K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 11 2021

tham khảo:

  Bài ca dao trên là bức tranh tuyệt đẹp của đồng quê và con người dân tộc ta. Ngay hay câu thơ đầu tác giả đã sử dụng cấu trúc song hành, biện pháp tu từ điệp cấu trúc. Chính điều đấy là làm cho thiên nhiên cánh đồng trở nên mênh mông, bao la và sinh động hơn. Cũng chính trong hai câu đầu nghệ thuật đảo từ ngữ "mênh mông bát ngát"-"bát ngát mênh mông" đã làm hiện lên trước mắt chúng ta một cánh đồng bao la của quê hương. Trên cánh đồng lúa ấy là hình ảnh một cô thôn nữ với vẻ đẹp đầy sức sống, yêu đời. Mô típ mở đầu cho ca dao than thân "thân em" như tưởng báo trước một đièu gì đó không tốt, nhưng bài này lại khác, cô gái hiện lên với hình ảnh đang ở độ tuổi đẹp nhất. Em như một bông lúa xinh tươi, mơn mởn đang ở độ tuổi chín nhất của tuổi trẻ. Thế nhưng hình ảnh "phất phơ" vừa gợi vẻ đẹp duyên dáng trước ngọn nắng hồng của cô gái nhưng cũng gợi ra số phận bấp bênh. Cô gái nhìn ngọn lúa phất phơ đã liên tưởng đến sự phất phơ của đời mình. Bài ca dao hiện lên với bức tranh mênh mông của thiên nhiên và sự tươi trẻ của con người. Đó đều là những vẻ đẹp tuyệt vời in đậm trong tâm trí người đọc.

24 tháng 11 2021

bài ca dao trên là bài gì vậy bn

 

24 tháng 12 2021

     

Non sông, Tổ quốc ta thật đẹp. Bài ca dao đã phác họa rõ nét các địa danh có đặc điểm lịch sử, văn hóa nổi bật thông qua hình thức đối đáp phổ biến trong ca dao, dân ca. Các địa điểm lịch sử được khéo léo đưa vào một cách gần gũi, thân thuộc với từng con người: thành Hà Nội, sông Lục Đầu, sông Thương, núi Đức Thánh Tản, đền Sòng, trải dài trên mọi miền đất nước. Phần đầu là lời hỏi của chàng trai và phần sau là lời đáp của cô gái, đây là hình thức để trai gái thử tài nhau. Chàng trai đã lựa những nét tiêu biểu để hỏi, cô gái biết rất rõ câu trả lời và trả lời đúng ý người hỏi. Đó là một cách thức chia sẻ sự hiểu biết cũng như niềm tự hào, tình yêu đối với quê hương đất nước. Những chàng trai, cô gái hiểu ý nhau như thế, cùng chung những tình cảm như thế, họ hiểu nhau và cùng yêu quê hương tổ quốc. Có thể nói, bên cạnh tình yêu trai gái đơn thuần giờ đây đã lan tỏa thành tình yêu đối với quê hương, với những người xung quanh. Nó trở thành một tình yêu to lớn, vĩ đại và bền chặt.

3 tháng 12

Nnnkok

7 tháng 12 2023

Non sông, Tổ quốc ta thật đẹp. Bài ca dao đã phác họa rõ nét các địa danh có đặc điểm lịch sử, văn hóa nổi bật thông qua hình thức đối đáp phổ biến trong ca dao, dân ca. Các địa điểm lịch sử được khéo léo đưa vào một cách gần gũi, thân thuộc với từng con người: thành Hà Nội, sông Lục Đầu, sông Thương, núi Đức Thánh Tản, đền Sòng, trải dài trên mọi miền đất nước. Phần đầu là lời hỏi của chàng trai và phần sau là lời đáp của cô gái, đây là hình thức để trai gái thử tài nhau. Chàng trai đã lựa những nét tiêu biểu để hỏi, cô gái biết rất rõ câu trả lời và trả lời đúng ý người hỏi. Đó là một cách thức chia sẻ sự hiểu biết cũng như niềm tự hào, tình yêu đối với quê hương đất nước. Những chàng trai, cô gái hiểu ý nhau như thế, cùng chung những tình cảm như thế, họ hiểu nhau và cùng yêu quê hương tổ quốc. Có thể nói, bên cạnh tình yêu trai gái đơn thuần giờ đây đã lan tỏa thành tình yêu đối với quê hương, với những người xung quanh. Nó trở thành một tình yêu to lớn, vĩ đại và bền chắc

7 tháng 12 2023

Mn dddang gấp chò một tí

3 tháng 10

Co cai con cchhim

 

14 tháng 12 2022

mở hentaiz coi đi hay lắm

 

15 tháng 12 2021

Em tham khảo: (Lần sau em ghi cả đoạn thơ ra nhé!)

