K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 11 2021

Ăn cỗ đi trước,lội nước đi sau
Ăn kĩ no lâu,cày sâu tốt lúa.
Ăn cây nào, rào cây đó.
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng
Ăn cháo,đá bát.
Ăn chưa no,lo chưa tới.
Ăn cơm mới,trò chuyện cũ
Anh em như thể tay chân
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn trông nồi, ngồi trông hướng
Ăn không ngồi rồi

B

Bán anh em xa, mua láng giềng gần.
Bênh lý không bênh thân
Bốn bể mười nhà.
Bán quạt mùa đông, mua bông mùa hè.
Ba mặt một lời.
Bắt cá hai tay.
Bắt người có tóc, ai bắt kẻ trọc đầu.
Bé không vịn,lớn cả gãy cành.
Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe.
Bỏ thì thương, vương thì tội.
Bóc ngắn cắn dài.
Bạn bè là nghĩa tương tri.
sao cho sau trước một bề mới yên.

C

Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Cái khó ló cái khôn
Chị ngã, em nâng.
Cây muốn lặng mà gió chẳng dừng.
Cọp chết để da, người ta chết để tiếng.
Cây ngay không sợ chết đứng.
Chết vinh còn hơn sống nhục.
Chết đứng còn hơn sống quỳ.
Chân cứng đá mềm.
Cái răng,cái tóc là góc con người.
Cá lớn nuốt cá bé.
Chết trong còn hơn sống đục.
Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.
Cáo chết ba năm quay đầu về núi.
Của một đồng, công một nén.
Chuột sa chĩnh gạo.
Chung lưng đấu sức
Chân yếu tay mềm
Chớ dung kẻ gian, chớ oan người ngay
Con hơn cha là nhà có phúc
Con không nghe mẹ nghe cha, mắm không ưa muối thì ắt là đổ đi
Con có cha như nhà có nóc
Cày sâu cuốc bẫm
Còn nước, còn tát
Của ăn của để
Cãi thầy núi đè

Đ

Đói cho sạch, rách cho thơm.
Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
Đèn nhà ai nhà nấy rạng.
Đi với phật thì mặc áo cà sa, đi với ma thì mặc áo giấy.
Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ.
Đổi trắng thay đen.
Đúng mũi chịu sào.đa đa ích thiện
Đã nghèo còn mắc cái eo bạn chọn thoái mái

2 tháng 11 2021

1.

  • Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
  • Một điều nhịn chín điều lành .
  • Một giọt máu đào hơn ao nước lã.
  • Môi hở răng lạnh.
  • Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
  • Một con chim én không làm nên mùa xuân.
  • Một câu nhịn, chín câu lành .
  • Mất lòng trước, được lòng sau.
  • Ăn cỗ đi trước,lội nước đi sau
  • Ăn kĩ no lâu,cày sâu tốt lúa.
14 tháng 12 2021

Thân em vừa trắng lại vừa tròn
   Bảy nổi ba chìm mấy nước non

Giã gạo thì ốm, giã cốm thì khỏe

Gần nhà xa ngõ

lá lành đùm lá rách

  Trông cho chân cứng đá mềm,
Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng.

Sinh con đầu lòng chả gái thì trai.

   Trăng bao nhiêu tuổi trăng già

Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non.

Số cô chẳng giàu thì nghèo

Ngày ba mươi tết thịt treo trong nhà

Số cô có mẹ có cha

Mẹ cô đàn bà cha cô đàn ông.

Ai làm cho bể kia đầy

Cho ao kia cạn cho gầy cò con?

14 tháng 12 2021

1 ba chìm bảy nổi

2  chân cứng đá mềm

3 gần nhà xa ngõ

4 đói cho sạch rách cho thơm

5 lá lành đùm lá rách

6 lên thác xuống ghềnh

7            anh em như thể tay chân 

    rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần 

8      gần mực thì đen gần đèn thì sáng

9  ở hiền gặp lành,ở dữ gặp ác

10 trước lạ sau quen 

11 thức khuya dậy sớm

           

