K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 1 2017

Câu 1:

Virut là một dạng sống nhưng không là tế bào vì không có cấu tạo tế bào. Virut có cấu tạo gồm lõi axit nucleic và vỏ protein trong khi tế bào phải có cấu tạo gồm màng sinh chất, tế bào chất và nhân. Một số virut còn có lớp vỏ ngoài nhưng đó thực chất cũng lấy từ tế bào chủ mà virut đã kí sinh. Virut cũng không thể tự dinh dưỡng mà phải sống kí sinh nội bào bắt buộc.

1 tháng 1 2017

1.Vi rút khôn được coi là một cơ thể sinh vật .vì vi rút chưa có cấu tạo tế bào , cấu tạo còn rất đơn giản , không có enzim để độc lập tự tổng hợp cho riêng mình . Khi ở môi trường ngoài tế bào chủ , không có các đặc điểm cơ bản của một cơ thể sống : sinh trưởng , sinh sản , phát triển , trao đổi chất .... sống kí sinh trong tế bào chủ .
Tuy nhiên thì vi rút vẫn đc xếp vào nhóm vi sinh vật vì có đặc điểm : kích thước nhỏ , có khả năng truyền đạt thông tin di truyền của mình .

13 tháng 3 2017

Hệ thần kinh trung ương của động vật có xương sống bao gồm não bộ và tủy sống. Cả hai đều có đặc trưng là rỗng. Ở động vật có xương sống bậc thấp thì não bộ chủ yếu kiểm soát chức năng của các thụ quan. Ở động vật có xương sống bậc cao thì tỷ lệ giữa não bộ và kích thước cơ thể là lớn hơn. Não bộ lớn hơn như vậy làm cho khả năng trao đổi thông tin giữa các bộ phận của não bộ là cao hơn. Các dây thần kinh từ tủy sống, nằm phía dưới não bộ, mở rộng ra đến lớp da, các nội tạng và các cơ. Một số dây thần kinh nối trực tiếp với não bộ, kết nối não với tai và phổi.

Thần kinh lớp cá Thần kinh lớp lưỡng cư Thần kinh lớp bò sát Thần kinh lớp chim Thần kinh lớp thú.
Ở cá chép, hệ thần kinh hình ống gồm nào bộ (trong hộp sọ) và tuỳ sống (trong cung đốt sống). Não trước chưa phát triển nhưng tiểu não tương đối phát triển, có vai trò điểu hoà và phối hợp các hoạt động phức tạp khi bơi. Hành khứu giác, thuỳ thị giác cũng rất phát triển. Chưa phát triển. Hệ thần kinh của thằn lằn phát triển hơn so với của ếch, có não trước và tiểu não phát triển liên quan với đời sống và hoạt động phức tạp hơn. Bộ não chim phát triển liên quan đến đời sống phức tạp và phạm vi hoạt động rộng. Trong bộ não thì não trước (đại não), não giữa (2 thuỳ thị giác) vả nào sau (tiểu não) phát triển hơn ở bò sát. Phát triển to bán cầu não, tiểu não.

20 tháng 4 2017

Động vật qúy hiếm là những động vật có giá trị về những mặt sau: thực phẩm, dược liệu, mĩ nghệ, nguyên liệu công nghiệp, làm cảnh, khoa học, xuất khẩu... đồng thời nó phải là động vật hiện đang có số lượng giảm sút trong tự nhiên.

Để bảo vệ động vật quý hiếm cần phải:
+ Đẩy mạnh bảo vệ môi trường sống
của chúng.
+ Cấm săn bắt , buôn bán trái phép
các động vật quý hiếm.
+ Đẩy mạnh việc chăn nuôi và xây
dựng các khu dự trữ thiên nhiên.

21 tháng 4 2019

Động vật quý hiếm gì?

- là động vật có giá trị về nhiều mặt, hiện nay có số lượng đang giảm sút.

biện pháp:

- nghiêm cấm săn bắt, buôn bán động vật quý hiếm.

- bảo vệ môi trường sống của động vật quý hiếm: khai thác và trồng rừng hợp lý, phòng chống cháy rừng, chống ô nhiễm môi trường, xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên.

- đẩy mạnh thuần hóa lai tạo giống vật nuôi.

- tuyên truyền, tham gia các hoạt động bảo vệ sự đa dạng sinh học.

