Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Bài 1:
Từ xưa đến nay, đất nước ta đã trải qua bao nhiêu thăng trầm mới có được hòa bình và nền độc lập như hôm nay. Đó là nhờ vào sự nỗ lực cống hiến cũng như tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước sâu sắc của mỗi thế hệ. Cho đến ngày nay, lòng yêu nước vẫn luôn là thứ tình cảm thiêng liêng cần được trân trọng và phát triển hơn nữa. Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước; nỗ lực cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Lòng yêu nước là tình cảm cao cả, thiêng liêng của mỗi người dành cho quê hương đất nước. Đó là yêu sông, yêu núi, yêu làng, yêu xóm, yêu người dân sống trên mảnh đất hình chữ S. Tình cảm ấy đơn giản, gần gũi và nằm ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mỗi người. Biểu hiện của lòng yêu nước không phải là những thứ quá cao xa, nó nằm ngay ở ý thức và hành động của mỗi người. Trong thời kỳ kháng chiến, lòng yêu nước chính là đứng lên, cầm súng ra trận chiến đấu với kẻ thù. Mọi khó khăn, gian khổ đều không ngần ngại, xông lên phía trước dành lại độc lập tự do cho nhân dân. Lòng yêu nước lúc đó mạnh mẽ và quyết liệt. Đó là tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, tương thân tương ái, cùng nhau chống lại kẻ thù. Chiến tranh ác liệt nhưng như Bác Hồ từng nó thì “lòng yêu nước có thể nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước”. Lòng yêu nước lúc đó chính là cố gắng không ngừng nghỉ, cố gắng ngày và đêm để giữ lấy độc lập của đất nước. Quân thù hung ác nhưng ý chí chiến đấu của nhân dân càng phải quyết tâm. Tình yêu nước nồng nàn và tha thiết đó là vũ khí để chiến thắng kẻ thù. Trong thời bình, lòng yêu nước thể hiện ở việc chung ta xây dựng xã hội chủ nghĩa, mang lại cuộc sống no đủ cho nhân dân và sự vững bền cho đất nước. Tình yêu mà chúng ta dành cho làng quên yên bình, cho những dòng sông đổ nặng phù sa, cho bãi mía nương dâu. Nhà văn Ê ren bua từng nói “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu quê hương tạo nên lòng yêu Tổ quốc”. Những tình yêu tưởng chừng như bình dị như vậy nhưng lại tạo nên một tình yêu lớn lao và cao cả hơn.
Mô hình: Từ... đến (in đậm)1)Từng tia nắng ấm áp dần xuất hiện khiến em chợt nhận ra rằng mùa xuân đã về thật rồi. Thỉnh thoảng em lại nghe thấy tiếng chim oanh hót vang giữa không gian, bầu trời không còn xám xịt như mùa đông nữa, những đám mây trắng lại dần xuất hiện. Cây hoa trước cửa nhà cũng hé lộ những nụ hoa nhỏ xinh cùng những chiếc lá xanh non nhỏ xíu. Cả thảm cỏ cũng tràn ngập một sắc xanh mơn mởn đầy sức sống. Dù tiết trời còn lạnh nhưng đã không còn cái giá buốt mà nàng tiên mùa đông mang đến nữa. Cây đào nhà ai đã điểm những bông hoa nhỏ xinh trên cành lá, đua nhau khoe sắc thắm. Trên con đường đến trường, em đều có thể thấy được những sắc màu khác nhau trong khu vườn của mọi người, hương thơm của hoa, của nắng, của gió, tất cả hòa quyện vào với nhau trong không gian, khiến con người cảm thấy thoải mái và thấy mình như trẻ hơn, khỏe hơn. Ai cũng vui vẻ và cảm thấy hạnh phúc. Mùa xuân kì diệu như vậy đấy! Vậy nên nó chính là mùa đầu tiên trong năm, cũng là mùa được em yêu thích nhất.
3)
Kho tàng văn học dân gian với những câu ca dao, dân ca chỉ các thể loại trữ tình, dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống của con người. Bài những câu hát về tình cảm gia đình trong sách văn lớp 7 là một trong những bài thuộc thể loại đó."Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!"
