Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài tham khảo nè
Cây vú sữa ba trồng đầu hồi nhà thuở em còn là đứa trẻ lên ba, nay đã qua hai mùa trái ngọt. Mùa nào cũng sai bông trĩu quả. Và bây giờ, nó đang bước sang mùa thứ ba ở độ sung sức của tuổi trưởng thành.
Gốc cây to như bắp vế người lớn với những chiếc rễ ăn sâu xuống đất, tạo cho cây vú sữa một dáng đứng vững chãi. Từ mặt đất lên chừng một mét, thân cây chia thành hai nhánh lớn, vươn thẳng lên cao ước chừng gần bằng nóc nhà em. Vòm lá sum suê tỏa bóng mát xuống cả một góc sân rộng, tạo thành một chỗ vui chơi lí tưởng cho hai chị em và lũ bạn học cùng xóm. Những trò chơi đánh đáo, cướp cờ, bịt mắt bắt dê…thường tổ chức dưới gốc cây vú sữa này. Những lúc mệt mỏi, sau những trò chơi thú vị, bổ ích, chúng em lại quây quần bên chiếc bàn nhỏ đặt dưới gốc cây, bày sẵn hai đĩa vú sữa mà trước lúc đi làm, ba đã hái cho.
Nhà em trồng khá nhiều cây ăn trái: cam, bưởi, quýt, sa-bô-chê, táo…mỗi loại được trồng trên một bờ dài thẳng tắp. Tổng cộng có đến một mẫu vườn nhưng chỉ có một cây vú sữa “lò rèn” đặc biệt, không những sai quả mà hương vị của nó còn vượt hơn hẳn giống vú sữa thường thấy ở các vườn cây khác trong vùng. Quả nhiều bao nhiêu cũng không bán. Mùa nào cũng vậy, khi vú sữa chín, ba thường chọn một chục quả ngon nhất, đặt lên bàn thờ tổ tiên, cúng vái đất đai nhà cửa tưởng nhớ đến người mẹ “kì diệu” trong truyện cổ tích đã hóa thân thành cây vú sữa tuyệt vời này. Còn lại, ba dùng để biếu các bác, các chú thân quen trong hai cơ quan của ba mẹ, và dành cho hai chị em bồi dưỡng hàng ngày.
Mùa thứ ba này, nhìn cây vú sữa, em cảm thấy như cây thấp xuống và xòe rộng ra hơn mọi năm. Các cành lớn, cành nhỏ lủng lẳng những trái là trái, ước tính đến vài trăm. Trái nào trái ấy căng tròn như những trái cam đường bóng láng. Có những cành chỉ nhỉnh hơn ngón chân cái chút xíu mà có đến bảy, tám trái chín mọng, đeo lúc lỉu từ trong ra ngoài, làm cho cành cây cong vồng hơn cả gọng vó. Nhiều lúc gặp phải những ngọn gió chướng thổi qua, tưởng như chúng sẽ bị gẫy gập cả xuống. Nhưng vú sữa vốn dẻo và dai, bền vững như tình mẹ trong truyện cổ tích.
Đúng là một giống cây ăn trái không những quý hiếm mà còn mang một biểu tượng tuyệt vời về người mẹ. Mỗi lần cầm trái vú sữa trên tay, dẫu chưa ăn mà em đã cảm nhận được cái hương vị ngọt ngào chảy ra từ những “bầu sữa kì diệu” ấy của người mẹ. Ôi! Tình yêu của mẹ thật như “biển hồ lai láng” mà suốt cuộc đời chúng em không bao giờ đền đáp được.
Trong vườn nhà em có trồng rất nhiều cây ăn quả như cây bưởi, cây hồng xiêm xanh lá, cây nhãn chín ngọt lịm hay cây ổi có vị chua chát,... nhưng trong đó em thích nhất là cây mận hồng đào, cây mận này được bà nội em trồng từ khi em còn học lớp một.
Cây cao khoảng sáu đến bảy mét, tán lá um tùm che rợp cả một khoảng đất rộng. Rễ cây ăn sâu vào lòng đất hút chất bổ để nuôi cây. Gốc cây màu nâu đen, to tròn bằng bắp vế của ba em. Sờ vào vỏ cây em thấy có chỗ sần sùi có chỗ nứt nẻ. Thân cây mận mọc lên khỏi vai em thì chia thành hai cành to. Từ hai cành to chĩa ra nhiều nhánh nhỏ, phủ đầy lá xanh.
