K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 9: Trả lời:

Tên thân biến dạngĐặc điểm của thân biến dạngChức năng đối với câyVí dụ
1. Thân củThân củ nằm trên mặt đất

 

Thân củ nằm dưới mặt đất

Dự trữ chất dinh dưỡng cho cây dùng khi ra hoa.Củ su hào

 

Củ khoai tây

2. Thân rễNằm trong đất.

 

Lá vảy không có màu xanh.

Dự trữ chất dinh dưỡng dùng khi mọc chồi, ra hoa.Củ gừng, củ nghệ, cỏ tranh, củ dong ta
3.Thân mọng nướcThân chứa nhiều chất lỏng. Thân có màu xanhDự trữ nước. Quang hợpXương rồng 3 cạnh, cành giao, sừng hươu…

 

22 tháng 11 2016

1/đặc điểm chung của thực vật:

-tự tổng hợp được chất hữu cơ

-phần lớn không có khả năng di chuyển

-phản ứng chậm với các kivhs thchs từ bên ngoài

13 tháng 11 2017

Câu 1:

Vật sống

- Trao đổi chất với môi trường ( lấy các chất cần thiết,loại bỏ chất thải.

- Có khả năng cử động,vận động.

- Có khả năng lớn lên,sinh sản và phát triển.

Vật không sống

- Không có sự trao đổi chất.

- Không có khả năng cử đông,vận động.

- Không lớn lên,sinh sản và phát triển.

Bài 4:

- Thực vật có hoa là những thực vật có cơ quan sinh sản là hoa,quả,hạt.

- Thực vật không có hoa là những thực vật có cơ quan sinh sản không phải là hoa,quả,hạt.

Bài 11:

- Thân dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.

- Thân to ra do sự phân chia các tế bào mô phân sinh ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.

Chúc bạn hc tốtok

 

 

13 tháng 11 2017

Câu 2:

- Nhiệm vụ sinh học : nghiên cứu hình thái, cấu tạo ,đời sống cũng như sự đa dạng của sinh vật nói chung và thực vật nói riêng để sử dụng hợp lí ,phát triển và bảo vệ chúng nhằm phục vụ đời sống của con người .

Câu 3:

- Đặc điểm chung của thực vật :

+ Tự Tổng hợp được chất hữu cơ và chất vô cơ nhờ có diệp lục và ánh sáng

+ Có đời sống cố định

+ Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài

Câu 5 :

* Cấu tạo tế bào thực vật gồm :

Hỏi đáp Sinh học

6 tháng 11 2018

Câu 1.

Đặc điểm chung của thực vật là:

+ Tự tổng hợp các chất hữu cơ

+ Phần lớn không có khả năng di chuyển

+ Phản ứng chậm với kích thích bên ngoài

Câu 2

Có các loại thực vật có hoa và không có hoa

VD: cây có hoa: cây sen, cây chối, cây mít, .....

cây không có hoa: cây dương xỉ, cây thông, cây rêu, cây đinh lăng...

Câu 3

Các thành phần của tế bào thực vật là:

+ Vách tế bào

+ màng sinh chất

+ Chất tế bào

+ Nhân

Câu 4

Có 2 loại rễ chính: rễ cọc và rễ chùm

Rễ có 4 miền :

+ Miền trưởng thành

+ Miền hút

+ Miền sinh trưởng

+ Miền chóp rễ

Câu5

Cấu tạo miền hút của rễ gồm : vỏ và trụ giữa

Vỏ gồm biểu bì và thịt vỏ

Trụ giữa gồm bó mạch và ruột

Bó mạch gồm mạch rây và mạch gỗ

Câu 6

cấu tạo trong của thân non là:

1. Biểu bì

2. Thịt vỏ

3. Mach ray

4. Mach go

5. Ruột

Câu 7

Có 3 loại thân chính đó là :

Thân đứng :+ Thân gỗ: cây đa, cây bàng......

+ Thân cột: cây cau, cây dừa

+ Thân cỏ : rau đay, cây cỏ mần trầu,...

Thân leo: cây mướp,cây đậu,.....

Thân bò: cây rau má,.....

Câu 8

Thân cây dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn

Thân cây to ra do sự phân chia các tế bào mô phân sinh ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ

Câu 9

Vì khi bấm ngọn cây sẽ phát triển nhiều chồi, hoa, quả

còn khi tỉa cành cây sẽ tập trung phát triển chiều cao

Mach gỗ ; có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân

​Mạch rây: có chức năng vận chuyển các chất hữu cơ trong cây

​Câu 10

Co​ 4 loại rễ biến dạng, đo la :

+ Rễ củ : cây cải củ, cây cà rốt,....