Tình cảm của bài ca dao trêm là tình cảm của cha mẹ dành cho con, nhắc nhở con cái phải luôn hiếu thảo với cha mẹ - một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Bài ca dao này còn sử dụng hình ảnh so sánh giữa "công cha" với "núi cao" và "nghĩa mẹ" với "biển rộng". Và chúng ta sẽ cảm nhận rõ được tình cảm ấy qua câu "Cù lao chín chữ" nói về chín chữ nêu cao công lao cha mẹ nuôi con vất vả trăm bề.
Người cha đóng vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa đáng tin cậy cho vợ con. Còn người mẹ là người sinh thành và nuôi em khôn lớn. Mẹ luôn là người mẹ dịu dàng nhưng cũng rất nghiêm khắc. Mẹ luôn dõi theo từng bước đi, hành động, những suy nghĩ ngay ngô của em, cho em những lời khuyên bổ ích, hướng dẫn em đi trên con đường đúng đắn.
Hằng ngày, mẹ chẳng quản vất vả, nhọc nhằn, lo lắng cho các con từ bát cơm, tấm áo... Ngoài những thứ đó ra mẹ còn dạy dỗ, truyền đạt các kiến thức và kinh nghiệm sống mà mình đã đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, để em học được những bài học cần thiết khi bước vào đời.
Với âm điệu khoan thai, chậm rãi, thiết tha, sâu lắng... từng dòng thơ như đi sâu vào tâm trí người đọc, rót từng giọt vào tai người nghe. Bài thơ đã giúp em hiểu được rằng đạo làm con của mỗi con người là trách nhiệm, bổn phận vô cùng thiêng liêng, cao cả.Nếu một ngày nào đó chúng ta mất cha hoặc mẹ hoặc cả hai thì ngày đó chắc chắn là ngày buồn thảm nhất trong cuộc đời. 4)
Bạn đã bao giờ từng nghĩ quê hương mãi là kí ức sâu sắc nhất trong lòng bạn không ? Riêng tôi thì chắc chắn đấy, vì chỉ mỗi khi nghĩ đến quê hương, lòng tôi mới như tràn bao cảm xúc bồi hồi, nhung nhớ. Tôi yêu quê hương, tôi nhớ quê hương tôi lắm, nhớ đến từng hàng cau (dừa cũng được ^^) thẳng tắp, nhớ đến cả bãi cát vàng ấm áp. Nhưng yêu nhất, nhớ nhất đối với tôi vẫn mãi là cái bãi biển, cái tâm trạng của quê hương. Sáng sớm, biển đục ngầu như chưa thức dậy. Trưa về, biển lại như đang buồn khi trời còn quá gắt nắng làm không ai ra chơi với mình. Chiều rồi tối thì may ra mới có người. Nhưng lúc đó thì biển đã choàng lên mình cái chăn đen ấm áp để đi ngủ sau lãng mạn ngắm ánh hoàng hôn tàn dần. Ôi! Biển ơi, biển có biết là nhờ có biển mà quê hương tôi ngày càng đẹp hơn, thật tình rất cảm ơn biển! Vì vậy, biển hãy mãi là niềm tự hào, hãy mãi là kí ức của tôi, biển nhé !
5)Mỗi người đều có một nơi để sinh ra, lớn lên, trưởng thành và đi xa thì luôn nhớ về. Nơi đó chính là quê hương. Em cũng có một nơi luôn ở trong trái tim, là mảnh đất này, có ba mẹ, có ông bà, có bạn bè và có cả tuổi thơ tràn đầy những kỉ niệm đáng nhớ nhất. Em yêu quê em, yêu những con người nơi đây đậm nghĩa đậm tình.
Trong suy nghĩ của em thì mỗi một vùng quê đều có một nét riêng đặc trưng không thể lẫn lộn. Con người ở miền quê đó cũng vậy, có tính cách và tình cảm riêng.Đồng lúa! Quê hương em có cánh đồng lúa bao la, chạy dài bạt ngàn mà em chưa đi hết. Mẹ bảo đi hết cánh đồng lúa này còn xa lắm nên em chưa dám đi bao giờ. Vào mùa lúa chín màu vàng ươm của lúa khiến cho em có cảm giác như một tấm thảm màu vàng bất tận. Có những chú trâu cần mẫn gặm cỏ trên những triền đê cao và dài. Nơi đó chúng em có thể nằm im và ngắm bầu trời có mây trôi, ngắm mặt trời lặn mỗi khi mặt trời đổ xuống dãy núi cao cao kia.
