K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 10 2017

khu vực Đông Á,Đông Nam Á,Nam Á:

  • Các loại cây trồng chủ yếu là lúa gạo, lúa mì, ngô, chè, cao su, dừa, cà phê.
  • Vật nuôi chủ yếu là lợn, trâu, bò.
  • Khu vực Tây Nam Á và các vùng nội địa:

  • Cây trồng chủ yếu là lúa mì, bông, chà là.
  • Vật nuôi là cừu
1 tháng 11 2017

1) Vì trug quốc và ấn độ là 2 nước đông dân nên số lượng gạo sản xuất chủ yếu cung cấp cho tiêu dùng (.) nc còn Vn và Tl số dân ít nên xuất khẩu gạo nhiều.

2)* CN:

Sản xuất cnghiep rất đa dạng nhưng chưa pt đều

cnghiep khai khoáng sxuat hàn tiêu dùng chế biến lương thực thực phẩm pt ơ nhìu nc

cnghiep luyện kim,cơ khí chế tạo máy móc pt mạnh ở Nhật bản, TQ, hàn quốc.

* dịch vụ:

Các hdong như giao thog vận tải bưu chíh viễn thông rất dc coi trọng

các quốc gia có ngàh dịch vụ pt: Nhật bản, TQ, Singapo, hà nquốc

2 tháng 1 2022

Tham khảo: Vì Trung Quốc, Ấn Độ là nước đất rộng, người đông nên lúa gạo sản xuất ra chủ yếu là để chống nạn đói còn số gạo xuất khẩu ra nước ngoài chỉ là một phần nhỏ.

 Câu 1: Nêu những thành tựu về kinh tế của các nước Châu Á? Tại sao Trung Quốc, Ấn Độ sản xuất nhiều lúa gạo nhưng xuất khẩu thua Thái Lan, Việt Nam. Câu 2: Nam Á có mấy miền địa hình, các miền địa hình đó có ảnh hưởng gì tới sự phân bố dân cư không đều của khu vực?Câu 3 Trình bày đặc điểm dân cư của khu vực Nam Á?Câu 4:Vì sao dân cư tập trung đông ở khu vực Đồng Bằng? thưa thớt ở vùng núi.Câu 5:...
Đọc tiếp

 

Câu 1: Nêu những thành tựu về kinh tế của các nước Châu Á? Tại sao Trung Quốc, Ấn Độ sản xuất nhiều lúa gạo nhưng xuất khẩu thua Thái Lan, Việt Nam.

 

Câu 2: Nam Á có mấy miền địa hình, các miền địa hình đó có ảnh hưởng gì tới sự phân bố dân cư không đều của khu vực?

Câu 3 Trình bày đặc điểm dân cư của khu vực Nam Á?

Câu 4:Vì sao dân cư tập trung đông ở khu vực Đồng Bằng? thưa thớt ở vùng núi.

Câu 5: Nêu những thành tựu về nông nghiệp, công nghiệp của các nước Châu Á?

Câu 6: Trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Nam Á

                                                         

Câu 7: Trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Á?

 

Câu 8: So sánh điểm khác nhau về địa hình, khí hậu của Nam Á và Đông Á?

1
21 tháng 12 2021

Tham khảo

Câu 1: 

Thành tựu nông nghiệp của các nước châu Á:

+ Châu Á chiếm gần 93% sản lượng lúa gạo và 39% sản lượng lúa mì thế giới (2003).

+ Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước đông dân nhất thế giới, trước thường xuyên thiếu hụt lương thực, nay đã đủ  và còn thừa để xuất khẩu.

+ Thái Lan và Việt Nam là hai nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhất và thứ hai thế giới.

Câu 2: 

Nam Á có ba miền địa hình khác nhau.

– Phía bắc là hệ thống núi Hi-ma-lay-a cao, đồ sộ, chạy theo hướng tây bắc – đông nam dài gần 2600km, rộng trung bình từ 320-400km.

– Nằm giữa là đồng bằng Ấn – Hằng rộng và bằng phẳng, chạy từ biển A-rap đến vịnh Ben – gan dài hơn 3000km, bề rộng từ 250 -350 km.

– Phía nam là sơn nguyên Đê – can tương đối thấp bằng phẳng. Hai rìa phía tây và phía đông của sơn nguyên là các dãy Gát Tây và Gát Đông.

Câu 3: 

-  Dân số đứng thứ 1 trong các khu vực châu Á (năm 2020: 1,9 tỉ người), mật độ dân số cao nhất với khoảng 303 người/km

- Dân cư phân bố không đồng đều: 

+ Tập trung đông đúc ở sườn phía nam dãy Hi-ma-lay-a, đồng bằng Ấn - Hằng, dải đồng bằng ven biển dãy Gát Tây và Gát Đông.