+ Rễ móc: trầu không, hồ tiêu,.......

+ Rễ thở: cây bụt mọc,...

​+ Rễ giác mút: tơ hồng, tầm gửi,...

6 tháng 11 2018

Câu 1: Đặc điểm chung của thực vật là: Không có khả năng di chuyển, đều tự tạo ra chất hữu cơ, phần lớn phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài.

Câu 2: Không phải tất cả thực vật đều có hoa. Bên cạnh các cây có hoa còn có các cây không có hoa như: dương xỉ, vạn tuế, rêu,...

Câu 3: Các thành phần chính của tế bào thực vật: vách tế bào, nhân, chất tế bào, màng sinh chất. Bên cạnh đó, tế bào thực vật còn có ruột, mạch rây, mạch gỗ, không bào,...

Câu 4:Có 2 loại rễ chính: rễ cọc và rễ chùm.( Bn hỏi sai rồi, chắc bn định hỏi là các miền của rễ đúng ko?) Rễ có 4 miền: miền sinh trưởng, miền trưởng thành, miền hút, miền chóp rễ.

Câu 5: Miền hút của rễ gồm trụ giữa và vỏ.

Câu 6: Câu tạo trong của thân non: Vỏ và trụ giữa.

Câu 7: Có 3 loại thân chính:

- Thân đứng gồm thân cột( cứng, cao, ko có cành), thân gỗ( cứng cao, có cành) và thân cỏ( Mềm yếu). VD: Cây cau, cây lim, cây táo.

- Thân leo: leo bằng tua cuốn và leo bằng thân quấn. VD: mướp, bí.

- Thân bò: bò lan sát mặt đất. VD: Dưa hấu.

Câu 8:Thân dài do sự phân chia các tế bào ở mô phân sinh ngọn. Thân to ra do sự phân chia các tế bào mô phân sinh ở tầng sinh sinh trụ và tầng sinh vỏ.

Câu 9:Người ta bấm ngọn và tỉa cành để tăng năng suất lao động. Đối với những cây cần kích thích chiều cao, người ta tỉa cành. Còn các cây kích thích lá, thân,... người ta bấm ngọn. Vai trò của mạch gỗ: Vận chuyển nước và muối khoáng. Vai trò của mạch rây: Vận chuyển chất hữu cơ.

Câu 10: Có 4 loại rễ biến dạng:

- Rễ móc:trầu ko

- Rễ giác mút: tầm gửi

- Rễ củ: khoai lang, cà rốt,..

- Rễ thở:bụt mọc.

Có 3 loại thân biến dạng:

- Thân củ:Khoai tây, khoai môn.

- Thân rễ:gừng, riềng.

- Thân mọng nước: Nha đam, xương rồng.

24 tháng 10 2017

- Rễ gồm 4 miền:

1. Miền trưởng thành có các mạch dẫn: Dẫn truyền

2. Miền hút có các lông hút: Hấp thụ nước và muối khoáng

3. Miền sinh trưởng (nơi tế bào phân chia): Làm cho rễ dài ra

4. Miền chóp rễ: che chở cho đầu rễ

Miền hút là phần quan trọng nhất của rễ vì giữ chức năng hút nước và muối khoáng hoà tan trong đất cung cấp cho cây.

24 tháng 10 2017

Vách tế bào : làm cho tế bào có hình dạng nhất định

- Màng sinh chất : bao bọc ngoài chất tế bào

- Chất tế bào : là chất keo lỏng , trong chứa các bào quan như lục lạp

- Nhân : điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào

- Không bào : chứa dịch tế bào

Chức năng của các rễ biến dạng:

- Rể củ:Chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa tạo quả.

- Rễ móc:Bám vào trụ giúp cây leo lên.

- Rễ thở: Giúp cây hô hấp trong không khí.

- Rễ giác mút:Lấy thức ăn từ cây chủ.

28 tháng 10 2018

Câu 1:

- Vách tế bào : làm cho tế bào có hình dạng nhất định

- Màng sinh chất : bao bọc ngoài chất tế bào

- Chất tế bào : là chất keo lỏng , trong chứa các bào quan như lục lạp

- Nhân : điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào

- Không bào : chứa dịch tế bào

Câu 2:

-Có 2 loại rễ chính:

+Rễ cọc:gồm rễ cái và các rễ con(mít,xoan,nhãn,...)

