K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1. Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp là:A. Dân cư và lao động nông thôn, cơ sở vật chất - kĩ thuật, chính sách phát triển của Nhà nước, thị trường trong và ngoài nước.B. Dân cư và lao động nông thôn, tài nguyên đất, nước, khí hậu và sinh vật.C. Cơ sở vật chất - kĩ thuật, chính sách phát triển của Nhà nước, tài nguyên đất, nướcD. Tài...
Đọc tiếp

Câu 1. Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp là:

A. Dân cư và lao động nông thôn, cơ sở vật chất - kĩ thuật, chính sách phát triển của Nhà nước, thị trường trong và ngoài nước.

B. Dân cư và lao động nông thôn, tài nguyên đất, nước, khí hậu và sinh vật.

C. Cơ sở vật chất - kĩ thuật, chính sách phát triển của Nhà nước, tài nguyên đất, nước

D. Tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khí hậu và tài nguyên sinh vật.

Câu 2. Các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp là:

A. Tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khí hậu và tài nguyên sinh vật.

B. Dân cư và lao động nông thôn, tài nguyên đất, nước, khí hậu và sinh vật.

C. Dân cư và lao động nông thôn, cơ sở vật chất - kĩ thuật, chính sách phát triển của Nhà nước, thị trường trong và ngoài nước.

D. Cơ sở vật chất - kĩ thuật, chính sách phát triển của Nhà nước, tài nguyên đất, nước.

Câu 3. Khu vực có diện tích đất phù sa lớn nhất nước ta là:

A. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

B. Vùng Đồng bằng sông Hồng.

C. Các vùng Trung du và miền núi.

D. Các đồng bằng ở Duyên hải miền Trung.

Câu 4Hạn chế của tài nguyên nước ở nước ta là:

A. Chủ yếu là nước trên mặt, nguồn nước ngầm không có.

B. Phân bố không đều trong năm gây lũ lụt và hạn hán.

C. Phân bố không đều giữa các vùng lãnh thổ.

D. Khó khai thác để phục vụ nông nghiệp vì hệ thống đê ven sông.

Câu 5. Em hãy vẽ sơ đồ hệ thống cơ sở vật chất - kĩ thuật trong nông nghiệp

0
9 tháng 10 2021

18 tháng 11 2018

- Vùng đồng bằng ven biển:

      + Phân bố dân cư, dân tộc: Chủ yếu là người Kinh, một bộ phận nhỏ là người Chăm. Mật độ dân số cao, phân bố tập trung ở các thành phố, thị xã. + Hoạt động kinh tế: Hoạt động công nghiệp, thương mại, du lịch, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.

- Vùng đồi núi phía tây:

      + Phân bố dân cư, dân tộc: Chủ yếu là các dân tộc: Cơ-tu, Ra-glai, Ba-na, Ê-đê,... Mật độ dân số thấp. Tỉ lệ hộ nghèo còn khá cao.

      + Hoạt động kinh tế: Chăn nuôi gia súc lớn (bò đàn), nghề rừng, trồng cây công nghiệp.

Câu 1:Đặc điểm quần cư nông thôn và quần cư đô thị ở nước ta?Câu 2:Tỷ lệ lao động qua đào tạo và chưa đào tạo ở nước ta?Câu 3:Sự phân bố các ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta:Công ngiệp điện,dệt may,khai thác nhiên liệu,chế biến lương thực-thực phẩmCâu 4:Trình bày những thuận lợi về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ đối...
Đọc tiếp

Câu 1:Đặc điểm quần cư nông thôn và quần cư đô thị ở nước ta?

Câu 2:Tỷ lệ lao động qua đào tạo và chưa đào tạo ở nước ta?

Câu 3:Sự phân bố các ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta:Công ngiệp điện,dệt may,khai thác nhiên liệu,chế biến lương thực-thực phẩm

Câu 4:Trình bày những thuận lợi về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ đối với sự phát triển kinh tế?

Câu 5:Nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông-lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?

Câu 6:Trình bày những thuận lợi về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Đồng bằng sông Hồng đối với sự phát triển kinh tế?

Câu 7:Nêu tầm quan trọng của việc sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng?

Câu 8:Tại sao nói Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất cả nước?

Câu 9:Giải thích tại sao ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm chiếm là ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu công nghiệp nước ta?

câu 10:So sánh tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng và đánh bắt vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung bộ năm 2014 và giải thích vì sao có sự chênh lệch như vậy?

9
27 tháng 12 2020

Câu 1:Đặc điểm quần cư nông thôn và quần cư đô thị ở nước ta?

a) Quần cư nông thôn

- Là điểm dân cư ở nông thôn với quy mô dân số khác nhau. Các điểm dân cư có tên gọi khác nhau tùy theo dân tộc và địa bàn cư trú như làng, ấp (người Kinh), bản (người Tày, Thái, Mường,...), buôn, plây (các dân tộc Trường Sơn, Tây Nguyên), phum, sóc (người Khơ-me).

- Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, phụ thuộc vào đất đai nên các điểm dân cư nông thôn thường được phân bố trải rộng theo lãnh thổ.

- Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, diện mạo làng quê đang có nhiều thay đổi. Tỉ lệ người không làm nông nghiệp ở nông thôn ngày càng tăng.

b) Quần cư thành thị

- Các đô thị, nhất là các đô thị lớn của nước ta có mật độ dân số rất cao. Ở nhiều siêu đô thị, kiểu “nhà ống” san sát nhau khá phổ biến. Ở các thành phố lớn, những chung cư cao tầng đang được xây dựng ngày càng nhiều. Ngoài ra còn có kiểu nhà biệt thự, nhà vườn,...

- Các đô thị của nước ta phần lớn có quy mô vừa và nhỏ, có chức năng chính là hoạt động công nghiệp và dịch vụ. Các thành phố là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học kĩ thuật quan trọng.

27 tháng 12 2020

Câu 2:Tỷ lệ lao động qua đào tạo và chưa đào tạo ở nước ta?

tỷ lệ lao động qua đào tạo quá thấp (21,9% năm 2018), tỷ lệ lao động không có chuyên môn kỹ thuật cao và cơ cấu trình độ lao động còn bất hợp lý.

18 tháng 12 2020

Đồng bằng sông Hồng

Vị trí địa lý

          Đồng bằng sông Hồng trải rộng từ vĩ độ 21°34´B (huyện Lập Thạch) tới vùng bãi bồi khoảng 19°5´B (huyện Kim Sơn), từ 105°17´Đ (huyện Ba Vì) đến 107°7´Đ (trên đảo Cát Bà). Phía bắc và đông bắc là Vùng Đông Bắc (Việt Nam), phía tây và tây nam là vùng Tây Bắc, phía đông là vịnh Bắc Bộ và phía nam vùng Bắc Trung Bộ. Đồng bằng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ các thềm phù sa cổ 10 - 15m xuống đến các bãi bồi 2 - 4m ở trung tâm rồi các bãi triều hàng ngày còn ngập nước triều.

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

          Địa hình:

          - Địa hình tương đối bằng phẳng với hệ thống sông ngòi dày đặc đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hệ thống giao thông thuỷ bộ và cơ sở hạ tầng của vùng.

          - Hệ thống sông ngòi tương đối phát triển. Tuy nhiên về mùa mưa lưu lượng dòng chảy quá lớn có thể gây ra lũ lụt, nhất là ở các vùng cửa sông khi nước lũ và triều lên gặp nhau gây ra hiện tượng dồn ứ nước trên sông. Về mùa khô (tháng 10 đến tháng 4 năm sau), dòng nước trên sông chỉ còn 20-30% lượng nước cả năm gây ra hiện tượng thiếu nước. Bởi vậy, để ổn định việc phát triển sản xuất, đặc biệt trong nông nghiệp thì phải xây dựng hệ thống thuỷ nông đảm bảo chủ động tưới tiêu và phải xây dựng hệ thống đê điều chống lũ và ngăn mặn.

          Khí hậu:

          - Đặc trưng khí hậu của vùng là mùa đông từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mùa này cũng là mùa khô. Mùa xuân có tiết mưa phùn. Điều kiện về khí hậu của vùng tạo thuận lợi cho việc tăng vụ trong năm vụ đông với các cây ưa lạnh, vụ xuân, vụ hè thu và vụ mùa.

          Tài nguyên khoáng sản:

          - Đáng kể nhất là tài nguyên đất sét, đặc biệt là đất sét trắng ở Hải Dương, phục vụ cho phát triển sản xuất các sản phẩm sành sứ. Tài nguyên  đá vôi  ở Thuỷ Nguyên - Hải Phòng đến Kim Môn - Hải Dương, dải đá vôi từ Hà Tây đến Ninh Bình chiếm 5,4% trữ lượng đá vôi cả nước, phục vụ cho phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng. Tài nguyên than nâu ở độ sâu 200m đến 2.000m có trữ lượng hàng chục tỷ tấn đứng hàng đầu cả nước, hiện chưa có điều kiện khai thác. Ngoài ra vùng còn có tiềm năng về khí đốt. Nhìn chung khoáng sản của vùng không nhiều chủng loại và có trữ lượng vừa và nhỏ nên việc phát triển công nghiệp phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu từ bên ngoài.

          Tài nguyên biển:

          - Đồng bằng sông Hồng có một vùng biển lớn, với bờ biển kéo dài từ Thuỷ Nguyên - Hải Phòng đến Kim Sơn - Ninh Bình. Bờ biển có bãi triều rộng và phù sa dày là cơ sở nuôi trồng thuỷ hải sản, nuôi rong câu và chăn vịt ven bờ.

          - Ngoài ra một số bãi biển, đảo có thể phát triển thành khu du lịch như bãi biển Đồ Sơn, huyện đảo Cát Bà,...

          Tài nguyên đất đai:

          - Đất đai nông nghiệp là nguồn tài nguyên cơ bản của vùng do phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. Hiện có trên 103 triệu ha đất đã được sử dụng, chiếm 82,48 % diện tích đất tự nhiên của vùng và chiếm 5,5% diện tích đất sử dụng của cả nước. Như vậy mức sử dụng đất của vùng cao nhất so với các vùng trong cả nước.