Lá mận hình bầu dục. Lá non màu nâu, óng ánh như lụa, xen kẽ trong những tán lá xanh đậm trông thật xum xuê. Thấp thoáng trong vòm lá là những chùm hoa mận. Hoa mận trắng xóa, lấm tấm nhụy dài trông rất đẹp. Em thích thú ngắm nhìn những chùm quả mận, nào là chùm đôi, chùm ba, chùm tư… đua nhau mọc. Quả mận có hình dạng như chiếc chuông, lúc non quả màu xanh, khi chín quả chuyển sang màu đỏ hồng mơn mởn thật hấp dẫn làm sao!
Có lẽ vì thế nên mận mới có tên là hồng đào. Mận nhà em hột nhỏ, dày cơm, ăn vào vừa ngọt thanh vừa giòn rụm. Cả nhà em ai cũng quý cây mận vì mận chẳng những cho quả ăn thật ngon lại còn tỏa bóng mát cho khu vườn. Thỉnh thoảng, em lại ra gốc mận nhặt lá vàng và thưởng thức vị ngọt khó quên của quả mận hồng đào.
Đột nhiên tôi đi qua một vùng núi lạ, núi ở đây cao hơn mây, có một thác nước đổ xuống mát rượi. Tôi liền thấy một mùi thơm kì lạ phát ra từ phía tây. Tôi đến đấy thì thấy một bông hoa kì lạ. Nó có màu xanh lam trộn với màu vàng hòa quyện với nhau nhìn rất đê mê. Bông hoa tỏa ra 7 nhánh với 3 nhánh ở giữa là 3 nhánh thơm và cao nhất, 2 nhánh 2 bên mặc dù không cao cho lắm nhưng khi chạm tay vào thì mịn như nhung, cảm giác rất mát lành, tôi liền đến gần bông hoa quan sát thật kĩ để có thể xem rõ hơn. Sau một hồi xem sét, tôi muốn mang loài hoa này dâng lên cho Thánh Cô, Thánh Cô nhất định sẽ cho loài hoa này một cái tên đẹp để nó có thể làm nên tiếng tăm trong giới sắc đẹp mỹ mãn.
Các câu kể Ai làm gì?:
Đến gần trưa, các bạn con/ vui vẻ chạy lại.
Con/ khoe với các bạn về bông hoa.
Nghe con nói, bạn nào/ cũng náo nức muốn được xem ngay tức khắc.
Con/ dẫn các bạn đến nơi bông hồng ngủ.
Con / vạch lá tìm bông hồng.
Các bạn/ đều chăm chú như nín thở chờ bông hồng thức dậy.
Trước sân nhà em có một cây bưởi, khi em lớn thì thấy nó đã cao và cho quả rồi. Em nghe bà kể lại thì cây bưởi này được ông em trồng từ lúc em vẫn chưa được sinh raCây bưởi nhà em khá cao, thân cây không được thẳng đứng như một số loài cây khác như cây xoan, cây hồng mà cong cong. Tại vì được trồng từ khá lâu và chỗ đất trồng rất cứng nên phần rễ cây rất phát triển, nổi cả lên mặt đất. Phần thân cây có những lớp vỏ sần sùi và thỉnh thoảng có một lớp nhựa trong khá dính, dọc thân cây có những cái mấu chìa ra, nhờ những cái mấu này mà việc trèo cây hái quả rất dễ.
Trên cây chia ra thành nhiều các cành lớn, nhỏ khác nhau, mỗi cành lại có những cành con với những chiếc gai sắc nhọn, nếu gai còn non có thể bẻ gẫy nhưng với những chiếc gai già có thể làm bị thương những ai không cẩn thận để gai bưởi đâm vào. Lá bưởi có nhiều hình dáng khác nhau, nhưng chủ yếu là dài và có vẻ như trên chiếc lá bị chia thành hai phần, giữa hai phần là một chỗ bị lõm lại, lá bưởi cũng có công dụng riêng của nó. Bà em hay lấy lá bưởi hơ vào bếp lửa cho nóng để nặn vào những chỗ bị đau ở chân, tay hay những ai bị bong gân hoặc trẹo tay, trẹo chân.
Mặc dù tác dụng của nó có lẽ không tốt bằng các loại thuốc khác nhưng nó cũng góp phần làm giảm đau được phần nào. Đên mùa, cây bưởi ra hoa trắng cả cây, những chum hoa bưởi trắng muốt rụng kín cả sân nhà em, mùi thơm bay khắp nhà. Hồi bé em thường hay nhặt hoa bưởi chơi, đến khi những bông hoa ấy kết thành quả, rồi to bằng quả bóng bàn, em hay nhặt những quả bưởi rụng để chơi chuyền cùng các bạn, nhiều khi không có quả rụng thì lấy cây chọc cho rụng, những lúc như thế thì thường bị bà hoặc mẹ mắng.
