Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1:
Câu 2:
-
chẳng bằng: chênh lệch, không ngang bằng
-
là: ngang bằng
Câu 3: Một số từ so sánh khác:
a. Ngang bằng: như, như thể, tựa như, hệt như, ...
b. Không ngang bằng: hơn, hơn là, kém, khác, ...
Ví dụ:
– Nó vui sướng hệt như khi được điểm 10. – Bằng tuổi nhau nhưng nó học kém tôi 1 lớp.
1.
Câu 1:
Về thăm nhà Bác làng Sen,
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.
Trả lời:
Lửa hồng chỉ màu đỏ của hoa râm bụt.
" Thắp" chi sự nở hoa.
Màu đỏ được ví với “lửa hồng” là vì hai sự vật ấy có hình thức tương đồng.
Sự "nở hoa” được ví với hành dộng thắp là vì chúng giống nhau về cách thức thực hiện.
Câu 1:
- Trẻ em như búp trên cành
- rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
Câu 2:
- Trong các hình ảnh so sánh vừa xác định được, những sự vật, sự việc nào được so sánh với nhau:
+ trẻ em được so sánh với búp trên cành;
+rừng đước được so sánh với hai dãy tường thành vô tận.
-Vì sao các sự vật, sự việc trên lại có thể so sánh được với nhau:
Giữa các sự vật, sự việc so sánh với nhau phải có nét nào đó giống nhau.
- trẻ em và búp trên cành, giống nhau: non tơ, được nâng niu,…
- rừng đước và dãy trường thành, giống nhau: dựng lên cao, thẳng đứng, dài dặc,…
- Việc so sánh các sự vật, sự việc với nhau như trên có tác dụng gì:
So sánh có tác dụng làm nổi bật cái được nói đến, bộc lộ sự cảm nhận của người nói (viết), gợi ra hình ảnh cụ thể, truyền cảm. Hãy so sánh:
- Trẻ em biết ngoan ngoãn, biết học hành là ngoan với Trẻ em như búp trên cành – Biết ngoan ngoãn, biết học hành là ngoan.
- rừng đước dựng lên cao ngất với rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận
Câu 3:
So sánh là thao tác phổ biến, được dùng trong suy nghĩ, nói năng,… Có sự so sánh để làm nổi bật cái được nói đến thông qua liên hệ giống nhau giữa các sự vật, sự việc (như trong ví dụ (1) và (2) ở trên); so sánh kiểu này là phép so sánh – một biện pháp tu từ. Nhưng cũng có sự so sánh để phân biệt đặc điểm khác nhau giữa các sự vật, sự việc (như trong câu văn của Tạ Duy Anh); so sánh kiểu này không phải là phép so sánh – biện pháp tu từ.
Câu 1: Tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh.
a. Trẻ em như búp trên cành.
b. Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
Câu 2:
- Trẻ em được so sánh với búp trên cành. Bởi vì búp trên cành nhỏ nhoi, tươi non và cần được chăm sóc. Và trẻ em là thế hệ nhỏ của đất nước, cần được chăm sóc, cần được học tập.
- Rừng đước có thể so sánh với hai dãy trường thành vô tận. Vì rừng đước và dãy trường thành đều có nét giống nhau ở chỗ: dựng lên cao, thẳng đứng, dài dặc, …
Câu 3:
Trong câu văn của Tạ Duy Anh, so sánh để phân biệt đặc điểm khác nhau giữa các sự vật, sự việc. So sánh kiểu này không phải là phép so sánh – biện pháp tu từ.
1. So sánh đặc điểm và tác dụng của ba cách diễn đạt sau đây:
- Cách 1:
Bác Hồ mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
- Cách 2:
Bác Hồ như người cha
Đốt lửa cho anh năm
- Cách 3:
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lứa cho anh nằm
(Minh Huệ)
Gơi ý:
Cách 1: Miêu tả trực tiếp, có tác dụng nhận thức lí tính.
Cách 2: Dùng phép so sánh, có tác dụng định dạng lại.
Cách 3: Ẩn dụ có tác dụng hình tượng hoá.
2. Tìm các ẩn dụ hình tượng trong những ví dụ dưới đây. Nêu lên nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng được so sánh ngầm với nhau.
a) Ăn quá nhớ kẻ trồng cây
(Ca dao)
b) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
(Tục ngữ)
c) Thuyền về có nhớ bến chăng?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
(Ca dao)
Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng
Có một Mặt Trời trong lăng rất đỏ
(Viễn Phương)
Gơi ý:
a. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Ăn quả: Thừa hưởng thành quả của tiền nhân.
- Kẻ trồng cây: Người đi trước, người làm ra thành quả.
Quả tương đồng với thành quả.
b. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
- Mực: Đen, khó tây rửa :=> Tương đồng với hoàn cảnh xấu, người xấu.
- Rạng: Sáng sủa => Tương đồng với hoàn cảnh tốt, người tốt.
c. Mặt trời đi qua trên lăng
Ẩn dụ: Mặt trời => Chi phong cách đạo đức cách mạng của Bác Hồ.