+ Thưa thớt ở sơn nguyên Đê-can, Tây Bắc Ấn Độ và Pa-ki-xtan, sườn phía bắc dãy Hi-ma-lay-a.

- Dân cư chủ yếu theo Ấn Độ giáo và Hồi giáo.

Câu 4: 

- Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, ven biển và các đô thị, vì những nơi này có nhiều thuận lợi về diều kiện sống (địa hình, đất đai, nguồn nước, giao thông, trình độ phát triển kinh tế,...).

- Dân cư thưa thớt ở miền núi, vi ở đây có nhiều khó khăn cho cư trú và sinh hoạt (địa hình dốc, giao thông khó khăn,...).

Câu 5:

Thành tựu nông nghiệp của các nước châu Á:

* Trồng trọt:

-  Cây lương thực:

+ Lúa gạo là cây lương thực quan trọng nhất, được trồng chủ yếu trên các đồng bằng phù sa màu mỡ. Ngoài ra có lúa mì và ngô được trồng ở các vùng đất cao và khí hậu khô hơn.

+ Châu Á chiếm gần 93% sản lượng lúa gạo và 39% sản lượng lúa mì thế giới (2003).

+ Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước đông dân nhất thế giới, trước thường xuyên thiếu hụt lương thực, nay đã đủ  và còn thừa để xuất khẩu.

+ Thái Lan và Việt Nam là hai nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhất và thứ hai thế giới.

- Cây công nghiệp lâu năm:

+ Gồm: cà phê, chè, cao su, dừa, chà là.

+ Đem lại nguồn nông sản xuất khẩu quan trọng hàng đầu cho các nước.

* Chăn nuôi:

- Các vật nuôi chủ yếu là: trâu bò, lợn, gà, vịt, dê, bò, ngựa, cừu..

- Phương pháp chăn nuôi theo hình thức công nghiệp được phát triển mạnh mẽ, mang lại hiệu quả.

Câu 6: Khu vực Nam Á chủ yếu nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa.
- Đặc điểm vị trí địa lí của khu vực Nam Á: là bộ phận nằm ở rìa phía nam của lục địa. Phía tây giáp biển A-rap. phía đông giáp vịnh Ben-gan, phía nam giáp Ấn Độ Dương, phía bắc là hệ thống núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ.
- Các miền địa hình chính từ bắc xuống nam:
+ Phía bắc: hệ thống núi Hi-ma-Iay-a hùng vĩ chạy theo hướng tây bắc - đông nam dài gần 2600 km. bề rộng trung hình từ 320 - 400km.
+ Nằm giữa: đồng Hằng Ấn - Hằng rộng và bằng phẳng, chạy từ bờ biển A- rap đến bờ vịnh Ben-gan dài hơn 3000km, bề rộng từ 250km đến 350km.
+ Phía nam: sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng. Hai rìa phía tây và phía đông của sơn nguyên là các dãy Gát Tây và Gát Đông.

Câu 7: 

Đặc điểm tự nhiên

a) Địa hình và sông ngòi khu vực Đông Á:

-  Địa hình đa dạng: các hệ thống núi, sơn nguyên cao, hiểm trở phân bố ở phía Tây Trung Quốc. 

+ Các vùng đồi núi thấp và đồng bằng rộng và bằng phẳng phân bố ở phía Đông Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên.

- Sông ngòi: 

+ 3 hệ thống sông lớn là: sông A-mua, sông Hoàng Hà, sông Trường Giang bồi đắp thành những đồng bằng lớn. 

+ Chế độ nước: nước lớn vào cuối hạ, đầu thu, nước cạn vào cuối đông, xuân.

- Phần hải đảo: nằm trong vành đai lửa "Thái Bình Dương", là miền núi trẻ thường có động đất và núi lửa.

b) Khí hậu và cảnh quan

+ Phần hải đảo và phần phía Đông lục địa có khí hậu gió mùa.

+ Phần phía Tây đất liền: khí hậu khô nên cảnh quan thảo nguyên khô, hoang mạc và bán hoang mạc phát triển.

 

21 tháng 12 2021

Lưu ý lần sau chia nhỏ ra!

17 tháng 11 2021

Tại vì Trung Quốc và Ấn Độ là 2 nước có dân số đông thứ nhất thứ 2 trên thế giới cho nên sẽ để cho người dân sử dụng. Còn Việt Nam và Thái Lan có dân số ít nên xuất khẩu

20 tháng 12 2022

Theo mình là vì Trung Quốc và Ấn Độ có số dân đông nhất nhì thế giới, nên lương thực sản xuất ra hầu như chỉ đủ cho tiêu dùng. Còn Việt Nam và Thái Lan có dân số ít, đất nước chủ yếu sản xuất nông nghiệp, nên đã trở thành những nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhất và thứ hai thế giới

22 tháng 12 2021

Một số nét về ngành dịch vụ châu Á

- Các hoạt động dịch vụ (giao thông vận tải, thương mại, viễn thông, du lịch,...) được các nước rất coi trọng.

