Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chúng ta đã từng học qua những truyện ngắn như Lão Hạc, Tắt đèn và chắc không mấy ai trong số chúng ta lại không trầm trồ thán phục tài năng nghệ thuật của Nam Cao hay Ngô Tất Tố. Với riêng tôi, dù đã đọc đi đọc lại truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao rất nhiều lần nhưng dường như lần nào tôi cũng lại tìm thấy thêm được một vài điều lý thú. Nó cuốn hút tôi, lay động tôi, khi thì gợi trong tôi sự căm thù, khi lại gọi về chan chứa những yêu thương.
Lão Hạc là sản phẩm của một tấm lòng nhân đạo cao cả. Nó là tình yêu thương, là sự ngợi ca, trân trọng người lao động của Nam Cao. Giống như Ngô Tất Tố cùng nhiều nhà văn thời đó, Nam Cao đã dựng lên hình ảnh người nông dân Việt Nam trước Cách mạng với những phẩm chất đáng quý, đáng yêu: chăm chỉ, cần cù, giàu tình yêu thương và giàu đức hy sinh.Trước cách mạng, Nam Cao say sưa khám phá cuộc sống và tính cách của người nông dân. Trong các tác phẩm của ông, môi trường và hoàn cảnh sống của nhân vật chính thường gắn liền với cái nghèo, cái đói, với miếng ăn và với các định kiến xã hội đã thấm sâu vào nếp cảm, nếp nghĩ vào cách nhìn của con người ở nông thôn.
Lão Hạc cũng vậy, suốt đời sống trong cảnh nghèo và cái đói. Lão đã dành hầu như cả đời mình để nuôi con mà chưa bao giờ nghĩ đến mình. Lão thương con vô bờ bến: thương khi con không lấy được vợ vì nhà ta nghèo quá, thương con phải bỏ làng, bỏ xứ mà đi để ôm mộng làm giàu giữa chốn hang hùm miệng sói. Và đọc truyện ta còn thấy lão đau khổ biết nhường nào khi phải bán đi cậu Vàng, kỷ vật duy nhất của đứa con trai. Không bán, lão biết lấy gì nuôi nó sống. Cuộc sống ngày thêm một khó khăn. Rồi cuối cùng, đến cái thân lão, lão cũng không giữ được. Lão ăn củ chuối, ăn sung luộc. Nhưng lão nghĩ, lão "không nên" sống nữa. Sống thêm, nhất định lão sẽ tiêu hết số tiền dành dụm cho đứa con mình. Vậy là, thật đớn đau thay! Lão Hạc đã phải tự "sắp xếp" cái chết cho mình. Cuộc sống của nông dân ta trước cách mạng ngột ngạt đến không thở được. Nhìn cái hiện thực ấy, ta đau đớn, xót xa. Ta cũng căm ghét vô cùng bọn địa chủ, bọn thực dân gian ác.
Lão Hạc chết. Cái chết của lão Hạc là cái chết cùng đường, tuy bi thương nhưng sáng bừng phẩm chất cao đẹp của người nông dân. Nó khiến ta vừa cảm thương vừa nể phục một nhân cách giàu tự trọng. Lão chết nhưng đã quyết giữ cho được mảnh vườn, chết mà không muốn làm luỵ phiền hàng xóm.
Đọc Lão Hạc ta thấy đâu phải chỉ mình lão khổ. Những hạng người như Binh Tư, một kẻ do cái nghèo mà bị tha hoá thành một tên trộm cắp. Đó là ông giáo, một người trí thức đầy hiểu biết nhưng cũng không thoát ra khỏi áp lực của cảnh vợ con rách áo, đói cơm. Cái nghèo khiến ông giáo đã phải rứt ruột bán đi từng cuốn sách vô giá của mình. Nhưng cái thứ ấy bán đi thì được mấy bữa cơm? Vậy ra ở trong truyện tất cả đã đều là lão Hạc. Lão Hạc phải oằn mình mà chết trước thử hỏi những người kia có thể cầm cự được bao lâu?
Vấn đề nổi bật được thể hiện trong Lão Hạc là niềm tin và sự lạc quan của nhà văn vào bản chất tốt đẹp của con người. Thế nhưng điều quan trọng hơn mà nhà văn muốn nhắn gửi đó là một lời tố cáo. Nó cất lên như là một tiếng kêu để cứu lấy con người. Từ chiều sâu của nội dung tư tưởng, tác phẩm nói lên tính cấp bách và yêu cầu khẩn thiết phải thay đổi toàn bộ môi trường sống để cứu lấy những giá trị chân chính và tốt đẹp của con người.
Lão Hạc cho ta một cái nhìn về quá khứ để mà trân trọng nhiều hơn cuộc sống hôm nay. Nó cũng dạy ta, cuộc sống là một cuộc đấu tranh không phải chỉ đơn giản là để sinh tồn mà còn là một cuộc đấu tranh để bảo toàn nhân cách
Chiếc yếm đỏ là dấu hiệu sự công bằng bắt đầu xuất hiện
Ko chỉ là món quà vật chất mà là món quà tinh thần đối với Tấm.
Là món quà ao uớc của tấm mà chỉ cần tấm cố gắng là sẽ có đuợc
Tấm cũng đã đến tuổi cập kê cần mặc đẹp ko thể mãi cứ mặc đồ cũ của cám tấm cần có bạn bè và điều quan trọng nhất là cần có đuợc sự yêu thưong đùm bọc chở che từ gia đình.