2. Gợi ý:
Trước hết, cần xác định đúng phép ẩn dụ trong từng câu. Sau đó, suy nghĩ, liên tưởng để hiểu được “cái được so sánh” ẩn đi trong từng trường hợp. Tiếp đến, đặt hình ảnh dùng để so sánh bên cạnh hình ảnh được so sánh để xác định mối quan hệ tương đồng giữa chúng.
– Các hình ảnh ẩn dụ:
+ ăn quả, kẻ trồng cây;
+ mực – đen , đèn – sáng;
+ thuyền, bến;
+ Mặt Trời (trong câu Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ).
– Các hình ảnh trên tương đồng với những gì?
+ ăn quả tương đồng với sự hưởng thụ thành quả (tương đồng về cách thức); kẻ trồng cây tương đồng với người làm ra thành quả (tương đồng về phẩm chất);
+ mực – đen tương đồng với cái tối tăm, cái xấu (tương đồng về phẩm chất); đèn – rạng tương đồng với cái sáng sủa, cái tốt, cái hay, cái tiến bộ (tương đồng về phẩm chất);
+ thuyền – bến tương đồng với người ra đi – người ở lại; sự chung thuỷ, sắt son của “người ở” đối với “kẻ đi” (tương đồng về phẩm chất);
+ Mặt Trời tương đồng với Bác Hồ (tương đồng về phẩm chất).
3. Gợi ý:
– Các từ ngữ ẩn dụ:
+ (Ánh nắng) chảy;
+ (Tiếng rơi) rất mỏng;
+ Ướt (tiếng cười).
– Tác dụng gợi tả hình ảnh, gợi cảm:
+ Ánh nắng, vốn đem đến cho cảm nhận của chúng ta qua màu sắc, cường độ ánh sáng (nắng vàng tươi, nắng vàng nhạt, nắng chói chang,…); ở đây, đã hiện ra như là một thứ “chất lỏng” để có thể “chảy đầy vai”; sự chuyển đổi này giúp gợi tả sinh động hình ảnh của nắng, nắng không còn đơn thuần là “ánh sáng” mà còn hiện ra như là một “thực thể” có thể cầm nắm, sờ thấy.
+ Tiếng lá rơi, vốn là âm thanh, được thu nhận bằng thính giác, không có hình dáng, không cầm nắm được; ở đây, nhờ sự chuyển đổi cảm giác, cái nhẹ của tiếng lá rơi được gợi tả tinh tế, trở nên có hình khối cụ thể (mỏng – vốn là hình ảnh của xúc giác) và có dáng vẻ (rơi nghiêng – vốn là hình ảnh của thị giác).
+ Tiếng cười là một loại âm thanh, ta nghe được. Ở đây, người ta như còn nhìn thấy tiếng cười và cảm nhận được tiếng cười qua xúc giác: ướt tiếng cười. Sự chuyển đổi cảm giác trong hình ảnh ẩn dụ này gợi tả được tiếng cười của người bố qua sự cảm nhận của tâm hồn trẻ thơ hồn nhiên.
Các hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ở trên cho thấy: với kiểu ẩn dụ này, không những đối tượng được miêu tả hiện ra cụ thể (ngay cả đối với những đối tượng trừu tượng) mà còn thể hiện được nét độc đáo, tinh tế trong sự cảm nhận của người viết, những liên tưởng, bất ngờ, thú vị là sản phẩm của những rung động sâu sắc, sự nhạy cảm, tài hoa.
Câu 1:
- Phong cách ngôn ngữ: Nghệ thuật
Câu 2:
- Nội dung chính của đoạn thơ: Từ hình ảnh cây tre Việt Nam, tác giả thể hiện những vẻ đẹp trong tính cách, phẩm chất của con người Việt Nam.
Câu 3:
- Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng ở trong đoạn thơ: nhân hóa, so sánh
- Tác dụng:
+ Giúp câu thơ thêm sinh động, gợi hình, gợi tả, gợi cảm
+ Sự vật trở nên có hồn hơn, mang sắc thái, dáng vóc của con người.
+ Qua việc khắc họa hình ảnh cây tre, tác giả đã bộc lộ, đặc tả những phẩm chất vốn có của con người Việt Nam.