1. Sử dụng chữ điệp âm đầu:
Thẳng thắn, thật thà thường thua thiệt
Lọc lừa, lươn lẹo lại lên lương
Tết tiếc túng tiền tiêu
Tính toán toan tìm tay tử tế
Cô kia còn kênh kiệu
Kỹ càng cố kén cậu căn cơ
Hội hè hòng hí hửng
Hỏi han hàng họ hẳn hay ho
Mới mẻ mừng mợ mạnh
Mỹ miều mà mở mặt môn mi
Aí ân êm ấm ấy
Ỡm ờ uốn éo ý yêu ai
2. Thay đối trật tự các chữ (hay nói ngược):
Vợ cả, vợ hai, (hai vợ) cả hai đều là vợ cả.
Thầy tu, thầy chùa, chùa thầy cứ việc thầy tu.
Câu đối của tri huyện Lê Kim Thằng và Xiển Bột:
Học trò là học trò con, tóc đỏ như son là con học trò.
Tri huyện là tri huyện Thằng, ăn nói lằng nhằng là thằng tri huyện.
3. Đưa các chữ cùng một đối tượng, một khái niệm vào trong câu đối
Tập trung các chữ chỉ mùa và hướng:
Chợ Đồng Xuân bán bánh trung thu, đông thì đông, nhưng không bán hạ
Người miền Đông làm nhà đất Bắc, Tây thì Tây, vẫn dựng kiểu Nam.
Tập trung nhiều tên cây:
Thầy Bá Bưởi đi xuống cầu Chanh, đồ đề chi mà bưng bồng kín mít.
Cô Tư hồng ở làng cầu Cậy, nhân duyên gì mà quấn quít cho cam.
Nhân một cuộc nhàn du, đến thăm ngôi chùa nọ, thấy Sư Cụ trụ trì có viết một vế đối ra cho khách thập phương tới lễ chùa rằng:
Đọc ba trăm sáu mươi quyển kinh, chẳng thần, thánh, Phật, Tiên nhưng khác tục!
Cụ Nguyễn Công Trứ cho rằng nhà tu hành có vẻ tự kiêu quá nên đã đốii lại:
Hay tám vạn nghìn tư mặc kệ, không quân, thần, phụ, tử, ***** ra người!
4. Vận dụng sự nói lái :
Khá hay, nhưng khi nói lái, nhiều từ ngữ lại mang nghĩa tục
Câu này khá thông dụng:
Con cá đối nằm trên cối đá
Đặc biệt, mỗi thành phần của hai vế đều là nói lái:
Thầy giáo tháo giầy, vấy đất vất đấy.
Thầy tu thù Tây, cạo đầu cầu đạo.
5. Vận dụng các chữ đồng âm :
Khá thú vị
Con ngựa đá con ngựa đá, con ngựa đá không đá con ngựa
Thằng mù nhìn thằng mù (bù) nhìn, thằng mù (bù) nhìn không nhìn thằng mù
Ngày nay Ngày Nay in nhà in nhà.
(Ngày Nay là tên một tờ báo của nhóm Tự Lực Văn Đoàn)
Trọng tài trọng tài vận động viên,
Vận động viên động viên trọng tài.
6. Tách chữ :
Các chữ công kênh, cồng kềnh, cóc cách, cọc cạch được tách ra ở hai vế:
Con công đi qua chùa Kênh, nó nghe tiếng cồng, nó kềnh cổ lại
Con cóc leo cây vọng cách, nó rơi trúng cọc, nó cạch đến già.
(Chùa Kêng ở Bắc Ninh, kềnh là ngoảnh lại, vọng cách là cây dùng để ăn gỏi, cạch là chừa bỏ vì sợ)
Các chữ kim chỉ, vá may:
Ngựa kim ăn cỏ chỉ
Chó vá cắn thợ may
Tách tên nhân vật:
Thúy Kiều đi qua cầu, nhác thấy chàng Kim lòng đã Trọng
Trọng Thủy nhòm vào nước, thoáng nhìn nàng Mỵ mắt rơi Châu.
