điệu cho đoạn văn. Đồng thời nhấn mạnh vai trò, giá trị của tre đối với đời sống con người.
1)
Sau làn mưa bụi tháng ba
Lá tre bỗng đỏ như là lửa thiêu
Bầu trời rừng rực ráng treo
Tưởng như ngựa sắt sớm chiều vẫn bay.
=> Không khí của buổi chiều tháng ba – gợi hồi ức về 1 quá khứ lịch sử oai hùng: chiến công của Thánh Gióng: có lá tre đỏ vì ngựa phun lửa, có hình ảnh ngựa sắt bay... Nền trời trở thành 1 bức tranh, biểu lộ trí tưởng tượng bay bổng của nhà thơ TĐK và niềm tự hào về quá khứ hào hùng oanh liệt trong không khí của thời đại chống Mĩ.
2)Phép nhân hóa trong câu thơ này là: " Ngọn đèn đứng gác" tác dụng của câu thơ này là lấy hành động của con người gắn vào sự vật được nhân hóa. Làm cho câu thơ trở nên sinh động, phong phú làm cho bài thơ trở nên gần gũi với cuộc sống con người.