K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 12 2017

1.a,Các động từ trên thường phải có các từ ngữ đứng sau vì những động từ trên là những động từ hướng tới đối tượng bên ngoài và làm cho đối tượng ấy thay đổi thì cần phải có từ ngữ đằng sau đi kèm.

b,Được vì các động từ đó không phải những động từ hướng tới đối tượng bên ngoài nên không cần phải thêm các từ ngữ sau đi kèm.

Bài 2 bạn tự làm nhé!

27 tháng 11 2017

mày tên là gì ,nói nhanhbucqua

7 tháng 4 2022

Sau khi đọc xong truyện "Bức tranh của em gái tôi" . Em thấy ấn tượng về nhân vật Kiều Phương.Kiều Phương  có 1 tính cách là yêu thương người thân , hiền lành nhân hậu . Điều đặc biệt là Kiều Phương có 1 tài năng hội họa .Trong truyện , có thể thấy cách cư xử của nhân vật anh trai đối với Kiều Phương là : lạnh lùng, luôn coi thường Kiều Phương.Mặc dù thế nhưng tính tình Kiều Phương hồn nhiên , và không hay để ý tới những hành động lời nói cử chỉ của anh trai đối với mình . Qua đó , em thấy rằng Kiều Phương là một người có tình yêu thương , tấm lòng chân thành , có đức tính nhân hậu , luôn sẳn sàng vị tha những lỗi lầm của anh trai.

 

Nhung là một người bạn thân của tôi, phải nói như thế vì tôi không có nhiều bạn và bạn ấy cũng vậy. Nhung hầu như chỉ chơi thân với tôi bởi có lẽ tôi là người chịu được cái tính ít nói của cô, còn cô bạn ấy thì nhất quyết là người duy nhất chịu được cái tính nói liên hồi của tôi. Thật thú vị là tôi và Nhung không chỉ khác nhau về tính cách mà còn khác nhau cả về hình dáng bên ngoài. Trái với cái vẻ còm nhom như xác ve của tôi là một thân hình béo tròn, đầy đặn trông rất dễ thương của Nhung. Nhung có đôi mắt to và nâu, một màu nâu hạt dẻ xinh đẹp, khuôn mặt tròn trắng trẻo thường hồng lên mỗi khi bị tôi trêu chọc. Cặp lông mày sâu róm khi tức giận lại nhăn lên trông thật ngộ. Đặc biệt, bạn hay mỉm cười khi nghe tôi nói chuyện nên tôi chưa bao giờ có cảm giác mình đang độc thoại cả.

Các câu trần thuật đơn có từ là trong đoạn văn và tác dụng: 

Nhung là một người bạn thân của tôi, phải nói như thế vì tôi không có nhiều bạn và bạn ấy cũng vậy. => Câu giới thiệu .

11 tháng 4 2021

Tham khảo nha em:

Toàn là người bạn thân của em . Bạn có dáng người cao . Khuôn mặt bạn tròn . Làn da bạn hơi đen do hoạt động ngoài trời nhiều . Đôi mắt bạn đen , tròn , lấp lánh như sao sa . Vầng trán cao , rộng , chứng tỏ bạn là 1 người rất thông minh . Toàn rất vui tính và hiền lành với mọi người . Bạn là 1 thành viên ưu tú của lớp . Em rất yêu quý bạn ấy .

=> Dùng để giới thiệu 

  
18 tháng 12 2018

Danh từ là những từ chỉ người, sinh vật, sự vật, sự việc, khái niệm, hiện tượng,...

Phân loại- DT chỉ khái niệmĐạo đức, người, kinh nghiệm, cách mạng,…

- DT chỉ đơn vị: Ông, vị (vị giám đốc),  ( Tấm), cái, bức, tấm,…; mét, lít, ki-lô-gam,…; nắm, mớ, đàn,…'''

Khi phân loại DT tiếng Việt, trước hết, người ta phân chia thành hai loại: DT riêng và DT chung.

Danh từ riêng: là tên riêng của một sự vật (tên người, tên địa phương, tên địa danh,..) (như: Phú Quốc, Hà Nội, Lê Thánh Tông, Vĩnh Yên,...)