+Rễ chùm:gồm các rễ con mọc ra từ gốc thân(lúa,ngô,...)

Câu 3:

- Miền hút gồm 2 phần: Phần vỏ và trụ giữa.

- Mỗi lông hút là 1 tế bào bởi vì chúng có cấu tạo là 1 tế bào: gồm vách tế bào, tế bào chất, màng sinh chất,nhân, không bào.

Chúng không tồn tại mãi vì nếu môi trường không phù hợp chúng có thể tiêu biến hoặc gãy.

Câu 4:

*Các miền của rễ :

- miền trưởng thành

- miền hút

- miền chóp rễ

- miền sinh trưởng

*Các chức năng của từng miền :

- miền trưởng thành : dẫn truyền

- miền hút : hấp thụ nước và muối khoáng

- miền chóp rễ : che chở cho đầu rễ

- miền sinh trưởng : giúp cho rễ dài ra

Câu 5:

  • Rễ củ. Các loại rễ củ như củ sắn, cà rốt, khoai lang, . phần rễ phình to tạo thành củ chứa các chất dự trữ dùng cho cây lúc ra hoa, kết quả.
  • Rễ móc. Các loại rễ móc như rễ cây trầu không, cây vạn niên thanh... Đó là những rễ phụ mọc ra từ thân giúp cây bám vào trụ để léo lên.
  • Rễ thở. Có ở nhiều loại cây sống ở các đầm lầy ngập nước như vẹt, sú. mắm, cây bụt mọc... Các rễ hô hấp mọc hướng ngược lên trên mặt nước lấy không khí cho rễ hô hấp.
  • Giác mút. Có ở loại cây sống bám như tầm gửi, tơ hồng. Rễ biến thành giác mút đâm vào cây khác để hút thức ăn.

Câu 6:

Có những loại thân sau: -Thân đứng:gồm thân gỗ(bàng,xoan,lim,...);thân cột(cau,dừa,...) và thân cỏ(cỏ mần trầu,...) -Thân leo:gồm thân cuốn(mồng tơi,...) và tua cuốn(mướp,đậu,...) -Thân bò:rau má,... Câu 7:

- Thân dài ra do ngọn cây.

- Thân dài ra được là do các tế bào ở mô phân sinh phân chia.

-Thân cây to do sự phân chia của các tế bào của mô phân sinh tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.

Câu 8:

Cấu tạo trong của thân non gồm 2 phần chính: vỏ và trụ giữa, vỏ gồm biểu bì và thịt vỏ. Trụ giữa gồm các bó mạch xếp thành vòng (mỗi bó mạch có mạch rây ở ngoài, mạch gỗ ở trong) và ruột

Câu 9:

Có 3 loại thân biến dang:

1.Thân củ:

- Thân củ nằm trên mặt đất

- Dự trữ chất dinh dưỡng

- VD:Củ su hào

2.Thân rễ:

- Thân rễ nằm trong mặt đất

- Dự trữ chất dinh dưỡng

- VD:Củ gừng

3.Thân mọng nước:

- Thân mọng nước mọc trên mặt đất

- Dự trữ nước quang hợp

- VD:Xương rồng




28 tháng 10 2018

1) Cấu tạo chính của tế bào thực vật: Vách tế bào, chất tế bào, màng sinh chất, nhân. Ngoài ra còn có: không bào, ruột, mạch gỗ, mạch rây, diệp lục,..

2)- Rễ củ: Phình to, chứa chất dự trữ

VD: khoai lang, cà rốt

- Rễ móc: bám vào trụ bám, giúp cây leo lên.

VD: hồ tiêu, trầu không.

- Rễ thở: mọc ngược lên giúp cây hô hấp.

VD: bụt mọc, bần, mắm.

- Rễ giác mút: Biến thành giác mút đâm vào thân cây chủ để lấy chất dinh dưỡng.

VD: tầm gửi, dây tơ hồng.

29 tháng 4 2017

Câu 1. Đặc điểm chung của thực vật hạt kín.

Trả lời: Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng (rễ cọc, rễ chùm thân gỗ thân thảo, lá đơn, lá kép..), trong thân có mạch dẫn phát triển. Có hoa quả, hạt nằm trong quả (trước đó là noãn nằm trong bầu). Đây là một đặc điểm tiến hóa và là ưu thế của cây Hạt kín (hạt được bảo vệ tốt hơn). Hoa và quả có rất nhiều dạng khác nhau.

Câu 2. Thế nào là phân loại thực vật?