Bài ca dao đã cho thấy vẻ đẹp của mảnh đất xứ Lạng. Với cách mở đầu bằng một câu hỏi tư từ giống như một lời gợi mở. Tưởng chừng như con đường lên xứ Lạng chẳng cách bao xa. Nhưng thực tế ở câu trả lời sau đó mới thấy hết được vẻ hùng vĩ của thiên nhiên nơi đây. Cách nói “cách một trái núi với ba quãng đồng” lại cho thấy sự xa xôi, cách trở của mảnh đất này. Và trên cái nền thiên nhiên hùng vĩ đó, con người có thể bao quát được những núi thành Lạng, những sông Tam Cờ. Đây đều là những địa danh nổi tiếng của vùng đất quê hương này. Từ đây, chúng ta càng thêm yêu vẻ đẹp đẽ của đất nước Việt Nam.

15 tháng 12 2021

Non sông, Tổ quốc ta thật đẹp. Bài ca dao đã phác họa rõ nét các địa danh có đặc điểm lịch sử, văn hóa nổi bật thông qua hình thức đối đáp phổ biến trong ca dao, dân ca. Các địa điểm lịch sử được khéo léo đưa vào một cách gần gũi, thân thuộc với từng con người: thành Hà Nội, sông Lục Đầu, sông Thương, núi Đức Thánh Tản, đền Sòng, trải dài trên mọi miền đất nước. Phần đầu là lời hỏi của chàng trai và phần sau là lời đáp của cô gái, đây là hình thức để trai gái thử tài nhau. Chàng trai đã lựa những nét tiêu biểu để hỏi, cô gái biết rất rõ câu trả lời và trả lời đúng ý người hỏi. Đó là một cách thức chia sẻ sự hiểu biết cũng như niềm tự hào, tình yêu đối với quê hương đất nước. Những chàng trai, cô gái hiểu ý nhau như thế, cùng chung những tình cảm như thế, họ hiểu nhau và cùng yêu quê hương tổ quốc. Có thể nói, bên cạnh tình yêu trai gái đơn thuần giờ đây đã lan tỏa thành tình yêu đối với quê hương, với những người xung quanh. Nó trở thành một tình yêu to lớn, vĩ đại và bền chặt.

12 tháng 10 2021

cậu tham khảo ;

Ca dao dân ca là những sáng tác của dân gian mang thời phần lời và phần nhạc, nội dung của ca dao dân ca vô cùng phong phú và ở xung quanh chúng ta. Trong ca dao dân ca phản ánh những tình cảm tốt đẹp giữa con người và cả quê hương, đất nước. Chúng ta biết được những câu ca dao, dân ca về tình cảm gia đình vô cùng ý nghĩa như tình cảm biết ơn của con cái với cha mẹ, tình cảm của người con gái đi lấy chồng xa, tình cảm của con cháu đối với ông bà, tình cảm anh em trong gia đình

Trước hết ta thấy được tình cảm của con cái đối với công lao sinh dưỡng của cha mẹ:

“Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”

Qua câu ca dao, chúng ta có thể đoán được đây là lời hát ru của mẹ dành cho con. Lời hát ru ngọt ngào mà sâu lắng để nói về công cha, nghĩa mẹ. Lối ví von so sánh “Công cha – núi ngất trời” , “Nghĩa mẹ – nước ở ngoài biển Đông”. Tác giả lấy cái vô hình để so sánh cái hữu hình. Lấy cái mênh mông, vĩnh hằng vô hạn của trời đất, thiên nhiên để nói đến công cha nghĩa mẹ Qua đó, nổi bật ý nghĩa là ca ngợi công ơn to lớn của cha mẹ đã nuôi dưỡng, sinh thành ra chúng ta. Thành ngữ “Cù lao chín chữ” chính là chỉ nỗi vất vả của cha mẹ, không thể đong đếm được. Qua câu ca dao, nhắc nhở chúng ta phải biết kính trọng, yêu thương cha mẹ, có hiếu với cha mẹ