21 tháng 10 2021

Từ nhỏ tôi đã thích âm nhạc, nhất là những bài viết về tổ ấm gia đình, về trách nhiệm, công ơn của cha mẹ. Nhưng không phải chỉ có các nhạc sĩ mới viết về cha mẹ, gia đình, mà còn có trong thơ, văn, mà nhất là trong ca dao dân ca, công ơn cha mẹ được đề cập đến nhiều. Có một bài mà tôi đã thuộc lòng: Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Đây là lời của một người mẹ ru đứa con bé bỏng của mình ngủ ngon, vừa nhắc nhở công ơn trời biển của bố mẹ đối với con và bổn phận của con phải sống như trái tim con mách bảo. Lời ru ngọt ngào bao nhiêu, tâm hồn đứa trẻ càng thấm thìa bấy nhiêu. Chắc ai cũng sè nghĩ rằng nếu được sông trong vòng tay của bo» mẹ thì sẽ rất hạnh phúc. Bởi vì bô' mẹ nuôi nấng, dạy dỗ ta nên người. Hai câu đầu đã nói đến công lao đó. Bài ca dao đã lấy hình ảnh “núi ngất trời" và “biển rộng mênh mông” để nói đến công ơn ấy. Núi và biển là biểu tượng cho sự vĩnh hằng, bất diệt của thiên nhiên, lại là hình ảnh so sánh với công cha nghĩa mẹ. Một hình ảnh vẽ chiều đứng, một hình ảnh vẽ chiều ngang rất hài hòa làm không gian bỗng trở nên bát ngát, mênh mông, hùng vĩ. Tiếp câu thứ ba, “núi cao”, “biển rộng” được lặp lại hai lần khiến núi càng cao, biển càng rộng và khó mà đo được, cũng như công cha nghĩa mẹ không thể nào tính được. Kết hợp nghệ thuật so sánh, điệp từ và một số từ láy làm công cha, nghĩa mẹ càng sâu đậm. Bằng thể thơ lục bát dễ đi vào tâm hồn người đọc, bài ca dao càng sâu sắc hơn. Càng về cuối, tình cảm của người mẹ càng lộ rõ và nồng cháy. Dân gian đã khéo kết hợp thành ngữ “cù lao chín chữ” làm ta thấm thìa một bài học lớn. Bôn tiếng “ghi lòng con ơi” như nhắc nhở với con cần có thái độ và hành động thế nào để đền đáp công ơn trời biển của cha mẹ. Qua bài ca dao, em càng hiểu và cảm ơn công ơn sinh thành củ bố mẹ. Em sẽ cố gắng học giỏi để đền đáp công lao vất vả của bố mẹ. Em yêu bài hát có câu: Ba mẹ là lá chắn che chở suốt đời con... Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương.

Tham khảo!!!

Ca dao là những bài thơ dân gian cất lên từ trái tim của mỗi người, chứa đựng biết bao tình cảm thiêng liêng, cao quý. Trong đó, chủ đề về tình cảm gia đình là chủ đề tiêu biểu nhất. Trong chùm ca dao về tình cảm gia đình, tôi có ấn tượng nhất với bài:

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi.

Bài ca dao đã ca ngợi công ơn sinh thành to lớn của cha mẹ đối với con cái và nhắc nhở con cái phải kính trọng, yêu thương và báo hiếu với cha mẹ. Bài ca dao đã sử dụng hình ảnh so sánh quen thuộc trong ca dao Việt Nam. Đó là: Công cha so sánh với núi còn Nghĩa mẹ so sánh với biển. Điều đó có tác dụng nói lên công lao trời biển của cha mẹ. Ngoài ra, bài ca dao còn sử dụng cách nói đối xứng và các từ ngữ miêu tả bổ sung như: ngất trời, cao, rộng. Điều này khẳng định công lao của cha mẹ đối với con cái là vô cùng to lớn, không thể đong đếm được. Bài ca dao đã so sánh công cha nghĩa mẹ là những thứ trừu tượng với cảnh thiên nhiên to lớn hùng vĩ. Cụm từ “Cù lao chín chữ” nhấn mạnh công lao của cha mẹ; thể hiện công lao của cha mẹ không chỉ được gói gọn trong chín chữ mà còn mở rộng ra đến vô cùng. Vì vậy, con cái phải báo hiếu với cha mẹ, phải khắc ghi và đền đáp công ơn trời biển của cha mẹ. Bài ca dao đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng những người đọc. Tôi rất thích bài ca dao này

15 tháng 2 2018

Ý thơ đăng đối: lúa còn thì cỏ còn, người được hạnh phúc ấm no thì trâu cũng được ấm no. 