- Nhật Bản, Xin-ga-po, Hàn Quốc là những nước có ngành dịch vụ phát triển cao.

22 tháng 12 2021

Đặc điểm tình hình phát triển công nghiệp Châu Á

Sản xuất công nghiệp của các nước châu Á rất đa dạng, nhưng phát triển chưa đều:

- Công nghiệp khai khoáng phát triển ở nhiều nước khác nhau, tạo ra nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cho sản xuất trong nước và nguồn hàng xuất khẩu.

- Công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo (máy công cụ, phương tiện giao thông vận tải), điện tử,... phát triển mạnh ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan,...

- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (may mặc, dệt, chế biến thực phẩm,...) phát triển ở hầu hết các nước.

1 tháng 12 2021

Câu 1: thành tựu về nông nghiệp của các nước châu á biểu hiện ở những đặc điểm nào?

A sản lượng lúa gạo thêm 93% sản lượng lúa gạo trên thế giới

B hai nước có dân số đông làTQ và Ấn Độ thiếu lương thực nay đủ dùng và thừa để xuất khẩu

C Một số nước Thái Lan và VN xuất khẩu gạo đứng thứ nhất và đứng thứ 2 thế giới

D. Sản lượng lúa gạo chiếm 93% sản lượng lúa gạo toàn thế giới, TQ và ấn Độ còn thừa để xuất khẩu, Thái Lan, và VN xuất khẩu gạo đứng thứ nhất và thứ 2 thế giới

12 tháng 6 2023

câu 1: Châu á là quốc gia đông dân nhất thế giới do sự tăng trưởng dân số mạnh và hội tụ của 2 anh bạn đông dân nhất thế giới: trung quốc và ấn độ.

câu 2: Việt Nam đã biết trồng từ thời tiền sử và biết cách để nói tăng trưởng mạnh, cộng thêm do đồng bằng san phẳng và thu hoạch đúng mùa màng.

câu 3: Kinh tế châu á thì thuộc mức tăng trưởng mạnh. Đa phần trồng trọi và buôn bán. Ở đây hội tụ các công ty siêu khủng như samsung, huewai, oppo,...

câu 4:đông á có vùng núi chập chời rất ít khu vực đồng bằng, ví dụ như khu vực tây tạng, núi phú sĩ, ...

13 tháng 12 2021

tk

 

1. Nông nghiệp

 Nền nông nghiệp châu Á đã đạt được nhiều thành tựu to lớn.

- Sản xuất lương thực giữ vai trò quan trọng nhất.

+ Lúa gạo: 93% sản lượng lúa gạo thế giới, là cây lương thưc quan trọng nhất.

+ Lúa mì: 39% sản lượng lúa mì thế giới.

- Trung Quốc, Ấn Độ là hai nước đông dân, sản xuất lương thực đủ cho tiêu dùng trong nước.

- Thái Lan và Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ nhất và thứ hai thế giới.

- Vật nuôi thay đổi theo các khu vực khí hậu: khí hậu lạnh nuôi tuần lộc, khô hạn nuôi dê, ngựa, cừu; gió mùa ẩm ướt nuôi trâu bò, lợn, gà vịt...


 

+

Trung Quốc - sản lượng: 144,56 triệu tấn/năm.Ấn Độ - sản lượng: 104,8 triệu tấn/năm.Indonesia - sản lượng: 35,56 triệu tấn/năm.Bangladesh - sản lượng: 34,5 triệu tấn/năm.Việt Nam - sản lượng: 28,234 triệu tấn/năm.
13 tháng 12 2021

Câu 1. Nông nghiệp

 Nền nông nghiệp châu Á đã đạt được nhiều thành tựu to lớn.

- Sản xuất lương thực giữ vai trò quan trọng nhất.

+ Lúa gạo: 93% sản lượng lúa gạo thế giới, là cây lương thưc quan trọng nhất.

+ Lúa mì: 39% sản lượng lúa mì thế giới.

- Trung Quốc, Ấn Độ là hai nước đông dân, sản xuất lương thực đủ cho tiêu dùng trong nước.

- Thái Lan và Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ nhất và thứ hai thế giới.

- Vật nuôi thay đổi theo các khu vực khí hậu: khí hậu lạnh nuôi tuần lộc, khô hạn nuôi dê, ngựa, cừu; gió mùa ẩm ướt nuôi trâu bò, lợn, gà vịt....

Câu 2:

Trung Quốc - sản lượng: 144,56 triệu tấn/năm.Ấn Độ - sản lượng: 104,8 triệu tấn/năm.Indonesia - sản lượng: 35,56 triệu tấn/năm.Bangladesh - sản lượng: 34,5 triệu tấn/năm.Việt Nam - sản lượng: 28,234 triệu tấn/năm.