25 tháng 12 2016

1.Động vật nguyên sinh:

1.1. Đặc điểm chung
- Có kích thước hiển vi
- Cơ thể chỉ là một tế bào đảm nhận mọi chức năng sống.
- Dinh dưỡng chủ yếu bằng cách dị dưỡng
- Sinh sản vô tính và hữu tính
1.2.Vai trò
- Làm thức ăn cho động vật nhỏ,
- Chỉ thị về độ sạch của môi trường nước.
-Có ý nghĩa về mặt địa chất
Tác hại
- Gây bệnh ở động vật và ở người
6.
-Cơ thể gồm có 3 phần:
+ Đầu : Mắt, lỗ mũi, miệng, râu và nắp mang
+ Mình: Vây lưng, vây ngực và vây bụng
+ Khúc đuôi: Vây đuôi, vây hậu môn
-Đời sống:Cá chép ưa các vực nước lặng (ao, hồ. ruộng, sóng, mới...), chúng ăn tạp (giun, ốc, ấu trùng côn trùng và thực vật thủy sinh...)
5.-Cấu tạo ngoài:
+ Hình trụ dài 25 cm
+ Lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể giúp giun
không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa trong ruột non người.
-Cấu tạo trong:
+ Thành cơ thể có lớp biểu bì và lớp cơ dọc phát triển.
+ Chưa có khoang cơ thể chính thức
+ Ống tiêu hóa thẳng: từ lỗ miệng tới hậu môn
+ Tuyến sinh dục dài và cuộn khúc.
4.
-Cơ thể tôm gồm 2 phần: phần đầu-ngực và phần bụng,có vỏ giáp cứng bao bọc:
+Phần đầu – ngực có: giác quan, miệng với các chân hàm xung quanh và chân ngực (càng và chân bò)
+Phần bụng phân đốt rõ, gồm chân bụng (chân bơi) và tấm lái.
-Dinh dưỡng:
*Tiêu hóa:
+Tôm ăn tạp, hoạt động về đêm.
+ Thức ăn được tiêu hóa ở dạ dày và hấp thụ ở ruột.
*Hô hấp: bằng mang.
*Bài tiết: qua tuyến bài tiết.
3.Cấu tạo ngoài:
-Cơ thể hình lá, dẹp, đối xứng hai bên, có màu đỏ máu.
-Mắt, lông bơi tiêu giảm, giác bám phát triển.
*Vòng đời của sán lá gan:
Sán lá gan trưởng thành ----(đẻ)---> Trứng ----(gặp nước)---> Ấu trùng có lông ------> Ấu trừng (kí sinh trong ốc ruộng) ----------> Ấu trùng có đuôi (môi trường nước) ------> Kết kén (bám vào rau bèo) ----> Sán lá gan (kí sinh trong gan mật trâu bò)
*Đặc điểm chung:
+Cơ thể dẹp , đối xứng hai bên.
+Phân biệt đầu , đuôi , lưng , bụng.
+Ruột phân nhiều nhánh , chưa có hậu môn.
2.*Hình dạng ngoài
-Hình trụ dài:
+ Phần dưới gọi là đế, bám vào giá thể.
+ Phần trên có lỗ miệng, xung quanh có các tua miệng toả ra.
+ Cơ thể có đối xứng tỏa tròn.
- Di chuyển:
+ Di chuyển kiểu sâu đo.
+Di chuyển kiểu lộn đầu.
-Cấu tạo trong:
*Thành cơ thể gồm 2 lớp:
- Lớp ngoài gồm:
+ Tế bào gai
+ Tế bào thần kinh
+ Tế bào sinh sản
+ Tế bào mô bì cơ.
- Lớp trong:
+ Tế bào mô cơ tiêu hoá
* ở giữa 2 lớp là tầng keo mỏng
* Lỗ miệng thông với khoang tiêu hoá ở giữa(ruột túi)
-Dinh dưỡng:
Thuỷ tức bắt mồi bằng tua miệng.
Thức ăn được tiêu hoá trong ruột túi.
Chất bã được thải ra ngoài qua lỗ miệng.
Trao đổi khí qua bề mặt cơ thể.
-Sinh sản:
Mọc chồi: Khi có đầy đủ thức ăn thủy tức sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi để hình thành cơ thể mới.
Sinh sản hữu tính: Tế bào trứng được tinh trùng của thủy tức khác đến thụ tinh, sau đó tiến hành phân chia để tạo thành cơ thể mới.
Tái sinh: Là khả năng hình thành các bộ phận còn thiếu từ một phần cơ thể thủy tức.
-Sinh sản của san hô:chủ yếu là mọc chồi, các chồi con không tách ra khỏi cơ thể mẹ mà dính lại với cơ thể mẹ tạo nên tập đoàn san hô.
Nhớ tick cho mình nhoa!!!!!
 