Trả lời:

Phân loại thực vật là việc tìm hiểu sự giống nhau và khác nhau của thực vật rồi xếp chúng thành cấp bậc phân loại theo trật tự nhất định.

Người ta phân chia thực vật thành các bậc phân loại từ cao đến thấp theo trật tự sau:

Ngành — Lớp — Bộ — Họ — Chi — Loài

Loài là bậc phân loại cơ sở. Bậc càng thấp thì sự khác nhau giữa các thực vật cùng bậc càng ít. Như vậy, loài là tập hợp của những cá thể có nhiều đặc điểm giống nhau về hình dạng, cấu tạo...

Câu 3. Đặc điểm chủ yếu đế phân biệt giữa lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm là gì ?

Trả lời:

Đặc điểm chủ yếu để phân biệt lớp Hai lá mầm với lớp Một lá mầm ở số lá mầm của phôi: Cây Hai lá mầm thì phôi có 2 lá mầm, còn cây Một lá mầm thì phôi có 1 lá mầm.

Câu 4. Vai trò của rừng trong việc bảo vệ đất, chống xói mòn:

Trả lời:

Thực vật, đặc biệt là thực vật rừng, nhờ có hệ rễ giữ đất. Tán cây cản bớt sức nước chảy do mưa lớn gây ra. nên có vai trò quan trọng trong việc chống xói mòn, sạt lở hạn chế lũ lụt cũng như giữ được nguồn nước ngầm, tránh hạn hán.

Câu 5. Thực vật có vai trò gì đối với động vật ?

Trả lời:

Thực vật đóng vai trò quan trọng trong đời sống động vật . Chúng cung cấp thức ăn cho nhiều động vật. Cung cấp ôxi dùng cho quá trình hô hấp, cung cấp nơi ở và nơi sinh sản của một số động vật.

Câu 1. Nấm rơm có cấu tạo như thế nào? Chúng sinh sản bằng gì?

Trả lời:

Cấu tạo nấm rơm gồm 2 phần: phần sợi nấm là cơ quan sinh dưỡng và phần mũ nấm là cơ quan sinh sản, mũ nấm nằm trên cuống nấm. Dưới mũ nấm có các phiến mỏng chứa rất nhiều bào tử. Sợi nấm gồm nhiều tế bào phân biệt nhau bởi vách ngăn, mỗi tế bào đều có 2 nhân (không có chất diệp lục).

* Nấm rơm cũng sinh sản bằng bào tử.

Chúc bn hc tốt!

29 tháng 4 2017

1. Nêu đặc điểm chung của thực vật hạt kín ?

Trả lời :

- Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng (rễ cọc, rễ chùm ; thân gỗ, thân thảo ; lá đơn, lá kép ;...), trong thân có mạch dẫn phát triển.

- Có hoa quả. Hạt nằm trong quả (trước đó là noãn nằm trong bầu). Đây là một đặc điểm tiến hóa và là ưu thế của cây hạt kín (hạt được bảo vệ tốt hơn.

- Hoa và quả có nhiều dạng khác nhau.

- Môi trường sống đa dạng, là nhóm thực vật tiến hóa nhất.

2. Thế nào là phân loại thực vật ? Kể tên các bậc phân loại.

Trả lời:

Phân loại thực vật là việc tìm hiểu sự giống nhau và khác nhau của thực vật rồi xếp chúng thành cấp bậc phân loại theo trật tự nhất định.

Người ta phân chia thực vật thành các bậc phân loại từ cao đến thấp theo trật tự sau:

Ngành — Lớp — Bộ — Họ — Chi — Loài

2 tháng 11 2016

Câu1: Nêu cấu tạo tế bào thực vật.

  • Cấu tạo tế bào thực vật gồm:
    -Vách tế bào: làm cho tế bào có hình dạng nhất định.
    -Màng sinh chất bao bọc ngoài chất tế bào.
    -Chất tế bào là chất keo lỏng, trong chứa các bào quan như lục lạp (chứa chất diệp lục ở tế bào thịt lá),…
    Tại đây diễn ra các hoạt động sống cơ bản của tế bào:
    -Nhân: thường chỉ có một nhân, cấu tạo phức tạp, có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
    -Ngoài ra tế bào còn có không bào: chứa dịch tế bào.

