K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

LM
Lê Minh Hiếu
Giáo viên
13 tháng 1 2021

1. Trung du mnbb và tây nguyên có địa hình và khí hậu thuận lợi cho việc phát triển cây chè và cà phê, cụ thể:

- Cà phê được trồng nhiều ở Tây Nguyên:

+ Có đất badan màu mỡ trên diện tích rộng.

+ Khí hậu cao nguyên có một mùa mưa, một mùa khô thuận lợi cho gieo trồng, thu hoạch, chế biến và bảo quản.

+ Thị trường về cà phê ở trong nước, đặc biệt là ở nhiều nước và khu vực được mở rộng.

- Chè được trồng nhiều ở trung du miền núi bắc bộ:

+ Chè là cây có nguồn gốc cận nhiệt, Trung du và miền núi Bắc Bộ có nền địa hình cao, khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh và có nhiều diện tích đất feralit thích hợp để trồng chè.

+ Có vùng trung du với các đồi thấp, thuận lợi cho việc thành lập các vùng chuyên canh chè.

+ Chè là cây trồng truyền thống, nhân dân có nhiều kinh nghiệm trồng chè.

3 tháng 3 2017

Cả 3 loại cây đều thích hợp với đất feralit, nguồn nước dồi dào và nguồn lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất. Tuy nhiên 3 loại cây này thích hợp với các kiểu khí hậu khác nhau: cây chè là loại cây của miền cận nhiệt, thích hợp với nhiệt độ ôn hòa; cà phê và cao su là loài cây của miền nhiệt đới, ưa nhiệt ẩm.

Mà khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ có một mùa đông lạnh do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên có thể phát triển một số loại cây của miền cận nhiệt: chè, cải bắp, súp lơ,…

Đáp án cần chọn là: B

30 tháng 10 2019

a)- Những cây công nghiệp lâu năm trồng được ở cả hai vùng là: cà phê, chè.

- Những cây công nghiệp lâu năm nào chỉ trồng được ở tây Nguyên mà không trồng được ở Trung du miền núi Bắc Bộ: cao su, điều, hồ tiêu.

b)- Cây chè:

      + Trồng chủ yếu ở trung du và miền núi Bắc Bộ, diện tích 67,6 nghìn ha, chiếm 68,8% diện tích chè cả nước; sản lượng 47,0 nghìn tấn, chiếm 62,1% sản lượng chè, búp khô cả nước.

      + Tây Nguyên: diện tích 24,2 nghìn ha, chiếm 24,6 %v diện tích chè cả nước; sản lượng 20,5 nghìn tấn, chiếm 27,1 sản lượng chè và búp khô cả nước.

- Cà phê:

      + Trồng chủ yếu ở Tây Nguyên, diện tích 480,8 nghìn ha, chiếm 85,1% diện tích cà phê cả nước; sản lượng 761,6 nghìn tấn, chiếm 90,6% sản lượng cà phê nhân cả nước.

      + Ở trung du và miền núi Bắc Bộ cà phê chỉ mới trồng thử nghiệm tại một số địa phương với quy mô nhỏ.

7 tháng 11 2021

giúp em với ạ !

 

8 tháng 1 2017

khác nhau

*địa hình

-Tây nguyên:đìa hình nổi bật với các cao nguyên xếp tầng, tương đối bằng phẳng, phần lớn là đất feralit hình thành trên đá bazan,lại phân bố tập trung với mặt bằng rộng thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh lớn

- TDMNBB địa hình bị chia cắt phức tạp ( tây bắc núi cao hiểm trở, đông bắc núi thấp và đồi với các dãy núi hình cánh cung ) đất chủ yếu là đất feralit hình thành trên đá phiến đá gownai và các đá mẹ khác

*Khí hậu

-TDMNBB có khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh nhất cả nước, lại chịu ảnh hưởng của địa hình nên thuận lợi phát triển cây công nghiệp cận nhiệt đới và ôn đới

-TN có thế mạnh hơn về cây CN nhiệt đới vì khí hậu Tây nguyên mang tính cận xích đạo

19 tháng 2 2021

1/ Cây chè trồng khắp các tỉnh ở trung du miền núi bắc bộ, được trồng nhiều trên các đồi núi. Diện tích và sản lượng chè đứng đầu cả nước. Nổi tiếng nhất là chè Thái Nguyên, Bắc Giang...