 
 
 
 


 

25 tháng 12 2016

Câu 5:

Cấu tạo của giun đũa:
*Cấu tạo ngoài:
_Cơ thể hình ống, thon dài, đầu nhọn
_Con đực nhỏ, ngắn, đuôi cong; con cái to, dài
_Lớp vỏ cuticun ngoài cơ thể có tác dụng chống men tiêu hóa của vật chủ
*Cấu tạo trong:
_Lớp biểu bì và cơ dọc ở thành cơ thể phát triển
_Có khoang cơ thể chưa chính thức
_Ống tiêu hóa thẳng, có hậu môn
_Tuyến sinh dục dài, cuộn khúc

2 tháng 5 2016

Mở sách ra là có bạn ạh

2 tháng 5 2016

troi oi tuong gi ban giup minh voi minh van biet nhung muon tim hieu rong hon vi minh sap thi mon sih roi

hiha

2 tháng 5 2016

GDCD 6 ah pn? mk nhớ ko nhầm thì nó có ở trong phần ghi nhớ ak. hihi

Chúc pn thi tốt đạt điểm cao nhé :)

2 tháng 5 2016

thanks à mà mik học vlens cơ ^^

22 tháng 5 2017

Đa dạng di truyền (ĐDDT) được hiểu là những biến dị trong cấu trúc di truyền của các cá thể bên trong hoặc giữa các loài; những biến dị di truyền bên trong hoặc giữa các quần thể.

Đa dạng di truyền

Quần thể (Population)

Cá thể (Individual)

Nhiễm sắc thể (Chromosome)

Gene

Nucleotide

Đa dạng di truyền trong nội bộ loài thường là kết quả của tập tính sinh sản của các cá thể trong quần thể. Một quần thể là một nhóm các cá thể giao phối với nhau và sản sinh ra con cái hữu thụ. Một loài có thể có một hay vài quần thể khác nhau. Một quần thể có thể chỉ gồm một số ít cá thể hay có thể có hàng triệu cá thể.

Các cá thể trong một quần thể thường rất khác nhau về mặt di truyền. Sự đa dạng về bộ gen có được do các cá thể có các gen khác nhau, gen là một đơn vị di truyền cùng với những nhiễm sắc thể được đặc trưng bởi những protein đặc biệt. Các dạng khác nhau của gen được gọi là allen và những sự khác biệt nảy sinh qua đột biến, là những sự thay đổi xảy ra trong DNA, đơn vị cấu thành nhiễm sắc thể của cá thể. Sự khác biệt của các allen trong gen có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và sinh lý của các cá thể một cách khác nhau

18 tháng 10 2016

-VD:Cây rau má má bò trên đất ẩm rồi sinh ra các cây con khác từ cây mẹ

- Con thằn lằn bị đứt đuôi rồi tái sinh đuôi mới không phải sinh sản vô tính vì không có cá thể mới tạo thành

-Vai trò:có thể nhân giống một số loài mà không cần đến sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử.

VD:Cây rau má má bò trên đất ẩm rồi sinh ra các cây con khác từ cây mẹ

21 tháng 10 2016

Câu 1: VD: - Phân đôi: động vật đơn bào và giun dẹp

- Nảy chồi: bọt biển, ruột khoang

- Phân mảnh: bọt biển và giun dẹp

- Trinh sinh: ong, rệp,kiến và một số loài bò sát,..

Câu 2: Không thể gọi là tái sinh vì nó chỉ hồi phục lại một phần cơ thể bị dứt chứ không phải là khôi phục hoàn toàn cơ thể

23 tháng 2 2017

Cơ thể cùng với các phần phụ phân đốt, hình thành bộ xương ngoài, xuất hiện ống khí và ống manpigi(là cơ quan bài tiết)của nhóm sống trên cạn

24 tháng 2 2017

mơn ạ hihi