Chuyện Diêm Vương xử kiện ở âm phủ là chi tiết thể hiện nội dung tư tưởng tác phẩm. Chi tiết này thể hiện niềm tin người trung đại về một thế giới khác bên cạnh cõi trần
- Thể hiện khát vọng về công lý, là bước ngoặt của truyện, tạo nên tính li kì, hấp dẫn
- Mang ý nghĩa khuyên răn, giáo dục con người nên sống,hành động hợp lẽ phải, tránh làm điều ác
Chọn ý e: ý kiến khác
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản.
- Đánh dấu những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại.
Lời giải chi tiết:
- Một vài hình ảnh trong văn bản thể hiện sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại:
+ Hình ảnh ngôi nhà trong cảm nhận của Thanh: “Tất cả những ngày thuở nhỏ trở lại với chàng. Thanh vắng nhà đã gần hai năm nay, vậy mà chàng có cảm giác như vẫn ở nhà tự bao giờ. Phong cảnh vẫn y nguyên, gian nhà vẫn tịch mịch và bà chàng vẫn tóc bạc phơ và hiền từ”.
+ Hình ảnh cây hoàng lan: “Cùng một lúc, chàng lẩm bẩm: “Cây hoàng lan!”, mùi hương thơm thoang thoảng đưa vào. Thanh nhắm mắt ngửi hương thơm và nhớ đến cái cây ấy chàng thường hay chơi dưới gốc nhặt hoa”.
+ Tâm trạng của nhân vật Nga: “Có lúc gần nhau, Thanh thấy mái tóc Nga thoang thoảng thơm như có giắt hoàng lan. Nhưng hoa lan chưa rụng, vẫn còn tươi xanh ở trên cành, Nga bảo Thanh: - Những ngày em đến đây hái hoa, em nhớ anh quá”.
→ Việc đan xen như vậy tạo nên sự đồng hiện hình ảnh giữa hai khoảng thời gian. Đồng thời, tác giả cho người đọc thấy được cảm xúc, tâm trạng của các nhân vật khi hồi tưởng về quá khứ.
- Một vài hình ảnh trong văn bản thể hiện sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại:
+ Hình ảnh ngôi nhà trong cảm nhận của Thanh: “Tất cả những ngày thuở nhỏ trở lại với chàng. Thanh vắng nhà đã gần hai năm nay, vậy mà chàng có cảm giác như vẫn ở nhà tự bao giờ. Phong cảnh vẫn y nguyên, gian nhà vẫn tịch mịch và bà chàng vẫn tóc bạc phơ và hiền từ”.
+ Hình ảnh cây hoàng lan: “Cùng một lúc, chàng lẩm bẩm: “Cây hoàng lan!”, mùi hương thơm thoang thoảng đưa vào. Thanh nhắm mắt ngửi hương thơm và nhớ đến cái cây ấy chàng thường hay chơi dưới gốc nhặt hoa”.
+ Tâm trạng của nhân vật Nga: “Có lúc gần nhau, Thanh thấy mái tóc Nga thoang thoảng thơm như có giắt hoàng lan. Nhưng hoa lan chưa rụng, vẫn còn tươi xanh ở trên cành, Nga bảo Thanh: - Những ngày em đến đây hái hoa, em nhớ anh quá”.
=> Việc đan xen như vậy tạo nên sự đồng hiện hình ảnh giữa hai khoảng thời gian. Đồng thời, tác giả cho người đọc thấy được cảm xúc, tâm trạng của các nhân vật khi hồi tưởng về quá khứ.
- Một vài hình ảnh trong văn bản thể hiện sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại: Mùi hương thoang thoảng của cây hoàng lan trong hiện tại với hình ảnh cái cây chàng thường hay chơi nhặt hoa dưới gốc thuở nhỏ, hình ảnh bà ở hiện tại với cái cảm cảm giác được bà che chở chăm sóc, hình ảnh cô thiếu nữ xinh xắn của hiện tại với hình ảnh cô hàng xóm vẫn sang chơi với chàng trong vườn năm nào,...
- Sự đan xen ấy đem đến cho người đọc cảm nhận quá khứ gắn bó mật thiết với hiện tại, quá khứ nâng đỡ hiện tại.
– Yếu tố tự sự, biểu cảm thể hiện đậm nét trong văn bản 80 năm nhìn lại.
– Văn bản này viết về những trải nghiệm, suy ngẫm mà tác giả đã trải qua và đúc kết được trong suốt cuộc đời vì vậy mà yếu tố tự sự, biểu cảm được sử dụng nhiều hơn.
– Yếu tố tự sự, biểu cảm nhằm nhấn mạnh những trải nghiệm của tác giả, những suy ngẫm, kinh nghiệm mà tác giả rút ra được trong những năm tháng của cuộc đời.
- Yếu tố tự sự, biểu cảm thể hiện đậm nét trong văn bản 80 năm nhìn lại.
- Văn bản này viết về những trải nghiệm, suy ngẫm mà tác giả đã trải qua và đúc kết được trong suốt cuộc đời vì vậy mà yếu tố tự sự, biểu cảm được sử dụng nhiều hơn.
- Yếu tố tự sự, biểu cảm nhằm nhấn mạnh những trải nghiệm của tác giả, những suy ngẫm, kinh nghiệm mà tác giả rút ra được trong những năm tháng của cuộc đời.
1. Yếm đỏ là phần thưởng (vật chất) cho cô gái chăm chỉ lao động
cá bống là người bạn (tinh thần) của Tấm