- Cây chè phát triển ở vùng này vì: khí hậu lạnh phù hợp với sự phát triển, sinh trưởng của cây; nhiều diện tích đất feralit thuận lợi trồng cây công nghiệp; có nhiều đồi núi, thuận lợi cho việc xây dựng các vùng chuyên canh trồng chè; đay là cây truyền thống, người dân có nhiều kinh nghiệm trong việc canh tác; chè đc sử dụng khắp cả nc thúc đẩy sự phát triển.

2/ - Duyên hải NTB thu hút đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế vì: đây là vùng có nhiều bãi biển, bãi tắm đẹp, khu nghỉ dưỡng, các địa điểm tham quan du lịch như sở thú, bảo tàng, các di tích lịch sử...; thời tiết mát mẻ, ít bão, thuận lợi cho các hđ du lịch diễn ra trong cả năm; vị trí nằm trên trục giao thông bắc - nam, có nhiều trục đường lớn và cảng biển, thuận lợi thu hút khách du lịch; các cấp lãnh đạo các tỉnh có nhiều chính sách thu hút khách du lịch tỏng và ngoài nc.

- BTB thường có nhiều thiên tai vì:

+ vào mùa đông, gió mùa đông bắc từ cao áp xi bia thổi xuống bị lệch về hướng đông ra biển, mang theo hơi ẩm từ biển vào, thổi vào vùng BTB, hướng của gió vuông góc với hướng của địa hình nên kia gió mùa đông bắc thổi tới thì bị dãy trường sơn bắc chắn lại, lên cao gặp lạnh ngưng tụ thành mưa, trút hết ở đồng bằng BTB ( phía đông dãy TSB), tạo nên các cơn bão, cơn mưa ở BTB.

+ vào mùa hạ, gió mùa tây nam thổi từ vịnh ben- gan tới mang theo hơi ẩm từ biển vào. Khi đi qua phần đất liền của thái lan , campuchia, lào đến phía tây dãy trường sơn bắc thì bị chắn lại, lên cao gặp lạnh ngưng tụ thành nước, trút hết mưa ở phía tây dãy TSB, khi vượt qua dãy núi thì không còn hơi nước và trở nên khô nóng, làm phía đông TSB (phía đồng bằng) không có mưa, nắng nhiều, thời tiết khô nóng ( hiện tượng foehn).

 

 

 

11 tháng 4 2017

Những chỉ số phát triển mà ở Tây Bắc cao hơn Đông Bắc tỷ lệ gia tăng dân số và hộ nghèo.

Đáp án: B.

1 tháng 4 2017

a) Sự khác nhau về tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở hai vùng Tây Nguyên - Trung du và miền núi Bắc Bộ

+ Về quy mô sản xuất:

- Tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm (năm 2001): Tây Nguyên lớn gấp hơn 9 lần Trung du và miền núi Bắc Bộ. Trong tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm của cả nước, Tây Nguyên chiếm 42,9%, Trung du và miền núi Bắc Bộ ch! chiếm 4,7%

- Các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây Nguyên có quy mô lớn hơn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

+ Về cơ cấu cây công nghiệp lâu năm:

- Tây Nguyên: chủ yếu là cây nhiệt đới, Trung du và miền núi Bắc Bộ: chủ yếu là cây cận nhiệt

- Cây công nghiệp lâu năm chủ lực của Tây Nguyên là cây cà phê, cây công nghiệp lâu năm chủ lực của Trung du và miền núi Bắc Bộ là cây chè

b) Giải thích:

Cơ cấu cây công nghiệp lâu năm ở hai vùng khác nhau do:

+ Tây Nguyên có khí hậu cận xích dạo (trừ các cao nguvên cao), thích hợp để phát triển các cây công nghiệp nhiệt đới

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ có nền địa hình cao và có mùa đông lạnh, thích hợp để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới

1 tháng 4 2017

Bảng 30.1.Tình hình sản xuất một số cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ, năm 2001

a) Hãy nêu sự khác nhau về tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở hai vùng: Tây Nguyên - Trung du và miền núi Bắc Bộ

b) Giải thích vì sao có sự khác nhau trong cơ cấu cây công nghiệp lâu năm ở hai vùng