15 tháng 2 2018

 Lòng trìu mến khăng khít qua lời nhắn nhủ trên đã thể hiện tình thân thiết của người nông dân đối với loài gia súc gần gũi nhất trong đời sống hằng ngày.

   Đối với nhà nông, trâu bò còn là sức kéo không thể thiếu được, từ việc cày bừa, dọn đất gieo cấy đến việc cộ lúa, xe đất làm nền, chở cây, lá cất nhà... Mọi việc nặng nhọc đều do trâu đảm đương, cho nên trong sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt nông thôn, không thể không có sự giúp sức của con vật thân yêu đó. Hình ảnh con trâu đi trước cái cày theo sau là hình ảnh phổ biến ở nông thôn ta.

mk chưa chắc đúng đâu... mk nghĩ thế thôi 

( ok nhé bạn... k cho mk nhá ) 

11 tháng 11 2017

Muốn sang thì bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

21 tháng 4 2018

  lá lành đùm lá rách

 ăn quả nhớ kẻ trồng cây

21 tháng 4 2018

mik nghĩ là :

Lá lành đùm lá rách 

không thấy đố mày làm nên 

Uống nước nhớ nguồn 

~~ hok tốt ~~

29 tháng 4 2020

Vì chưng bác mẹ tôi nghèo
Cho nên tôi phải băm bèo, thái khoai.
Trong câu ca dao trên, giữa các vế của câu ghép có quan hệ gì?

  •  nguyên nhân - kết quả
  •  điều kiện - kết quả
  •  tương phản
  •  kết quả - nguyên nhân

Nguyên nhân - kết quả nhé 

( mik không chắc ^ ^)

Chúc bạn học tốt ! 

29 tháng 4 2020

điều kiện - kết quả

8 tháng 7 2020

GIÚP MÌNH VỚI.

8 tháng 7 2020

 "Nhiễu điều" là một thứ hàng dệt cao cấp (vóc, nhiều, the, lụa...) màu đỏ thắm (điều)."Giá gương" là một vật dụng đặt trên bàn thờ gia tiên, một biểu tượng thiêng liêng của người đã khuất.Nhiễu điều và giá gương nếu để riêng lẻ từng thứ một thì chỉ là những vật bình thường không liên quan đến nhau, nhưng khi đặt tấm nhiễu điều vào giá gương thì cả 2 đều nâng nhau lên, trở thành vật đẹp đẽ và sang trọng.“Người trong một nước phải thương nhau cùng”: Đây là lời răn dạy trực tiếp của ông cha ta: phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.Tất cả người dân Việt Nam dù khác họ khác tên, dù ở miền Bắc hay miền Nam, dân tộc Kinh hay Mường,… thì đều là con cháu Rồng Tiên, mang trong mình dòng máu Lạc Việt, phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, cùng nhau xây dựng đất nước.Câu ca dao khuyên dạy chúng ta: Con người dù không chung huyết thống, máu mủ nhưng khi đã ở cùng trên một đất nước thì đều phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau trên chặng đường mấy nghìn năm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 

Tham khảo

- “Đường vô xứ Huế quanh quanh/ Non xanh nước biếc như tranh họa đồ/ Ai vô xứ Huế thì vô”.

- “Đồng Đăng có phố Kì Lừa/ Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh”

24 tháng 8 2021
Nhà bè nước chảy chia hai , Ai về Gia Định ,Đồng Nai thì về . Học tốt nha bạn

1. Đi khắp thế gian không ai sánh bằng mẹ

Gian khổ cuộc đời ai nặng gánh hơn cha.

2. Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ

Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha.

3. Tảo tần sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn

Đưa tấm lưng gầy cha che chở đời con

4. Hiếu:Thành kính tổ tiên ơn gia độ

Báo ân phụ mẫu nghĩa sinh thành

5. Tử hiếu song thân lạc

Gia hoà vạn sự thành. 

6. Vời vợi non cao ơn dưỡng dục

Mênh mông biển rộng đức sinh thành.

7. Ơn sinh thành như đại hải

Nghĩa dưỡng dục tỷ non cao.

8. Ơn cha dưỡng dục dường non

Thái Nghĩa mẹ sinh thành tựa biển Đông.

9. Ân sâu nghĩa mẫu đông hải tựa

Sinh thành công phụ thái sơn cao.

10. Có phải cha mẹ hứa nhau từ kiếp trước

Tạc lại hình con nguyên vẹn trái tim người.
 

22 tháng 12 2017

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra