K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 11 2021

 

Diễn biến tâm trạng nhân vật ông lão để thấy: Trong nỗi đau đớn, tủi hồ, bế tắc, tuyệt vọng của ông là tình yêu làng, yêu nước bền vững, sâu nặng thiêng liêng:

- Tâm trạng sững sờ, bàng hoàng đau đớn, tủi hồ của ông Hai khi mới khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.

- Tâm trạng sợ hãi, nghe ngóng trằn trọc thao thức của ông. - Xung đột nội tâm...

=> Tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến trong ông Hai là bền chặt, sắt son.

 

tham khảo nhé

"Ông Hai vẫn nằm trằn trọc không sao ngủ được. Ông hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thử dài. Chợt ông lão lặng hẳn đi, chân tay nhủn ra, tưởng chừng như không cất lên được...Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ. Mụ nói cái gì vậy ? Mụ nói cái gì mà lào xào thế ? Trống ngực ông lão đập thình thịch. Ông lão nín thở, lắng tai ra bên ngoài..."( Làng - Kim Lân )Câu...
Đọc tiếp

"Ông Hai vẫn nằm trằn trọc không sao ngủ được. Ông hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thử dài. Chợt ông lão lặng hẳn đi, chân tay nhủn ra, tưởng chừng như không cất lên được...Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ. Mụ nói cái gì vậy ? Mụ nói cái gì mà lào xào thế ? Trống ngực ông lão đập thình thịch. Ông lão nín thở, lắng tai ra bên ngoài..."

( Làng - Kim Lân )

Câu hỏi :

1, Nếu lược bỏ các dấu...và câu hỏi trong đoạn văn trên thì cách mêu tả nhân vật và giá trị biểu cảm của đoạn văn đó có gì thay đổi? Vì sao?

2, Trong một đoạn trích của "Truyện Kiều" đã học cũng có 4 câu thơ dùng câu hỏi để diễn tả trạng thái nhân vật. Hãy chép lại những câu thơ đó ( Ghi rõ tên đoạn trích, vị trí đoạn trích )

3, Các câu: " Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ " thuộc kiểu câu nào?

4, Viết một câu văn nhận xét tâm trạng của nhân vật ông Hai trong đoạn văn trên.

0
28 tháng 1 2019

- Về hình thức: Đoạn văn nghị luận theo cấu trúc tổng-phân-hợp, khoảng 12 câu, có liên kết chặt chẽ, đủ lí lẽ và dẫn chứng, có sử dụng 1 câu ghép, 1 phép liên kết.

- Về nội dung: Phân tích tình yêu làng hòa quyện với tình yêu nước ở nhân vật ông Hai; giới hạn phân tích là toàn bộ văn bản Làng.

- Tham khảo đoạn văn:

