Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
a)PTBĐ: Nghị luận
-luận điểm :''Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ''
b) Thao tác lập luận chính : chứng minh
c) -Từ trọc phú dùng để chỉ loại người : giàu có mà dốt nát , bần tiện
Khởi ngữ : in đậm
" Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. (...) Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém."
d)Ngày Sách Việt Nam là ngày 23 tháng 4 hàng năm.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Câu 1.
- Bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính"
- Tác giả: Phạm Tiến Duật sinh năm 1941, năm 1964 gia nhập quân đội, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn và trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Thơ ông có giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
- Sáng tác năm 1969 lúc cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ đang diễn ra vô cùng ác liệt
Câu 2.
- Hình ảnh ẩn dụ: trời xanh hoặc trái tim
- Nêu được tác dụng của hình ảnh ẩn dụ: làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho điều tác giả muốn thể hiện
Câu 3 Hình ảnh những chiếc xe không kính rất độc đáo vì:
- Đó là những chiếc xe có thực trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì chống Mĩ và đã đi vào thơ Phạm Tiến Duật cũng rất thực, không một chút thi vị hóa. (0,5đ)
- Hình ảnh ấy vừa nói lên cái khốc liệt của chiến tranh vừa làm nổi bật chân dung tinh thần của người lính; thể hiện phong cách thơ của Phạm Tiến Duật: nhạy cảm với nét ngang tàng, tinh nghịch, yêu thích cái lạ
Câu 4
- Nội dung: Từ việc cảm nhận lòng dũng cảm của những người lính lái xe trong bài thơ, bày tỏ được những suy nghĩ về lòng dũng cảm: Thế nào là dũng cảm? Những biểu hiện của lòng dũng cảm trong cuộc sống? Vì sao có thể khẳng định đây là phẩm chất cao quý của con người? Em sẽ rèn luyện như thế nào để trở thành người dũng cảm?
- Hình thức: văn nghị luận, có thể kết hợp với các phương thức biểu đạt khác, diễn đạt sinh động, độ dài theo quy định...
- %-% k nha
- 1.Bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
- Tác giả: Phạm Tiến Du
ật sinh năm 1941, năm 1964 gia nhập quân đội, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn và trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Thơ ông có giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ
- Sáng tác năm 1969 lúc cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ đang diễn ra vô cùng ác liệt.
2.
- Hình ảnh ẩn dụ: trời xanh
- Nêu được tác dụng của hình ảnh ẩn dụ: làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho điều tác giả muốn thể hiện
3.
Hình ảnh những chiếc xe không kính rất độc đáo vì:
-Đó là những chiếc xe có thực trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì chống Mĩ và đã đi vào thơ Phạm Tiến Duật cũng rất thực, không một chút thi vị hóa.
-Hình ảnh ấy vừa nói lên cái khốc liệt của chiến tranh vừa làm nổi bật chân dung tinh thần của người lính; thể hiện phong cách thơ của Phạm Tiến Duật: nhạy cảm với nét ngang tàng, tinh nghịch, yêu thích cái lạ
4.Học sinh phải đảm bảo những yêu cầu về:
-Nội dung: Từ việc cảm nhận lòng dũng cảm của những người lính lái xe trong bài thơ, bày tỏ được những suy nghĩ về lòng dũng cảm: Thế nào là dũng cảm? Những biểu hiện của lòng dũng cảm trong cuộc sống? Vì sao có thể khẳng định đây là phẩm chất cao quý của con người? Em sẽ rèn luyện như thế nào để trở thành người dũng cảm?
-Hình thức: văn nghị luận, có thể kết hợp với các phương thức biểu đạt khác, diễn đạt sinh động, độ dài theo quy định…
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
1.
Nhật thắng vì:
- Mỹ vẽ hơi quá
- VN vè k liên quan gì đến nạn đói
- Nhật vẽ con người còm cõi vì đói là đúng
- TQ vẽ hơi quá, con người không đến nỗi phải cấu xé lẫn nhau để dành nồi cơm
2.
Gãi ngứa lỗ tai
3.
4
4.
Mày có khỏe không
5.
Bắc
6.
100
7.
Con mắt
8.
Cái bóng
9.
Đất xấu chim bay
10.
cua
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
2 câu trên đều vi phạm phương châm lịch sự:
Câu a: khi nói chúng ta nên nói lịch sự, không nên bảo họ sống thọ được bao lâu hay khi nào chết vì như thế ảnh hưởng tâm lý của đối phương rằng muốn sống thọ hơn
Câu b: khi nói không nên phân biệt đối xử, nên tôn trọng cả 2 phía dù là giàu hay nghèo,... chúng ta nên tôn trọng, không phân biệt cấp độ.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
c) hãy trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên bằng 1 đoạn văn
thiếu 1 tí nhé
a.Dựa vào bản dịch, bạn hãy cho biết từ "present" ở câu trích dẫn số 2 và "cheeseburger" ở câu 3 đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật ẩn dụ.
- Tác dụng về mặt nội dung của thủ pháp ẩn dụ "present" ở câu trích dẫn số 2:
+ Nhắc nhở con người biết trân trọng từng khoảnh khắc trong hiện tại và sống hết mình vì nó. Chúng ta không có sức mạnh thay đổi quá khứ đồng thời cũng không có khả năng nhìn thấu suốt tương lai có thể nói vận mệnh của chính mình được chúng ta tạo ra trong hiện tại. Vì vậy, ta nên coi hiện tại là một món quà của Thượng đế ban tặng, sống trọn trong từng phút giây đến khi ta đi đến tận cùng của sự sống cũng không hối tiếc điều gì.
-Tác dụng về mặt nội dung của thủ phẩm ẩn dụ qua từ “cheeseburger” ở câu thứ 3:
+ “Cheeseburger” theo cách hiểu của tôi là một bản thể hoàn hảo trọn vẹn nhất mà con người luôn ao ước. Và điểm khác biệt của nó với chiếc bánh mì kẹp thông thường là bởi nó chứa phô mai - một điểm nhấn khiến thực khách không thể cưỡng lại sức hấp dẫn của nó. Con người cũng vậy, chúng ta luôn cần có một màu sắc riêng để trở thành một cá thể khác biệt kiến tạo dấu ấn độc đáo của cá nhân. Chúng ta sống không có lấy đến một điểm sáng sẽ chẳng khác nào là sự tồn tại vô hình không ai nhớ mặt đặt tên. Và ta không sinh ra để biến mất như một hạt cát vô danh như thế.
+ Qua biện pháp ẩn dụ trên, tác giả muốn nhắn gửi ta cần làm nên bản sắc cá nhân riêng cho bản thân mình. Chúng ta là độc bản không nên tự biến mình thành một trong những con người là phiên bản của nhau.
b. Theo bạn, trong câu trích dẫn số 4, tác giả viết hoa từ "Nước" là có dụng ý:
+ Tác giả coi nước như là một cá thể sống có hành động và nhận thức. Qua đó, chúng ta có thể thấy tâm trí thực ra là một cá thể sống khác bên trong ta cần trò chuyện, thấu hiểu và học được cách nắm bắt nó. Nếu ta để tâm mình giao động, ta sẽ không bao giờ có được câu trả lời cho mọi thắc mắc nhưng khi ta để lòng mình tĩnh tại, đáp án ở ngay trong bản thân mình.
- Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu nói trên là so sánh “Tâm trí” - “Nước”
c. Oogway lại lấy con muỗi và "chỗ hiểm" để dạy chúng ta bài học về sự kiềm chế bởi:
- Con muỗi thường hành động rất nhanh nhưng cái muỗi để lại là sự ngứa ngáy khó chịu trong một khoảng thời gian dài. “Chỗ hiểm” có thể hiểu là nơi riêng tư chúng ta không muốn người khác biết. Đặc biệt khi muốn đuổi con muỗi ra khỏi vị trí đó ta cần sự khôn khéo nếu không rất dễ gây sự chú ý trong đám đông và nhận lại sự hổ thẹn chính là bản thân mình. Vì vậy khả năng kiềm chế trong những tình huống “tiến thái lưỡng nan” như vậy là rất quan trọng. Có một câu châm ngôn “Mất tiền là chẳng mất gì cả còn mất danh dự là mất nửa cuộc đời”. Đối mặt với tình huống con muỗi sẽ đốt vào “chỗ hiểm” của mình, ta nên kiềm chế những hành động thái quá dễ gây sự chú ý đích là để tránh ánh mắt đánh giá của những người xung quanh.
Theo tôi, nếu ta thay bằng những danh từ khác, theo bạn, ý nghĩa sẽ thay đổi lớn. Nó sẽ mất đi một phần giá trị của câu nói. Con muỗi hạ cánh vào chỗ hiểm là một tình huống “khó đỡ” đòi hỏi con người phải kiềm chế sự hốt hoảng hoặc phải chấp nhận im lặng cho qua chuyện. Đặt vào trong một tình huống khó xử như vậy mới có thể nêu bật được bài học kiềm chế trong lặng thầm một cách sâu sắc nhất.
do hiện tại cũng đã muộn rồi mà 3 câu còn lại có độ khó tương đối cao cần nhiều thời gian suy nghĩ hơn nên em sẽ tiếp tục phần trình bày của mình vào ngày mai ạ