Rồi đến khi quả bưởi to bằng cái bát to, cây bưởi sai chĩu chịt quả, bố em phải lấy một cái cây để chống cành bưởi tránh để nó gãy. Đến lúc được ăn, mẹ em mang biếu bà ngoại và các cô bác hàng xóm, em mời các bạn trong lớp đến ăn cũng không hết. Cây bưởi nhà em là cây bưởi chua nhưng ăn vẫn rất ngon, ai cũng khen như vậy. Những quả ở trên cao không lấy được để lâu rồi chín và có màu vàng tươi, có mùi thơm đặc trưng riêng. Nhà em có thói quen để một số quả to đẹp buộc túi bóng vào để đến Tết, khi đã chín thì trẩy về đặt lên bàn thờ làm thành trung tâm của mâm ngũ quả ngày Tết.
Trần Tuyết Tâm
Quê hương là gì hả mẹ?
Mà thầy cô dạy phải yêu nhiều
Quê hương là gì hả mẹ?
Mà ai đi xa cũng nhớ nhiều
Những câu thơ trên chứa đựng một tình cảm lớn lao đối với quê hương của mỗi người. Đó chính là nơi ta được sinh ra và lớn lên. Nó chở che ta những ngày ta còn thơ bé và luôn là chỗ dừng chân cho những người con xa quê đi làm ăn trở về sau những năm tháng bôn ba khắp mọi nơi.
Như một lẽ tất nhiên, các bạn ai cũng có quê hương và em cũng vậy. Trong trái tim em, quê em thật đẹp và em luôn tự hào về hai tiếng thiêng liêng ấy.
Quê em cũng như bao làng quê khác, có gốc đa, giếng nước, sân đình, có con sông quê hương chảy dài mang nước đến cho xóm làng, có cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, có những đàn trâu tung tăng gặm cỏ và đặc biệt nơi đây có những con người chất phác, sống với nhau bằng tình cảm rất chân thành. Em yêu quê hương không phải vì nó giàu sang, trù phú mà chính vì nó gắn bó với cuộc sống của dân làng và với tuổi thơ của những đứa trẻ như em. Nhớ đến mùa thu hoạch lúa, trời nắng gay gắt, các bác nông dân trên người lấm tấm mồ hôi vì mệt nhọc nhưng trên mặt vẫn hiện lên nụ cười rạng rỡ mừng vì một vụ lúa bội thu, em lại nhớ đến câu ca dao:
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”
Nhớ cả những quán nước chè dưới những gốc cây cổ thụ phục vụ những cô bác nông dân đi làm đồng về, nhớ hình ảnh quen thuộc của những đứa trẻ đi mò cua, bắt ốc. Quê hương còn gắn với tuổi thơ của chúng em bằng những buổi chiều chạy theo những anh chị lớn hơn đi thả diều trên cánh đồng lúa đã được thu hoạch xong chỉ còn trơ gốc rạ, rồi đến món khoai nướng, ngô nướng quen thuộc của bọn trẻ chăn trâu. Yêu quê hương là yêu luôn cả những điều bình dị, mộc mạc, đơn sơ đó bởi vì chính những hình ảnh này làm nên quê hương của mỗi người.
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Quê hương luôn là niềm tự hào trong tâm trí em, sau này dù có đi đến nơi đâu đi chăng nữa, thì hình ảnh quê hương luôn khắc sâu trong trái tim em vì ở nơi đó có những người thân và kỉ niệm gắn với một thời thơ ấu không thể nào quên
Làng nọ, có một gia đình giàu sang, trong nhà có nuôi nhiều người ăn kẻ ở. Nhưng chủ nhà là một phú ông keo kiệt, bủn xỉn, đã bòn rút sức lao động của người ở một cách thậm tệ khiến mọi người phải bỏ đi nơi khác mà sinh sống. Nhà phú ông hiện chỉ còn một người ở tên là Khoai.
Anh Khoai đã ngoài hai mươi tuổi, sức vóc đẫy đà, thân hình nở nang, lực lưỡng. Gương mặt chữ điền với đôi mày rậm, chiếc mũi hơi thấp và đôi môi tương đối dày cho biết anh là một lực điền hiền lành, chất phác. Sở dĩ anh còn nấn ná lại nhà phú ông vì sự hứa hẹn của lão về việc gả con gái cho anh. Anh Khoai quần quật cả ngày ngoài ruộng vắng, dãi nắng dầm mưa, cật lực làm việc không quản khó nhọc hết ngày này sang tháng nọ. Nhà cửa lão phú ông ngày càng khang trang, ruộng cả ao liền. Công cán của anh Khoai được đền đáp bằng việc không tưởng. Anh phải vào rừng tìm cho được cây tre trăm đốt về phú ông mới chịu gả con gái cho.
