K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:…Như nước Đại Việt ta từ trước,Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.Núi sông bờ cõi đã chia,Phong tục Bắc Nam cũng khác.Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,Song hào kiệt đời nào cũng có.Vậy nênLưu Cung tham công nên thất bại,Triệu Tiết...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

…Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt đời nào cũng có.

Vậy nên

Lưu Cung tham công nên thất bại,

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong.

Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.

Việc xưa xem xét,

Chứng cứ còn ghi.

(Trích Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)

 

1. Trong đoạn trích, Nguyễn Trãi đã đưa ra những cơ sở nào để khẳng định nền độc lập, chủ quyền của nước ta? Nêu nhận xét của em về những cơ sở đó.

2. Tìm và phân tích hiệu quả của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích?

3. Bày tỏ cảm nghĩ của em về đoạn văn trên (học sinh có thể gạch ý)

0
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu nêu dưới:Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,Quân điếu phạt(*) trước lo trừ bạo. Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu. Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác.Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,Song hào kiệt đời nào...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu nêu dưới:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt(*) trước lo trừ bạo. Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu. Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác.Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có. (Trích Đại cáo bình Ngô – Nguyễn Trãi, bản dịch của Bùi Kỉ, Ngữ văn 10, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr. 17) Chú thích: (*) Điếu phạt: (điếu: thương, phạt: trừng trị) rút từ ý “Điếu dân phạt tội” nghĩa là thương dân, đánh kẻ có tội.  Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1.Văn bản đã xác định nền độc lập, chủ quyền của nước Đại Việt ở những yếu tố nào?
2. Việc sử dụng những từ ngữ: từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, bao đời nhằm khẳng định điều gì?
3. Từ việc đọc hiểu văn bản trên, hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/chị về việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước ta hiện nay.

1
26 tháng 2 2022

1. Văn bản trên đã xác định nền độc lập, chủ quyền của nước Đại Việt ở những yếu tố: văn hiến, danh giới lãnh thổ, phong tục, lịch sử, triều đại, hào kiệt.

2. Việc sử dụng những từ ngữ: từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, bao đời nhằm khẳng định độc lập chủ quyền của nước Đại Việt là điều hiển nhiên, tự nhiên, vốn có, phù hợp với đạo lí, lẽ phải.

3. (HS tự viết đoạn văn đưa ra suy nghĩ, dẫn chứng để chứng minh thuyết phục người đọc)

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 11 2023

a. nhân nghĩa: (nhân: người, nghĩa: điều phải làm): lòng thương người và đối xử theo lẽ phải

   văn hiến: những truyền thống lâu đời và tốt đẹp

   điếu phạt (điếu: thương, phạt: trừng trị): vì thường dân mà trừng trị kẻ có tội

   hưng phế (hưng: sự nổi lên, phế: mất đi): sự phát triển và sụp đổ của các triều đại

b. Các từ Hán Việt giúp lời văn hàm súc, thêm phần trang trọng, làm tăng tính tôn nghiêm của một áng thiên cổ hùng văn

c. 

Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi trong “Bình Ngô đại cáo” vô cùng cao đẹp.

Việt Nam luôn tự hào về nền văn hiến của dân tộc.

Dù ở bất cứ thời đại nào, dân tộc ta luôn có những hào kiệt đứng lên khởi nghĩa, đánh bại kẻ thù xâm lược. 

10 tháng 2 2020

1. Hai câu đầu: Tư tưởng nhân nghĩa

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo Tư tưởng nhân nghĩa là nền tảng của mọi suy nghĩ, hành động, chiến lược, chiến thuật và quyết tâm chiến đấu, chiến thắng của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược phương Bắc. Hơn ai hết, Nguyễn Trãi thấm nhuần quan điểm tiến bộ của Nho giáo, coi dân là gốc (dân vi bản). Ông cho rằng, bất cứ triều đại nào muốn tồn tại dài lâu và vững mạnh đều phải dựa vào dân, đặt mục đích yên dân lên hàng đầu bởi dân có yên thì nước mới thịnh. Từ triết lí nhân nghĩa, Nguyễn Trãi đã cụ thể hóa nó một cách rõ ràng và dễ hiểu. Yên dân là mọi đường lối, chính sách của triều đình phải phù hợp với ý nguyện của dân, làm cho dân được sống trong cảnh thanh bình, ấm no, hạnh phúc. Muốn cho nhân dân có được cuộc sống tốt đẹp như vậy thì điều đương nhiên là phải lo trừ bạo, có nghĩa là diệt trừ tất cả các thế lực tham lam, bạo ngược làm tổn hại đến quyền lợi của dân lành. Yên dân, trừ bạo là hai vế có liên quan chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau để tạo nên tính hoàn chỉnh của tư tưởng nhân nghĩa bao trùm và xuyên suốt cuộc kháng chiến giữ nước vĩ đại lúc bấy giờ.