Trong truyện Làng của Kim Lân, nhân vật ông Hai đã thể hiện tình yêu làng hòa quyện với tình yêu nước thật cảm động (1). Thật vậy, trong cảnh ngộ phải xa làng, ông luôn khoe về làng – cái làng kháng chiến – thực ra là cách giới thiệu tự hào và yêu thương về làng quê mình (2). Nhà văn còn đặt nhân vật lão nông ấy vào tình huống tin làng theo giặc, để thử thách tình yêu làng, yêu nước (3). Từ lúc nghe tin dữ ấy, cuộc đấu tranh nội tâm quyết liệt đã xảy ra trong lòng ông: theo làng hay trung thành với cách mạng, với Cụ Hồ? (4) Rồi ông Hai bị đẩy vào tình thế tuyệt vọng khi mụ chủ nhà ngỏ ý không cho ở nhà nữa vì không ai chứa chấp dân của làng Việt gian (5). Nhưng ông không thể về làng bởi lòng ông đã quyết định dứt khoát: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù ” (6). Trong hoàn cảnh ấy, ông chỉ còn biết trút nỗi lòng của mình vào những lời thủ thỉ với đứa con còn rất ngây thơ: ‘’Nhà ta ở làng Chợ Dầu, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ” (7). Những lời tâm sự ấy thực chất là những lời ông tự nhủ nhằm khẳng định tình yêu sâu nặng đối với làng Chợ Dầu đồng thời cũng khẳng định lòng trung thành với cách mạng, với lãnh tụ (8). Điều đó chứng tỏ ông Hai đã đặt tình yêu kháng chiến, yêu lãnh tụ, yêu đất nước lên trên tình yêu làng truyền thống (9). Thế nên, khi tin về làng được cải chính, dù tài sản riêng bị phá hủy, ông vẫn vô cùng sung sướng đi mua quà bánh cho con, rồi lại đi khoe với mọi người rằng Tây đã đốt nhà ông (10). Có thể nói, với “Làng”, qua nhân vật ông Hai, Kim Lân đã khẳng định: cách mạng và kháng chiến chẳng những không làm mất đi tình yêu làng truyền thống mà còn đưa đến cho tình cảm ấy những biểu hiện hoàn toàn mới mẻ: lòng yêu cách mạng, yêu lãnh tụ (11). Chính tình yêu làng thống nhất với tình yêu nước đã làm nên sức mạnh của cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược (12).

22 tháng 11 2021

cho mình hỏi câu ghép trong này là câu mấy vậy

 

16 tháng 7 2019

Viết bài văn nghị luận văn học. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Bài văn có đầy đủ kết cấu 3 phần, hành văn lưu loát, sinh động. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

 

 
 
 

a. Mở bài (0.5đ)

   - Giới thiệu truyện ngắn Làng và nhân vật ông Hai: nhân vật chính của tác phẩm, kết tinh lòng yêu làng, yêu nước sâu sắc.

b. Thân bài (9đ)

   - Tình huống truyện độc đáo thể hiện lòng yêu làng của nhân vật: Ông Hai nghe tin làng mình theo giặc. (1đ)

   - Diễn biến tâm trạng từ lúc nghe tin (6đ):

      + Sự xung đột trong nội tâm nhân vật: rất yêu làng nhưng nghe tin làng theo giặc, ông hết sức bất ngờ “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì phải thù”.

→ Tình yêu nước vượt lên trên tình yêu làng quê.

Mặc dù vậy, vì yêu làng nên ông càng day dứt, tủi hổ, không thể dứt bỏ tình cảm với làng được.

      + Bị đẩy vào tình huống bế tắc khi bị mụ chủ nhà đuổi đi. Mâu thuẫn nội tâm nhân vật và những giằng xé, bế tắc đòi hỏi cần được giải quyết.

+ Trút lòng tâm sự với đứa con nhỏ. Đoạn văn diễn tả cảm động nỗi lòng của ông Hai với cách mạng, với kháng chiến, đất nước, quê hương... Thực chất ở lời tâm sự đó là lời tự nhủ với mình, giãi bày nỗi lòng mình:

   • Ông yêu làng tha thiết.

   • Thủy chung với cách mang, với kháng chiến mà biểu tượng là Cụ Hồ. tình cảm ấy bền chặt, thiêng liêng

      + Khi làng được minh oan, tin về làng ông được ông chủ tịch cải chính: ông vui mừng, hớn hở: “Tây nó đốt nhà tôi rồi, đốt nhẵn”.

   - Nét nổi bật trong tính cách nhân vật chính là tình yêu làng, yêu quê hương đất nước. (1đ)

→ Tác giả rất thành công trong miêu tả tâm lí nhân vật, đặt nhân vật vào thử thách để bộc lộ chiều sâu tâm trạng. (0.5đ)

→ Am hiểu tâm lí con người, nhất là người nông dân. (0.5đ)

c. Kết bài (0.5đ)

   - Khẳng định lại sự thành công của tác giả trong xây dựng nhân vật.