Trong tình cảm gia đình, chúng ta còn thấy nỗi niềm của người con gái đi lấy chồng xa nhớ về mẹ, nhớ quê hương

“Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”

Những từ ngữ chỉ không gian thời gian cụ thể để nói đến nỗi buồn nhớ của người con gái. Ai thấu được nỗi nhớ của người con gái đi lấy chồng xa. “Chiều chiều” gợi khoảng thời gian, kéo dài, chiều chiều gợi nỗi buồn, nỗi nhớ. Khoảng thời gian đó, người con gái “ đứng ngõ sau” thì ngõ sau đấy càng vắng lặng, heo hút. Không gian ấy gợi đến cảnh ngộ cô đơn của nhân vật trữ tình. “Ruột đau chín chiều”: Chín chiều là chín bề là nhiều bề. Người con gái đi lấy chồng xa quê chiều chiều ra đứng ngõ sau để nhớ về quê hương, nhớ về mẹ. Đây là nỗi đau, buồn tủi của kẻ làm con khi phải xa cách cha mẹ, không đỡ đần chăm sóc được cha mẹ khi về già.

Tiếp theo, có thể nói đến lòng nhớ thương của con cháu với ông bà mình.

“Ngó lên nuộc lạt mái nhà

Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”

Tình cảm của con cháu với ông bà của mình đó là một tình cảm huyết thống, thể hiện công lao to lớn của ông bà khi xây dựng gia đình. Cụm từ “ Ngó lên” ý nói trông lên thể hiện sự tôn kính của con cháu với ông bà. Hình ảnh cụ thể thể hiện sự gắn kết, kết nối tình cảm đó một cách bền chặt gắn bó nhất qua cụm từ “ Nuộc lạt mái nhà”. Tình cảm thật sâu đậm qua cặp quan hệ từ “ bao nhiêu- bấy nhiêu” gợi nỗi nhớ da diết của con cháu .Qua câu ca dao, nhắc nhở con cháu, dù đi đâu làm gì cũng nên nhớ về ông bà, cha mẹ, huyết thống của gia đình. Luôn biết ơn họ.

Cuối cùng là tình cảm anh em ruột thịt trong gia đình

“Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân

Yêu nhau như thể tay chân

Anh em hòa thuận hai thân vui vầy”

tình cảm anh em trong gia đình là tình cảm không bao giờ có thể tách rời, mất đi được. Vì họ cùng một mẹ sinh ra, cùng được cha mẹ nuôi dưỡng, dạy dỗ từ khi còn cất tiếng khóc oe oe cho đến khi trưởng thành và mãi về sau. Vậy nên, tình cảm đó được diễn tả một cạnh cụ thể . Lời khẳng định anh em không phải người xa lạ gì. Bởi cùng chung máu thịt. Nhưng chữ “cùng, chung, một” để diễn tả anh em là hai mà như là một, cùng một cha mẹ, cùng chung sống trong một gia đình, được cha mẹ nuôi dưỡng. Sử dụng hình ảnh tay, chân là những bộ phận rất quan trọng, luôn gắn liền với cơ thể, có quan hệ mật thiết với nhau để nói đến sự bền chặt của tình cảm anh em trong một gia đình. Lấy tay, chân để so sánh ví với tình anh em để thể hiện tình cảm anh em trong gia đình gắn bó thân thiết như chân với tay, không thể xa rời phải biết nương tựa nhau. Bài ca dao cũng nhắc nhở anh em trong gia đình phải hòa thuận để cha mẹ vui lòng, biết thương yêu, đùm bọc nhau “ Anh em hòa thuận hai thân vui vầy”

Bài ca dao, dân ca về tình cảm gia đình đã cho chúng ta những bài học lời nhắc nhở bổ ích đối với ông bà, cha mẹ, anh em trong gia đình. Những tình cảm đó thật thiêng liêng và đáng trân trọng giữ gìn. Chúng ta nên ghi nhớ những câu ca dao này để luôn nhắc nhở, tình cảm gia đình phải luôn được gìn giữ và bảo tồn.

7 tháng 12 2023

 

Oke chờ một tí