7. Vận dụng chữ trái nghĩa:
Câu đối của Tú Cát và Trạng Quỳnh:
Trời sinh ông Tú Cát
Đất nẻ con bọ hung
(Hán Việt, cát là tốt, hung là xấu)
8. Vận dụng cả đồng âm lẫn đồng nghĩa :
Câu đối của bà Đoàn Thị Điểm bắt bí Trạng Quỳnh:
Da trắng vỗ bì bạch
(Bì bạch là Hán Việt, đồng nghĩa với da trắng & đồng âm với từ tượng thanh bì bạch)
Rừng sâu mưa lâm thâm
Cô Miên ngủ một mình
Trời xanh màu thiên thanh
Lộc là hươu, hươu đi lộc cộc
Ngư là cá, cá lội ngắc ngư
Cốc cốc đánh mõ rình cót thóc,
Thử đêm nay chuột có cắn không
Tùng tùng hồi trống đào cây thông,
Ô cành nọ quạ không đậu được
Có một vế thách đối hóc búa, đang chờ người tài hoa:
Cha con thầy thuốc về quê, gánh một gánh hồi hương, phụ tử
(Các chữ Hán Việt hồi hương, phụ tử đồng nghĩa với về quê, cha con và đồng âm với tên hai vị thuốc bắc hồi hương, phụ tử)
9. Lấy hai câu thơ trong Truyện Kiều rồi thêm hoặc bớt một tiếng:
Câu đối dán ở cửa buồng vợ lẽ:
Khi vào dùng dằng, khi ra vội ..
Nỗi đêm khép mở, nỗi ngày riêng ..
(Bỏ hai chữ vàng và chung)
Câu đối Tết
Người Việt Nam chúng ta mỗi dịp xuân về có tục chơi câu đối Tết. Tục này không biết rõ phát sinh từ thời nào nhưng chắc chắn là cũng lâu lắm rồi. Câu đối sau đây chắc không ai trong chúng ta mà không biết:
Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Nêu cao tràng pháo bánh chưng xanh
Xuân lai tăng lộc thọ
Phúc đáo vĩnh Khang Ninh
Những câu đối của Hy Văn tướng công Nguyễn Công Trứ:
Tả cảnh nghèo của một kẻ sĩ:
Tối ba mươi nợ hỏi tít mù, co cẳng đạp thằng bần ra cửa.
Sáng mồng một rượu say túy lúy, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà.
Công nợ rối canh tàn, ước những mười năm dồn lại một.
Rượu chè tràn quy tị, trông cho ba bữa hóa ra mười.
Trong cảnh thanh bần, nhiều khi không đợi, không mong mà xuân vẫn cứ đến:
Duột trời ngất một cây nêu, tối bữa ba mươi ri là Tết.
Vang đất đùng ba tiếng pháo, rạng ngày mùng một rứa cũng xuân.
Bàn một chiếc lăn chiêng, mặc sức tam dương khai thái.
Nhà hai gian bỏ trống, tha hồ ngũ phúc lâm môn.
Cụ cũng giúp cho người mù, không biết màu sắc Xuân, hương vị Tết ra sao một câu đối tức cảnh:
Tối ba mươi nghe tiếng pháo Giao Thừa ờ ờ Tê't.
Sáng mùng một vấp nêu Nguyên Đán à à Xuân.
Nữ sĩ Hồ Xuân Hương với lời thơ lãng mạn, đã làm câu đối Tết rất trào lộng:
Tối ba mươi khép cánh càn khôn, đóng chặt lại kẻo ma vương đưa quỉ tới
Sáng mồng một lỏng then tạo hóa, mở toang ra cho thiếu nữ rước xuân vào.
Sưu tầm
Bà già,bà giả,bà gia,
Bà ra kẻ chợ,con ma bắt bà
Chồng chổng,chồng chông
Chồng bát,chồng đĩa,nồi hông cũng chồng.
Bác gì,bác xác bác xơ,
Bác chết bao giờ,bác chả bảo tôi.
Cô thỉ cô thi.
Cô đang đương thì,cô kẹo với ai?...
Muốn rằng tàu lặng tàu bay
Nên anh bỏ việc cấy cày anh đi.
Biết mà cu lít cu li,
Thà rằng ở vậy nhà quê với nàng
Nhà quê có họ có hàng,
Có làng,có xóm,thở nhàng ,có nhau.
trả lời
55
1+2+3+...+10=55