Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
+ Các tiếng gieo vần: non, son ( vần chân )
+Cách ngắt nhịp: nhịp 2/2/3
+ Gieo vần ở tiếng thứ 7 của câu 1,2,4.
b) Bà tôi ở / một túp nhà tre.
Có một / hàng cau / chạy trước hè,
Một mảnh vườn / bên rào giậu nứa.
Xuân về / hoa cải / nở vàng hoe.
+ các tiếng gieo vần: tre, hè, hoe (vần chân)
+ Cách ngắt nhịp: 3/4, 2/2/3 ( ở trên )
+ Gieo vần ở tiếng thứ 7 các câu 1,2,4
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Hai câu thơ cuối gíup ta thấy rõ hơn con người của Bác. Một con người yêu thiên nhiên tha thiết nhưng cũng chính vì yêu thiên nhiên mà luôn lo cho sự nghiệp của đất nước.Đây chính là nỗi lòng, là tâm tình của thi nhân, của vị lãnh tụ.Đồng thời ta cũng có thể thấy Bác Hhồ của chúng ta dẫu bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn dành thời gian để chiêm nghưỡng thiên nhiên. Có lẽ thiên nhiên chính là người bạn giúp Bác khuây khoả, bớt đi sự vất vả mà hàng giò hàng phút Bác phải chăng chở suy tư. Từ đây ta nhân thấy Bác là một người luôn biết hài hoà giữa công việc với tình yêu thiên nhiên.Và càng yêu thiên nhiên thì trách nhiệm đối với công việc càng cao bởi ta có thể nhận thấy đằng sau hình ảnh người ung dung ngắm trăng đó là một nõi khao khát về một đất nứơc thanh bình, để ngày ngày con người đc sống tự do, hạnh phúc. Dường như trong Bác luôn xoáy sâu câu hỏi: Biết đến bao giờ đất nứơc mới đc tự do để con người thoả sức ngắm trăng? Đọc đến đây ta càng hiểu rõ hơn con người của Bác đó là một người luôn canh cánh trong lòng nỗi lo vì dân vì nước.Vì đất nước Bác có thể hi sinh tất cả.
☞╯???ঌ hìn như bạn chép sai chính tả rồi thì phải?!
-Bác Hhồ
-chiêm nghưỡng
-chăng chở
NHƯNG DẪU SAO CŨNG CÁM ƠN BẠN RẤT NHIỀU!~ARIGATOU~<3
Tham khảo:
Hai câu đầu trong bài thơ ” Cảnh khuya” đã vẽ nên cảnh núi rừng Việt Bắc rất tài tình. Ngay đầu bài thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh tiếng suối chảy êm đêm với “tiếng hát xa” của con người. Nghệ thuật lấy động tả tĩnh đặc sắc làm nổi bật lên cảnh rưng khuya tĩnh lặng, yên ả nhưng không heo hút, hoang vu. Phép so sánh đã làm cho tiếng suối thêm vui tươi, đầy sức sống. Đây là lấy con người làm chủ đã làm cho khung cảnh núi rừng thêm gần gũi, thân mật với con người. Câu thơ thứ hai đã gợi lên hình ảnh vầng trăng tươi sáng, điệp ngữ lồng được điệp lại ba lần thật là hay, thật đắt. Ta như xao xuyến, bồi hồi trước bức tranh đêm trăng lung linh, huyền ảo với nhiều tầng bậc cao thấp, sáng tối hòa hợp, quấn quýt. Tuy chỉ có hai màu trắng – đen nhưng ta đã tưởng tượng ra trăm nghìn màu sắc. Bức tranh được thêu dệt bởi tầm cao của trăng, tầng trung của vòm cổ thụ cùng tầng thấp của lá, hoa. Cảnh rừng Việt Bắc thật sinh động, tươi sáng và là niềm vui sống của con người. Hai câu đầu bài thơ đã thể hiện tâm hồn cao đẹp của nhà thơ, của nghệ sĩ Hồ Chí Minh, yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên.
Bptt :
* điệp ngữ ( từ ''Những mùa quả'')
từ ''Những mùa quả'' được lặp lại 2 lần làm :
+Đó là thứ “quả” mẹ vẫn chăm sóc trong khu vườn của mẹ.
+Nhấn mạnh sự trông chờ, niềm tin, hi vọng của mẹ vào những gì mà mẹ đã nhọc nhằn, lam lũ để chăm sóc. Các con chính là sự trông chờ của mẹ, thành công của các con chính là thứ “quả” mà mẹ mong chờ nhất.
* So sánh : Những mùa quả lặn rồi lại mọc như mặt trời khi như mặt trăng
-Tác dụng của phép so sánh: mọc rồi lại lặn như mặt trời, mặt trăng là quy luật của tự nhiên. Mặt trăng, mặt trời gợi lên hình ảnh của thời gian. Gợi lên thời gian tuần hoàn, gợi lên hình ảnh mẹ vẫn bao năm tần tảo sớm hôm chăm sóc cho vườn quả, cho các con mà không quản nhọc nhằn.
- – Nghệ thuật hoán dụ: Bàn tay mẹ mỏi: chỉ sự già nua và sự ra đi của mẹ.
- Nghệ thuật ẩn dụ quả xanh non, chỉ sự dại dột hay chưa trưởng thành của người con, câu hỏi tu từ: Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?
- Tác dụng: Tạo điểm nhấn về lòng biết ơn và sự ân hận như một thứ “tự kiểm” về sự chậm trễ thành đạt của người con chưa làm thỏa được niềm vui của mẹ.
Tham Khảo
Chỉ ra các biện pháp tu từ và tác dụng trong các ví dụ sau:
a) Họ như con chim đứng bên bờ tổ, nhìn qungx trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ
So sánh
b) Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
Lừng lẫy làm cho lở núi non
Xách búa đánh tan năm bảy đống
Ra tay đập bể mấy trăm hòn. Nói quá- Một số truyện cười: Kẻ ngốc nhà giàu, Đẽo cày giữa đường, Tam đại con gà, Đi chợ,…
- Kể chuyện: Tam đại con gà
Xưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời “xấu hay làm tốt, dốt hay chơi chữ” đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt.
Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy trẻ.
Một hôm, dạy sách Tam thiên tự , sau chữ “tước” là chim sẻ, đến chữ “kê” là gà, thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hỏi gấp, thầy cuống, nói liều: “Dủ dỉ là con dù dì”. Thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khẽ, tuy vậy, trong lòng thầy vẫn thấp thỏm.
Nhân trong nhà có bàn thờ thổ công, thầy mới đến khấn thầm xin ba đài âm dương để xem chữ ấy có phải thật là “dù dì” không. Thổ công cho ba đài được cả ba.
Thấy vậy, thấy lấy làm sắc chí lắm, hôm sau bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc cho to. Trò vâng lời thầy, gân cổ lên gào:
– Dủ dỉ là con dù dì… Dủ dỉ là con dù dì…
Bố chúng đang cuốc đất ngoài vườn, nghe tiếng học, ngạc nhiên bỏ cuốc chạy vào, giở sách ra xem, hỏi thầy:
– Chết chửa! Chữ “kê” là gà, sao thầy lại dạy ra “dủ dỉ” là con “dù dì”?
Bấy giờ thầy mới nghĩ thầm: “Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa”, nhưng nhanh trí thầy vội nói gỡ:
– Tôi vẫn biết chữ ấy là chữ “kê”, mà “kê” nghĩa là “gà”, nhưng tôi dạy cháu thế là dạy cho cháu nó biết tận tam đại con gà kia.
Chủ nhà càng không hiểu, hỏi:
– Tam đại con gà là nghĩa ra làm sao?
– Thế này nhé! Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà!
cô nhớ tick cho em nhé.
Câu 1:
Biện pháp tu từ so sánh "nước biếc" - "tầng khói phủ"
Tác dụng:
- Tăng tính biểu hình biểu cảm gây ấn tượng sâu sắc với người đọc.
- Cho thấy giao hòa giữa con người và thiên nhiên, Nguyễn Khuyến đang thả mình trong làn nước và ánh trăng thu.
- Khắc họa vẻ đẹp của mùa thu qua hai hình ảnh nước biếc và màu khói.
Câu 2:
Nhận xét về cái thẹn của Nguyễn Khuyến:
Đó là cái thẹn của một nhân cách lớn. Ông cảm thấy thẹn khi không có khí tiết của một bậc quân tử "đầu đội trời, chân đạp đất" nên có. Ông vẫn lưu luyến công danh khi làm quan nhưng đến khi từ quan ông lại mang nỗi ân hận khôn nguôi khi làm quan dưới quyền lực của kẻ thù gây đau khổ cho nhân dân. Cái "thẹn" của Nguyễn Khuyến đầy sự chân thành, không trốn tránh sự thật mà dám thẳng thắn đối diện và thừa nhận. Tấm lòng của nhà thơ thật đáng trân trọng.
nhớ tick cho em nhé cô.
Biện pháp tu từ: Lặp từ (Điệp từ)
Tác dụng:
- Tăng sức gợi hình, gợi tả
- Tả không gian tĩnh mịch, huyền bí, kì ảo