     
2 tháng 11 2016

 

Câu 5: So sánh thân non và miền hút của rễ

Giống: Đều gồm vỏ (biểu bì + thịt vỏ) & trụ giữa (các bó mạch & ruột)

Khác :

Rễ (Miền hút)

- Biểu bì có lông hút

- Không có thịt vỏ

- Mạch gỗ xếp xen kẻ mạch rây thành 1 vòng

 

Thân non

- Không có biểu bì

- Thịt vỏ có các hạt diệp lục

- Mạch rây xếp thành vòng nằm ngoài vòng mạch gỗ (2vòng)

 

 

stttên vật mẫuđặc điểm của thân biến dạngChức năng đối với câyTên thân biến dạng
1Su hàoThân củ nằm dưới mặt đấtDự trữ chất dinh dưỡng cho cây dùng khi ra hoa.Thân củ
2Củ khoai tâyThân củ nằm trên mặt đấtDự trữ chất dinh dưỡng cho cây dùng khi ra hoa.Thân củ
3Củ gừngNằm trong đất.

 

Lá vảy không có màu xanh

Dự trữ chất dinh dưỡng dùng khi mọc chồi, ra hoa.Thân rễ
4Xương rồngThân chứa nhiều chất lỏng. Thân có màu xanhDự trữ nước. Quang hợpThân mọng nước

 

26 tháng 10 2017

đặc điểm chức năng của một số loại thân biến dạng.

stt tên vật mẫu đặc điểm của thân biến dạng chức năng đối với cây tên thân biến dạng
1 su hào thân củ nằm trên mặt đất chứa chất dự trữ thân củ
2 củ khoai tây thân củ nằm dưới mặt đất chứa chất dự trữ thân củ
3 củ gừng thân rễ nằm dưới mạt đất chứa chất dự trữ thân rễ
4 xương rồng thân mọng mọc trên mặt đất dự trữ nước thân mọng

30 tháng 10 2017

Câu 1:Tế bào ở mô ở mô phân sinh có khả năng phân chia.

Câu 2:Quá trình phân chia tế bào diễn ra: đầu tiên hình thành 2 nhân, sau đó chất tế bào phân chia và một vách tế bào hình thành ngăn đôi tế bào mẹ thành 2 tế bào con.

Câu 3:Củ đậu thuộc loại rễ biến dạng là rễ củ.

Câu 4:Vì các rễ củ có chất dinh dưỡng dự trữ nên lúc này các củ này năng suất vẫn còn cao, ta phải thu hoạch còn nếu để khi cây ra hoa thì chất dinh dưỡng trong rễ củ sẽ được chuyển lên phần ngọn để nuôi hoa làm cho năng suất củ giảm.

Câu 5:Thân cây gồm các bộ phận sau: Thân chính, cành , chồi ngọn và chồi nách.
Chồi nách có 2 loại : chồi lá và chồi hoa.

Câu 6:Thân cây dài ra là do chồi ngọn.

Câu 7:

-Dác là phần nằm ở bên ngoài, mỏng hơn và có màu nhạt hơn, được cấu tạo từ các tế bào gỗ non nên không cứng lắm, chức năng là vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá. -Ròng là phần nằm ở phía trong khá dày, màu sẫm hơn, được cấu tạo từ các tế bào gỗ già chết nên chắc và rắn, có chức năng nâng đỡ cho cây Câu 8:
  • Chọn ròng để làm cột nhà
  • Vì đó là lớp gỗ nâu thẫm, rắn chắc hơn dác, nằm phía trong, gồm những tế bào chết, vách dày có chức năng nâng đỡ cây.

30 tháng 10 2017

Câu 1:Các tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia .

Câu 2:Quá trình phân bào diễn ra như sau:

+ Đầu tiên từ một nhân hính thành thành hai nhân;sau đó chất tế bào phân chia hình thành một vách ngăn,ngăn đôi té bào cũ thành hai tế bào con.

Câu 3: Củ đậu thuộc rễ củ.

Câu 4: Vì nếu trồng cây lấy củ như: khoai lang,khoai tây, sắn,... thì phải thu hoạch trước khi ra hoa đẻ thu đc củ chứa nhiều chất hữu cơ nhất.

Câu 5: THân cây gồm những bộ phận là:thân chính, cành, chồi ngọn, chồi nách.

Câu 6: Thân dài ra do sự lớn lên và phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.

Câu 7:

+ Dác: màu sáng, nằm ngoài;chức năng vận chuyển nước và muối khoáng.

+ Ròng: màu sẫm, nằm trong ; chức năng nâng đỡ cây.

Câu 8: Người ta thường chọn phần ròng của gỗ để làm nhà vì ròng rắn chắc hơn dác, có chức năng nâng đỡ cây.

CÒN PHẦN TỰ LUẬN TỰ LÀM NHA BẠN.