1.Em sẽ chọn câu (a) hay câu (b) để điền vào chỗ ba chấm trong đoạn trích dưới đây?
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 4 2017

Câu 1: Chọn câu b "Em được mọi người yêu mến"

Câu 2: Câu đứng trước câu cần lựa chọn, và cả đoạn văn đều đang nói về Thuỷ (em). Thuỷ (em) trong đoạn này là đối tượng mà hoạt động hướng vào (được nói đến) chứ không phải là chủ thể của hoạt động. Cho nên, điền vào vị trí dấu ba chấm phải là câu bị động "Em được mọi người yêu mến." thì mới đảm bảo mối liên kết giữa các câu trong mạch chung của đoạn.

8 tháng 5 2017

1.Em sẽ chọn câu (a) hay câu (b) để điền vào chỗ ba chấm trong đoạn trích dưới đây?

- Thủy phải xa lớp ta, theo mẹ về quê ngoại.

Một tiếng ồ nổi lên kinh ngạc. Cả lớp sững sờ. Em tôi là chi đội trưởng, là “vua toán” của lớp từ mấy năm nay…, tin này chắc làm cho bạn bè xao xuyến.

(Theo Khánh Hoài)

a/ Mọi người yêu mến em.

b/ Em được mọi người yêu mến.

*Bài làm: Em sẽ chọn câu b) để điền vào chỗ trống trong đoạn trích bên dưới.

- Thủy phải xa lớp ta, theo mẹ về quê ngoại.

Một tiếng ồ nổi lên kinh ngạc. Cả lớp sững sờ. Em tôi là chi đội trưởng, là “vua toán” của lớp từ mấy năm nay. Em được mọi người yêu mến. Tin này chắc làm cho bạn bè xao xuyến.

2. Giải thích vì sao em chọn cách viết như trên

*Giải thích: Vì : chọn câu b giúp cho việc liên kết các câu trong đoạn được tốt hơn, câu trước nói về Thuỷ ( thông qua chủ ngữ “Em tôi”), vì vậy sẽ là hợp logíc và dễ hiểu nếu câu sau tiếp tục nói về Thuỷ ( thông qua chủ ngữ “em”)

23 tháng 4 2018

Chọn câu b "Em được mọi người yêu mến"

1. Em sẽ chọn câu (a) hay câu (b) để điền vào chỗ có dấu ba chấm trong đoạn trích dưới đây?- Thủy phải xa lớp ta, theo mẹ về quê ngoại.Một tiếng "ồ" nổi lên kinh ngạc. Cả lớp sững sờ. Em tôi là chi đội trưởng, là "vua toán" của lớp từ mấy năm nay..., tin này chắc làm cho bạn bè xao xuyến.                                                                               ...
Đọc tiếp

1. Em sẽ chọn câu (a) hay câu (b) để điền vào chỗ có dấu ba chấm trong đoạn trích dưới đây?

- Thủy phải xa lớp ta, theo mẹ về quê ngoại.

Một tiếng "ồ" nổi lên kinh ngạc. Cả lớp sững sờ. Em tôi là chi đội trưởng, là "vua toán" của lớp từ mấy năm nay..., tin này chắc làm cho bạn bè xao xuyến.

                                                                                                                                                       (Theo Khánh Hoài)

a) Mọi người yêu mến em.

b) Em được mọi người yêu mến.

2. Tìm câu bị động trong các đoạn trích dưới đây. Giải thích vì sao tác giả chọn cách viết như vậy. 

- Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.

 

6
1 tháng 6 2019

Câu 1 là a

1 tháng 6 2019

Trả lời

1.a) Mọi người yêu mến em.

2)Có khi... thấy.

Mk ko chắc câu 2 và mk ko biết giải thích.

Xin đừng ném đá ạ.

Chúc 1/6 vv nha !