Câu 4:
Hình tượng cây tre trong hai câu thơ đã thể hiện, khắc họa hình ảnh người mẹ tần tảo, chịu thương chịu khó vì con. Đây cũng chính là điểm độc đáo đồng thời cũng chính là sự sáng tạo của nhà thơ. Mượn hình ảnh cây tre cùng thủ pháp nhân hóa, tác giả không chỉ khiến cây tre trở nên có hồn hơn, mang sắc thái như con người vừa ẩn hiện lấp ló đằng sau hình ảnh cây tre ấy chính là hình ảnh người mẹ lam lũ, chịu thương chịu khó, dãi dầm mưa nắm. Không quản ngại khó khăn để kiếm miếng cơm manh áo nuôi con. Qua đó, tác giả cũng thể hiện tình yêu bao la đối với những người mẹ Việt Nam anh hùng.
bạn ơi bài này chìu này mik vừa học xog nhưng câu 4 bn tự nghĩ nhé
câu 1: PTBĐ chính trong đoạn thơ trên là biểu cảm
câu 2: nội dung chính của đoạn thơ trên là nói lên phẩm chất tốt đẹp của cây tre
câu 3: 2 biện pháp tu từ tác giả sử dụng chủ yếu trog đoạn thơ trên là nhân hóa và ẩn dụ
1. Những sự vật được nhân hoá:
- Câu a: miệng, tai, mắt, chân, tay
- Câu b: tre
- Câu c: trâu
2. Các nhân hoá những sự vật trong các câu văn, thơ:
- Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi sự vật (câu a).
- Dùng những từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt độ tính chất của vật (câu b).
Trò chuyện, xưng hô với vật như với người (câu c).
1)Những sự vật được nhân hóa:
a) Miệng, Tai, Mắt, Tay, Chân
b) tre
c) trâu
2) Sự vật trên được nhân hóa bằng cách:
a) lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Tay, cậu Chân
=> Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
b) tre chống lại ...
tre xung phong...
tre giữ...
=> Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật
c) trâu ơi
=> Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
Câu 1:
– Làng xóm ta (chỉ những người nông dân): quan hệ giữa cái chứa đựng và cái bị chứa đựng;
– Mười năm (chỉ thời gian trước mắt), trăm năm (chỉ thời gian lâu dài): quan hệ giữa cái cụ thể và cái trừu tượng;
– Áo chàm (chỉ người Việt Bắc): quan hệ giữa dấu hiệu của sự vật và sự vật;
– Trái Đất (chỉ những người sống trên trái đất – nhân loại nói chung): quan hệ giữa cái chứa đựng và cái bị chứa đựng.
Câu 2: Sự giống và khác nhau giữa hoán dụ và ẩn dụ:
– Giống nhau: cùng được xây dựng dựa trên cơ sở liên tưởng về mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng.
– Khác nhau: Các sự vật hiện tượng trong phép hoán dụ có quan hệ gần gũi với nhau. Trong khi đó, các sự vật, hiện tượng trong phép ẩn dụ phải có những nét tương đồng với nhau.
Ví dụ:
– Hoán dụ:
Áo chàm đưa buổi phân ly
Ta có thể hiểu: Người Việt Bắc (A) thường mặc áo chàm (B). Vì thế khi Áo chàm (B) xuất hiện ta liên tưởng tới người Việt Bắc (A).
– Ẩn dụ:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng, Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. (Viễn Phương)
Ở hai câu sau, tác giả Viễn Phương lại sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. Dấu hiệu để nhận biết điều này đó là sự tương đồng về phẩm chất giữa hình tượng mặt trời và Hồ Chí Minh (sự vĩ đại, cao cả và trường tồn).
1.Các phép hoán dụ có trong các câu văn, thơ và mối quan hệ giữa chúng:
a) Làng xóm - người nông dân: quan hệ giữa vật chứa đựng với vật bị chứa đựng.
b) Mười năm - thời gian trước mắt; trăm năm - thời gian lâu dài: quan hệ giữa cải cụ thể với cái trừu tượng.
c) Áo chàm - người Việt Bắc: quan hệ giữa dấu hiệu của sự vật với sự vật.
d) Trái Đất - nhân loại: quan hệ giữa vật chứa đựng với vật bị chứa đựng.
2.
Giống nhau: Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác
Khác nhau:
Ẩn dụ: Dựa vào quan hệ tương đồng. Cụ thể là tương đồng về:
- hình thức
- cách thức
- phẩm chất
- cảm giác
Hoán dụ: Dựa vào quan hệ tương cận.
Cụ thể:
- bộ phân gọi toàn thể
- vật chứa đựng gọi vật bị chứa đựng
- dấu hiệu của sự vật gọi sự vật
- cụ thể gọi trừu tượng.
Ví dụ: Ẩn dụ:
Thuyền về có nhớ bến chăng
Bển thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
Hoán dụ:
Nhớ ông cụ mắt sáng ngời
Áo nâu, túi vải, đẹp tươi lạ thường.
3. Đêm nay Bác không ngủ
- Lần thứ ba thức dậy
Anh hốt hoảng giật mình
Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc.
Anh vội vàng nằng nặc:
- Mời Bác ngủ Bác ơi!
Trời sắp sáng mất rồi
Bác ơi, mời Bác ngủ
- Chú cứ việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc
Bác thức thì mặc Bác
Bác ngủ không an lòng
Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn...
Trời thì mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi ướt
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau.
Anh đội viên nhìn Bác
Bác nhìn ngọn lửa hồng
Lòng vui sướng mênh mông
Anh thức luôn cùng Bác.
Minh Huệ