Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Văn bản 1: Viết báo cáo là không phù hợp, trong tình huống này phải viết đơn để trình bày hoàn cảnh gia đình và để đạt nguyện vọng của mình
- Văn bản 2: Viết văn bản đề nghị là không đúng trong trường hợp này phải viết báo cáo vì cô giáo chủ nhiệm muốn biết tình hình và kết quả của lớp trong việc giúp đỡ gia đình thương bình liệt sĩ và bà mẹ Việt Nam anh hùng
- Văn bản 3: Trường hợp này không thể viết đơn mà phải viết văn bản đề nghị Ban Giám hiệu nhà trường biểu dương khen thưởng cho bạn H.
a. Viết báo cáo để tổng hợp trình bày về tình hình, sự việc và các kết quả đạt được của một cá nhân hay một tập thể.
b. Báo cáo cần phải chú ý những yêu cầu sau:
+ Về hình thức trình bày: trang trọng, rõ ràng và sáng sủa theo một số quy định sẵn.
+ Về nội dung: không nhất thiết phải trình bày đầy đủ tất cả nhưng cần chú ý các mục sau: Báo cáo với ai? Báo cáo về việc gì? Kết quả như thế nào?
c. Một số trường hợp cần viết báo cáo:
+ Lớp trưởng báo cáo kết quả xếp loại thi đua của lớp trong tháng.
+ Bí thư báo cáo về buổi sinh hoạt chi đoàn của lớp
+ Tình hình học tập của lớp khi kết thúc năm học.
So với những cách làm đơn từ lớp 6, lí do viết đơn và viết đề nghị có những điểm giống và khác nhau:
- Giống nhau: cả hai đều có những nhu cầu và nguyện vọng chính đáng
- Khác nhau: Đề nghị thể hiện nguyện vọng của một cá nhân
Tình huống b thể hiện nguyện vọng của một tập thể
1. Trong những năm học gần đây, em đã được tham gia một số hoạt động về giáo dục an toàn giao thông do nhà trường tổ chức. Ví dụ như
- Hoạt động ngoại khóa, diễn kịch về chủ đề an toàn giao thông
- Tham gia thuyết trình về an toàn giao thông
- Viêt bài dự thi về ý thức tham gia giao thông một cách an toàn
- Tham gia buổi ngoại khóa với chủ đề " Chúng em an toàn với giao thông",..
Hoạt động diễn kịch về chủ đề an toàn giao thông ấn tượng với em nhất vì chúng em được làm việc theo nhóm, để trao đổi ý kiến và em cho rằng đây là cách tuyên truyền về an toàn giao thông khiến học sinh cảm thấy hứng thú và không nhàm chán
2.
- Nhà trường chủ động phối hợp, trực tiếp tuyên truyền nhắc nhở tại hiện trường đối với phụ huynh và học sinh trong việc chấp hành Luật giao thông đường bộ nói chung, quy định về đội mũ bảo hiểm nói riêng
- Nhà trường cần chỉ đạo xen kẽ giáo dục luật giao thông vào các tiết học môn giáo dục công dân
- kiểm tra việc tham gia giao thông của học sinh khi tan trường.
- Giao cho giáo viên chủ nhiệm phải có trách nhiệm giáo dục luật giao thông cho học sinh vào các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ và cuối tuần, coi đây là một trong những tiêu chí để xếp loại thi đua của giáo viên và xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kỳ và cuối năm.