Trả lời

a) Sự khác nhau về tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở hai vùng Tây Nguyên - Trung du và miền núi Bắc Bộ

+ Về quy mô sản xuất:

- Tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm (năm 2001): Tây Nguyên lớn gấp hơn 9 lần Trung du và miền núi Bắc Bộ. Trong tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm của cả nước, Tây Nguyên chiếm 42,9%, Trung du và miền núi Bắc Bộ ch! chiếm 4,7%

- Các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây Nguyên có quy mô lớn hơn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

+ Về cơ cấu cây công nghiệp lâu năm:

- Tây Nguyên: chủ yếu là cây nhiệt đới, Trung du và miền núi Bắc Bộ: chủ yếu là cây cận nhiệt

- Cây công nghiệp lâu năm chủ lực của Tây Nguyên là cây cà phê, cây công nghiệp lâu năm chủ lực của Trung du và miền núi Bắc Bộ là cây chè

b) Giải thích:

Cơ cấu cây công nghiệp lâu năm ở hai vùng khác nhau do:

+ Tây Nguyên có khí hậu cận xích dạo (trừ các cao nguvên cao), thích hợp để phát triển các cây công nghiệp nhiệt đới

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ có nền địa hình cao và có mùa đông lạnh, thích hợp để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới


22 tháng 11 2021

Tham khảo

Câu 1:

Khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc, còn phát triển thuỷ điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc:

- Tiểu vùng Đông Bắc: tập trung khoáng sản giàu có nhất nước ta, phong phú đa dạng, gồm cả khoáng sản phi kim và kim loại (than đá, sắt, chì, kẽm, thiếc, bô xít, aparit, pirit…).

+ Than đá có trữ lượng và chất lượng tốt nhất Đông Nam Á (vùng than Quảng Ninh với hơn 3 tỉ tấn). Ngoài ra còn phân bố ở  Thái Nguyên, Na Dương.

+ Đồng, apatit (Lào Cai), sắt (Thái Nguyên, Hà Giang), kẽm – chì (Tuyên Quang), thiếc (Cao Bằng),…

⟹ Thuận lợi phát triển đa dạng các ngành khai thác và chế biến khoáng sản.

- Tiểu vùng Tây Bắc: có nhiều sông lớn, chảy qua địa hình núi dốc hiểm trở nên tiềm năng thủy điện lớn. Trữ lượng thủy điện của vùng tập trung trên hệ thống sông Đà:  nhà máy thủy điện Sơn La (công suất lớn nhất cả nước- 3400 kWh), thủy điện Hòa Bình (1600 kWh).

Câu 2:

Ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông - lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ:

- Mang lại nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng, tạo việc làm và nâng cao đời sống người dân.

- Góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, hạn chế thiên tai lũ lụt, sạt lở, xói mòn đất…

- Bảo vệ nguồn nước ngầm, điều hòa khí hậu, cân bằng môi trường sinh thái.

- Điều tiết nguồn nước ở các hồ thủy điện, thủy lợi.

Câu 3

 * Nhận xét:

 Trong thời kì 1995 – 2002,

 - Giá trị sản xuất công nghiệp của hai tiểu vùng đều tăng, nhưng Đông Bắc tăng nhanh hơn Tây Bắc.

+ Giá trị sản xuất công nghiệp Tây Bắc tăng gấp 2,17 lần; từ 320,5 tỉ đồng lên 696,2 tỉ đồng.

+ Giá trị sản xuất công nghiệp Đông Bắc tăng gấp 2,31 lần; từ 6179,2 tỉ đồng lên 14301,3 tỉ đồng.

- Giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc luôn cao hơn Tây Bắc, khoảng cách chênh lệch lớn và có xu hướng tăng lên.

+ Năm 1995: giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc cao hơn gấp 20, 48 lần Tây Bắc.

+ Năm 2003: giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc cao hơn gấp 20, 54 lần Tây Bắc.

⟹ Đông Bắc có trình độ công nghiệp hóa cao hơn và tốc độ phát triển công nghiệp nhanh hơn Tây Bắc.