2. Khẳng định độc lập, chủ quyền của quốc gia độc lập

- Nước Đại Việt ta: khẳng định chủ quyền trên mọi phương diện:

+Nền văn hiến – bề dày lịch sử

+Núi sông bờ cõi – lãnh thổ.

+Những triều đại – sự phát triển của dân tộc.

+Yếu tố con người – tài năng/ hào kiệt

+Phong tục tập quán – văn hóa.

=> Cơ sở đưa ra chủ quyền dân tộc rộng lớn, có chiều sâu hơn rất nhiều.

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: "Từng nghe việc nhân nghĩa cốt ở yên dân quân điếu phạt trước lo trừ bạo như nước Đại Việt ta từ trước vốn xưng nền văn hiến đã lâu núi sông bở cõi đã chia phong tục Bắc Nam cũng khác từ Triệu Đinh Lý Trần bao đời gây nền đoc lập cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên xưng để một phương tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau song hào kiệt đời nào...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
"Từng nghe việc nhân nghĩa cốt ở yên dân quân điếu phạt trước lo trừ bạo như nước
Đại Việt ta từ trước vốn xưng nền văn hiến đã lâu núi sông bở cõi đã chia phong tục Bắc
Nam cũng khác từ Triệu Đinh Lý Trần bao đời gây nền đoc lập cùng Hán Đường Tống
Nguyên mỗi bên xưng để một phương tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau song hào kiệt đời
nào cũng có vậy nên Lưu Cung tham công nên thất bại Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong
cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã việc xưa xem xét chứng cớ
còn ghi."

(Trich Đại Cáo Bình Ngô – Nguyễn Trãi, bản dịch của Bùi

Ki)

Câu 1: (1,5 điểm) Văn bản trên viết chưa đúng cấu trúc bài Cáo, em hãy viết lại văn bản và
sử dụng dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm sao cho thích hợp.
Câu 2: (0,5 điểm) Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản ?
Câu 3: (1,0 điểm) Văn bản đã xác định nền đoc lập, chủ quyền của nước Đại Việt ở những
yếu tố nào?
Câu 4: (1,0 điểm) Khái quát nội dung của văn bản ?
II. PHÀN LÀM VĂN: (6,0 điểm)
Mỗi con người được sinh ra và lớn lên đều trong vòng

0
Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau: ''Từng nghe : Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu , Núi sông bờ cõ đã chia Phong tục Bắc -Nam cũng khác . Từ Triệu , Đinh ,Lí ,Trần bao đời ây nền độc lập, Cùng Hàn , Đường , Tống , Nguyên mỗi bên xưng đế một phương, Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau Song...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau:

''Từng nghe :

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu ,

Núi sông bờ cõ đã chia

Phong tục Bắc -Nam cũng khác .

Từ Triệu , Đinh ,Lí ,Trần bao đời ây nền độc lập,

Cùng Hàn , Đường , Tống , Nguyên mỗi bên xưng đế một phương,

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có"

Câu 1: Nêu nội dung chính của đoạn trích ?

Câu 2: Đoạn trích đã xác định nền độc lập, chủ quyền cảu nước Đại Việt ở những yếu tố nào ?

Câu 3: Đoạn trích đã sử dụng những thủ pháp nghệ thuật nào ? Tác dụng của thủ pháp nghệ thuật đó.

Câu 4: Từ việc đọc hiểu đoạn trích trên, hãy viết 1 đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ vải anh/chị về việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước ta hiện nay.

0