20 tháng 2 2017

Chọn câu (b).
Thuỷ phải xa lớp ta, theo mẹ về quê ngoại.
Một tiếng “ồ” nổi lên kinh ngạc. Cả lớp sững sờ. Em tôi là chi đội trưởng, là “vua toán” của lớp từ mấy năm nay. Em được mọi người yêu mến, tin này chắc làm cho bạn bè xao xuyến.

21 tháng 2 2017

Mình chọn câu b vì nhằm mục đích thống nhất chủ đề của văn bản

26 tháng 4 2017

1. Xác định chủ ngữ của mỗi câu:

a) Mọi người yêu mến em.

- Chủ ngữ: Mọi người

b) Em được mọi người yêu mến.

- Chủ ngữ: Em

2. Ý nghĩa:

- Chủ ngữ " Mọi người" của câu "Mọi người yêu mến em." chỉ chủ thể của hoạt động được nói đến trong câu.

- Chủ ngữ "Em" trong câu "Em được mọi người yêu mến." chỉ đối tượng của hoạt động được nói đến trong câu.

27 tháng 2 2018

a/ Mọi người yêu mến em.

=> Mọi người là chủ ngữ, là chủ thế của trạng thái yêu mến -> chủ động

b/ Em được mọi người yêu mến.

=> Em là chủ ngữ, là đối tượng liên quan đến trạng thái yêu-> bị động

           ...Qua màng nước mắt, tôi nhìn theo mẹ và em trèo lên xe. Bỗng em tụt lại xuống chạy về phía tôi, tay ôm con búp bê. Em đi nhanh về chiếc giường, đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ.-        Em để nó ở lại – Giọng em ráo hoảnh – Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau. Anh nhớ chưa? Anh hứa đi.-        Anh xin hứa.Tôi mếu máo trả lời và...
Đọc tiếp

           ...Qua màng nước mắt, tôi nhìn theo mẹ và em trèo lên xe. Bỗng em tụt lại xuống chạy về phía tôi, tay ôm con búp bê. Em đi nhanh về chiếc giường, đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ.

-        Em để nó ở lại – Giọng em ráo hoảnh – Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau. Anh nhớ chưa? Anh hứa đi.

-        Anh xin hứa.

Tôi mếu máo trả lời và đứng như chôn chân xuống đất, nhìn theo cái bóng bé nhỏ liêu xiêu của em tôi trèo lên xe. Chiếc xe tải rồ máy, lao ra đường và phóng đi mất hút.

              (Khánh Hoài, trích “Cuộc chia ta của những con búp bê”)

1, Đoạn trích được kể qua lời của nhân vật nào? Tại sao tác giả lại chọn nhân vật ấy để kể lại câu chuyện này? 

2, Xét về cấu tạo, những từ in đậm trong đoạn trích trên được xếp vào loại từ nào? Hãy phân loại chúng. 

3, Em hiểu “chôn chân” ở đây nghĩa là gì? Việc sử dụng từ “chôn chân” trong đoạn văn diễn tả điều gì?. 

4, Tại sao người em lại đặt con Em Nhỏ cạnh con Vệ Sĩ? Qua hành động của người em chúng ta rút ra được bài học gì cho bản thân? 

5, Hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu để trình bày cảm nhận của  mình về tình anh em của Thành và Thủy trong văn bản. Đoạn văn có sử dụng một từ láy, một cụm tính từ (gạch chân và ghi chú thích). 