Bản chất thật như đếm, anh lặng lẽ vào rừng với bao nguy hiểm đang chực chờ. Tìm mãi không thấy, anh chỉ biết khóc than số phận. Sự kiên trì nhẫn nại, tấm lòng nhân hậu của anh đã được đền đáp. Nhờ Bụt giúp, anh đã có cây tre như ý nguyện. Với cây tre thần kì, anh Khoai đã trừng trị thích đáng những kẻ giàu có mà vô nhân đạo.
Cuối cùng, anh Khoai cưới được cô vợ xinh đẹp, sống cuộc sống ấm no, hạnh phúc nhờ vào chính sức lao động của mình.
Làng nọ, có một gia đình giàu sang, trong nhà có nuôi nhiều người ăn kẻ ở. Nhưng chủ nhà là một phú ông keo kiệt, bủn xỉn, đã bòn rút sức lao động của người ở một cách thậm tệ khiến mọi người phải bỏ đi nơi khác mà sinh sống. Nhá phú ông hiện chỉ còn một người ở tên là Khoai.
Anh Khoai đã ngoài hai mươi tuổi, sức vóc đẫy đà, thân hình nở nang, lực lưỡng. Gương mặt chữ điền với đôi mày rậm, chiếc mũi hơi thấp và đôi môi tương đối dày cho biết anh là một lực điền hiền lành, chất phác. Sở dĩ anh còn nấn ná lại nhà phú ông vì sự hứa hẹn của lão về việc gả con gái cho anh. Anh Khoai quần quật cả ngày ngoài ruộng vắng, dãi nắng dầm mưa, cật lực làm việc không quản khó nhọc hết ngày này sang tháng nọ. Nhà cửa lão phú ông càng khang trang, ruộng cả ao liền. Công cán của anh Khoai được đền đáp bằng việc không tưởng. Anh phải vào rừng tìm cho được cây tre trăm đốt về thì phú ông mới chịu gả con gái cho.
Bản chất thật như đếm, anh lặng lẽ vào rừng với bao nguy hiểm đang chực chờ.Tìm mãi không thấy, anh chỉ biết khóc than số phận. Sự kiên trì nhẫn nại, tấm lòng nhân hậu của anh đã được đền đáp. Nhờ Bụt giúp, anh đã có cây tre như ý nguyện. Với cây tre thần kì, anh Khoai đã trừng trị thích đáng những kẻ giàu có mà vô nhân đạo.
Cuối cùng, anh Khoai cưới được cô vợ xinh đẹp, sống cuộc ấm no, hạnh nhờ vào chính sức lao động của mình.
Đặt câu phù hợp với các tình huống đã cho
a. Bạn có thể đợi sau giờ sinh hoạt chúng mình sẽ nói chuyện được không?
b. Sao mà nhà bạn gọn gàng ngăn nắp thế?
c. Có gì khó đâu. Sao mình lại lú lẫn thế nhỉ?
d. Chơi diều cũng thích đấy chứ?
a, Này ,cậu ơi sau khi sinh hoạt đâu tuần thì chúng ta có thể nói chuyện được,nhé ?
b,Nhà cậu trông thật tuyệt đấy .
c,LINH ơi là Linh ,sao lại thế chứ ?
d,Ồ chơi diều cũng vui mà nhỉ ?
2, Nét trong sáng cao đẹp trong tâm hồn người Việt từ lâu đã thấm nhuần trong các câu ca dao tục ngữ như câu:
" trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn "
Bằng ngôn từ giản dị, bài ca đã làm nổi bật hình ảnh bông sen thơm ngát đang nở trên đầm bùn nước đọng. Hoa sen có vẻ đẹp tinh khiết như chính bản thân nó vậy. Hoa sen có nhiều cánh chụm lại với nhau xếp xen kẽ. Nhị sen màu vàng. Thân sen thẳng tắp trên mình lốm đốm nhưng chiếc gai nhỏ như một bộ áo giáp bảo vệ . Lá sen rất to và không thấm nước. còn nhớ những buổi chiều mưa tôi cùng lũ bạn xé lá sen ra làm áo mưa mới thấy vui làm sao! Hương sen không ngào ngạt nhưng lại khiến người ta nhớ rất lâu về nó. Mỗi bông sen chân chất như người lao động mang nét bình dị thôn quê. Đầm lầy càng u tối càng tôn lên vẻ đẹp của sen. Cuộc sống càng khó khăn càng khiến những người dân chát phác trở nên mạnh mẽ hơn. Là học sinh chúng ta hãy cố gắng cùng nhau học tập để trở thành một công dân có ích , một bông sen đẹp trong đầm nước lầy ~!