Danh từ chung: là tên của một loại sự vật (dùng để gọi chung cho một loại sự vật). DT chung có thể chia thành hai loại:

+ DT cụ thể: là DT chỉ sự vật mà ta có thể cảm nhận được bằng các giác quan (sách, vở, gió, mưa,…).

+ DT trừu tượng: là các DT chỉ sự vật mà ta không cảm nhận được bằng các giác quan (cách mạng, tinh thần, ý nghĩa,.… )

DT chỉ hiện tượng, chỉ khái niệm, chỉ đơn vị được giảng dạy trong chương trình SGK lớp 4 chính là các loại nhỏ của DT chung.

+ DT chỉ hiện tượng:

Hiện tượng là cái xảy ra trong không gian và thời gian mà con người có thể nhận thấy, nhận biết được. Có hiện tượng tự nhiên như: mưa, nắngsấm, chớp, động đất,… và hiện tượng xã hội như: chiến tranh, đói nghèo, áp bức,… danh từ chỉ hiện tượng là DT biểu thị các hiện tượng tự nhiên (cơn mưaánh nắng, tia chớp,…) và hiện tượng xã hội (cuộc chiến tranh, sự đói nghèo,…)

+ DT chỉ khái niệm:

Chính là loại DT có ý nghĩa trừu tượng (DT trừu tượng, đã nêu ở trên). Đây là loại DT không chỉ vật thể, các chất liệu hay các đơn vị sự vật cụ thể, mà biểu thị các khái niệm trừu tượng như: tư tưởng, đạo đức, khả năng, tính nết, thói quen, quan hệ, thái độ, cuộc sống, ý thức, tinh thần, mục đích, phương châm, chủ trương, biện pháp, ý kiến, cảm tưởng, niềm vui, nỗi buồn, tình yêu, tình bạn,… Các khái niệm này chỉ tồn tại trong nhận thức, trong ý thức của con người, không “vật chất hóa”, cụ thể hóa được. Nói cách khác, các khái niệm này không có hình thù, không cảm nhận trực tiếp được bằng các giác quan như mắt nhìn, tai nghe,…

+ DT chỉ đơn vị :

Hiểu theo nghĩa rộng, DT chỉ đơn vị là những từ chỉ đơn vị các sự vật. Căn cứ vào đặc trưng ngữ nghĩa, vào phạm vi sử dụng, có thể chia DT chỉ đơn vị thành các loại nhỏ như sau:

- DT chỉ đơn vị tự nhiên : Các DT này chỉ rõ loại sự vật, nên còn được gọi là DT chỉ loại. Đó là các từ: con, cái, chiếc; cục, mẩu, miếng; ngôi, tấm, bức; tờ, quyển, cây, hạt, giọt, hòn, sợi,…

- DT chỉ đơn vị chính xác : Các DT này dùng để tính đếm, đo đếm các sự vật, vật liệu, chất liệu,…VD: lạng, cân, yến, tạ, mét thước, lít sải, gang,…

- DT chỉ đơn vị ước chừng : Dùng để tính đếm các sự vật tồn tại dưới dạng tập thể, tổ hợp. Đó là các từ: bộ, đôi, cặp, bọn, tụi, đàn,dãy, bó, những , nhóm,...

- DT chỉ đơn vị thời gian:Các từ như: giây, phút, giờ, tuần, tháng,mùa vụ, buổi,…

- DT chỉ đơn vị hành chính, tổ chức: xóm, thôn, xã, huyện, nước, nhóm, tổ, lớp, trường, tiểu đội, ban, ngành,…

18 tháng 12 2018

Động từ là từ (thành phần câu) dùng để biểu thị hoạt động (chạyđiđọc), trạng thái (tồn tạingồi). Trong ngôn ngữ, động từ gồm hai loại là nội động từ và ngoại động từ. Nội động từ là động từ chỉ có chủ ngữ (Vd: Anh ấy chạy) còn ngoại động từ là động từ có chủ ngữ và tân ngữ (VD: cô ấy ăn cá). Trong ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt, động từ cũng như các loại từ khác không biến đổi hình thái, trong một số ngôn ngữ hòa kết, động từ thường bị biến đổi hình thái theo ngôi, thì... Động từ trong ngôn ngữ hòa kết khi không biến đổi gọi là động từ nguyên mẫu.