3
20 tháng 10 2021

1. Cuộc chia tay của những con búp bê - Khánh Hoài.

2. PTBĐ: Biểu cảm

3. Ngôi kể thứ nhất. Giúp làm rõ tâm trạng của nhân vật người anh.

4. NDC: Thủy quyết định để con Em Nhỏ ở lại. Giúp người đọc hiểu rõ hơn về tình thương mà Thủy dành cho anh của mình.

5. Từ láy: mếu máo, liêu xiêu

Trong kho tàng văn học Việt Nam có câu ca dao: “Anh em như thể chân tay, Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”. Thật vậy, tình cảm anh em là tình cảm thiêng liêng. Trong văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê của Khánh Hoài cũng đã ca ngợi tình cảm anh em của Thành và Thủy. Thành và Thủy là anh em ruột thịt. Họ rất yêu thương nhau, luôn nhường nhịn, quan tâm và lo lắng cho nhau. Điều đó khiến người đọc vô cùng cảm động. Nếu như gia đình họ không tan vỡ, hai anh em được sống với nhau thì hạnh phúc biết bao. Thật là đáng thương hai anh em họ đành phải xa lìa nhau. Họ không được ở cùng nhau nhưng tình cảm anh em không gì chia cắt được. Qua đó mỗi người càng biết trân trọng tình cảm thiêng liêng và trong sáng ấy.

1. Cuộc chia tay của những con búp bê - Khánh Hoài.

2. PTBĐ: Biểu cảm

3. Ngôi kể thứ nhất. Giúp làm rõ tâm trạng của nhân vật người anh.

4. NDC: Thủy quyết định để con Em Nhỏ ở lại. Giúp người đọc hiểu rõ hơn về tình thương mà Thủy dành cho anh của mình.

5. Từ láy: mếu máo, liêu xiêu.

26 tháng 4 2017

Trong hai đoạn văn câu bị động là:

- a. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.

- b. Người đầu tiên chịu ảnh hưởng của thơ Pháp rất đậm là Thế Lữ.; Tác giả "Mấy vần thơ" liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ.

Tác giả chọn cách dùng câu bị động như vậy vì:

a. Trong trường hợp này, các câu bị động được lược bỏ thành phần chủ ngữ. Có thể khôi phục: Có khi tinh thần yêu nước được người ta trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi tinh thần yêu nước (được) người ta cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Việc lược bỏ chủ ngữ là nhằm tránh lặp thừa. Câu bị động trong đoạn văn này được sử dụng để đảm bảo sự liên kết. Đối tượng nói đến ở đây là tinh thần yêu nước chứ không phải chủ thể của tinh thần yêu nước. Câu đầu đoạn văn thể hiện rõ điều này.

b. Chủ đề của đoạn văn này là nói về Thế Lữ - "Người đầu tiên..." - "Tác giả "Mấy vần thơ"..." chứ không phải nói về thơ Pháp, hay những người tôn vinh ông. Hai câu bị động có chủ ngữ cùng hướng về một đối tượng và cùng thống nhất với chủ đề của đoạn.

27 tháng 4 2017

Tìm câu bị động trong các đoạn trích dưới đây. Giải thích vì sao tác giả chọn cách viết như vậy.

-Tinh thân yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng, dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.

(Hồ Chí Minh)

-Người đầu tiên chịu ảnh hưởng thơ Pháp rất đậm là Thế Lữ. Những bài thơ có tiếng của Thế Lữ ra đời từ đầu năm 1933 đến 1934. Giữa lúc người thanh niên Việt Nam bấy giờ ngập trong quá khứ đến tận cổ thì Thế Lữ đưa về cho họ cái hương vị phương xa. Tác giả “Mấy vần thơ” liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ.

(Theo Hoài Thanh)

Gợi ý:

- Các câu bị động trong các đoạn trích gồm có:

+ Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.

+ Những cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.

+ Tác giả “Mấy vần thơ” liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ.

- Tác dụng của các câu bị động trong đoạn văn:

+ Làm cho đoạn văn tránh được cách viết trùng lặp, nhàm chán.

+ Tạo nên sự liên kết chặt chẽ giữa các câu trong một văn bản.

“Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mải vui chơi bè bạn, chẳng lúc nào tôi chú ý đén em…Từ đấy. chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa trò truyện.Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.”Câu 1: Nêu xuất...
Đọc tiếp

“Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mải vui chơi bè bạn, chẳng lúc nào tôi chú ý đén em…Từ đấy. chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa trò truyện.

Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.”