          - Đất đai của vùng rất thích hợp cho thâm canh lúa nước, trồng màu và các cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng có diện tích trồng cây lương thực đứng thứ 2 trong cả nước với diện tích đạt 1242,9 nghìn ha.

          - Khả năng mở rộng diện tích của đồng bằng vẫn còn khoảng 137 nghìn ha. Quá trình mở rộng diện tích gắn liền với quá trình chinh phục biển thông qua sự bồi tụ và thực hiện các biện pháp quai đê lấn biển theo phương thức “lúa lấn cói, cói lấn sú vẹt, sú vẹt lấn biển”.

          Tài nguyên sinh vật:

          - Tài nguyên sinh vật trong vùng khá phong phú với nhiều động thực vật quí hiếm đặc trưng cho giới sinh vật của Việt Nam. Mặc dù trong vùng có các khu dân cư và đô thị phân bố dầy đặc nhưng giới sinh vật vẫn được bảo tồn ở các vườn quốc gia Ba Vì, Cát Bà, Cúc Phương.

22 tháng 3 2021

ĐNB:

+vị trí địa lí;

thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với ĐBSCL, tây nguyên, DHNTB và các nước trong khu vực ĐNÁ

+ĐKTN và TNTN:

-thuận lợi;

*đất liền

địa hình thoải cao trung bình

khí hậu cận xích đạo nóng ẩm

đất xám, đất ba dan

sinh vật đa dạng

sông ngòi ít

→trồng cây công nghiệp, xây dựng các khu công nghiệp, sinh vật đa dạng cho năng suất cao

*biển:

biển ấm, ngư trường rộng, nhiều hải sản

thềm lục địa giàu tiềm năng giàu khí 

gần đường hải cảng quốc tế, nhiều cảng lớn

→khai thác nuôi trồng thủy sản, giao thông vận tải biển, du lịch, khai thác dầu khí

-khó khăn:

khoáng sản ít, phát triển công nghiệp khó khăn , ngyên liệu phải nhập khẩu

rừng tự nhiên còn ít 

nguy cơ ô nhiễm môi trường 

thiếu nước vào mùa khô

+ Đặc điểm dân cư xã hội

chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội rất cao

nền kinh tế phát triển năng động

nhiều di tích lịch sử , danh lam thắng cảnh có ý nghĩa kinh tế và lịch sử lớn

22 tháng 3 2021

ĐBSCL;

+vị trí địa lí

nằm ở phía tây vùng ĐNB

tiếp giáp ở campuchia ở phía bắc

biển đông ở đông nam

vịnh thái lan ở tây nam

thuận lợi cho giao lưu trên đất liền và biển với các vùng và các nước lân cận

+ĐKTN và TNTN

*thuận lợi:

-tài nguyên đất: đất phù sa được bồi đắp hằng năm, diện tích rộng, màu mỡ→ phát triển trồng cây lương thực thực phẩm

-rừng ngập mặn phát triển chiếm diện tích lớn

-khí hậu nóng ẩm quanh năm →cây trồng vật nuôi phát triển mạnh

-sông ngòi kênh rạch chằng chịt nguồn thủy sản phong phú→nuôi trồng thủy sản thuận lợi

-biển rộng ấm nhiều đảo quần đảo ngư trường lớn→ thuận lợi khai thác thủy sản

-khoáng sản than bùn và đá vôi

*khó khăn

-lũ lụt

-diện tích đất mặn đất phèn lớn 2.5 triệu ha

-thiếu nước ngọt vào mùa khô

+đặc điểm dân cư xã hội;

với số dân trên 16.7 triệu người (2000) ĐBSCL là vùng đông dân

thành phần các dân tộc ngoài người kinh còn có người khơ-me, người chăm,...

người dân ĐBSCL có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hàng hóa

mặt bằng dân trí chưa cao

13 tháng 12 2016

câu 1:

Thuận lợi:
– Đất badan diện tích rộng, màu mỡ, thích hợp với cây công nghiệp lâu năm.
– Có những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho thành lập các vùng chuyên canh quy mô lớn…
– Khí hậu cận xích đạo, nhiệt lượng dồi dào cùng với nguồn nước phong phú, là điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển; mùa khô kéo dài thuận lợi cho phơi sấy.
– Nhiệt, ẩm có sự phân hóa theo độ cao thuận lợi cho trồng cả cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su…) và cây có nguồn gốc cận nhiệt (chè…).

b) Khó khăn:
– Mùa khô kéo dài gây trở ngại lớn cho sản xuất.
– Mùa mưa gây xói mòn đất, nhất là ở những nơi mất lớp phủ thực vật

CHÚC BN HOK TỐT

13 tháng 12 2016

Nhưng mỗi tội nó còn hơi sơ sài mình cần chi tiết về điều kiện xã hội tự nhiên ha nhưng vẫn rất cảm ơn bạn