Câu 1: Nêu xuất xứ và phương thức biểu đạt của đoạn trích?

Câu 2: Nêu nội dung của đoạn trích?

Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn sau: “Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.”

Câu 4: Từ nội dung của đoạn trích, em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 6-8 câu, nêu cảm nghĩ của em khi được sống trong tình yêu thương của gia đình?

0
1.Tìm trong các ví dụ dưới đây những câu đặc biệt và câu rút gọn. a/ Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đau trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy dều được dưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức,...
Đọc tiếp

1.Tìm trong các ví dụ dưới đây những câu đặc biệt và câu rút gọn.

a/ Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đau trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy dều được dưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

(Hồ Chí Minh)

b/ Đứng trước tổ dế, ong xanh khẽ vỗ cánh, uốn mình, giương cặp răng rộng và nhọn như gọng kìm, rồi thoắt cái lao nhanh xuống hang sâu. Ba giấy…Bốn giây…Năm giây…Lâu quá!

(Vũ Tú Nam)

c/ Sóng ầm ầm đập vào những tảng đá lớn ven bờ. Gió biển thổi lồng lộng. Ngoài kia là ánh đèn sáng rọi của một con tàu. Một hồi còi.

(Nguyễn Trí Huân)

d/ Chim sâu hỏi chiếc lá:

-Lá ơi!Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!

-Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.

(Trần Hoài Dương)

2. Mỗi câu đặc biệt và câu rút gọn em vừa tìm được trong bài tập trên có tác dụng gì?

3. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu) tả cảnh quê hương em, trong đó có một vài câu đặc biệt.

 

 

1
25 tháng 4 2017

Bài 1:

a.

- Câu đặc biệt: Không có.

- Câu rút gọn:

+ Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lề, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.

+ Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

b.

- Câu đặc biệt: Ba giây... Bốn giây... Năm giây... Lâu quá!

- Câu rút gọn: Không có.

c.

- Câu đặc biệt: Một hồi còi.

- Câu rút gọn: Không có.

d. Câu đặc biệt: Lá ơi!

- Câu rút gọn:

+ Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!

+ Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.

Bài 2: Tác dụng của từng câu đặc biệt và câu rút gọn vừa tìm được:

a. Câu rút gọn: Làm cho lời văn ngắn gọn, tránh lặp thừa.

b. Câu đặc biệt:

  • Ba giây... Bốn giây... Năm giây...: Xác định, gợi tả thời gian.

  • Lâu quá!: Bộc lộ trạng thái cảm xúc

c. Câu đặc biệt: Thông báo về sự có mặt của sự vật, hiện tượng

d.

- Câu đặc biệt: gọi đáp

- Câu rút gọn: làm cho lời văn ngắn gọn, tránh lặp thừa.

Bài 3:

Từ lúc bé tẹo, tôi đã được đùa giỡn với sóng, với cát mỗi dịp về quê. Ông đưa tôi ra bờ biển, bế bổng tôi lên rồi lại đặt xuống mép nước cho chơi thoả thích. Ấy là bố và ông hay kể vậy thôi chứ tôi nào nhớ gì. Lớn, tôi mới có kí ức của riêng mình về biển và quê. Thanh bình. Yên ả. Biển quê nội tôi cho tôi cảm giác ấy. Căn nhà của ông bà nội hướng ra biển, đón gió lồng lộng suốt cả ngày. Tôi thích cảm giác thức dậy sáng sớm, chân trần đi ra biển. Làng chài nhộn nhịp từ lúc tinh mơ, dân làng bận rộn, vui mừng với những mẻ lưới vừa vào bờ. Trong những mẻ lưới buổi sáng ấy thế nào cũng có những con sao biển lấp lánh, con sứa trong suốt và thể nào chúng cũng bị vứt lại bên bờ biển. Tôi tha thẩn gom những con sao biển tội nghiệp ấy. Thật lạ. Dù chết nó vẫn giữ nguyên vẻ lấp lánh như lúc vừa ở biển vào.