K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trong những câu sau đây, câu nào là câu ghép, câu nào không phải là câu ghép? Phân tích cấu tạo câu ghép.a. Thỉnh thoảng không có việc làm, lão bắt giận cho chó hay đem nó ra ao tắm.b. Uể oải, chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngóng đầu lên.c. Huế còn nổi tiếng với những món ăn mà chỉ riêng Huế mới có.d. Giun đất dùng để chăn nuôi gia súc, người cũng có thể ăn giun đất vì nó có70% lượng đạm trong cơ thể.e....
Đọc tiếp

Trong những câu sau đây, câu nào là câu ghép, câu nào không phải là câu ghép? Phân tích cấu tạo câu ghép.
a. Thỉnh thoảng không có việc làm, lão bắt giận cho chó hay đem nó ra ao tắm.
b. Uể oải, chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngóng đầu lên.
c. Huế còn nổi tiếng với những món ăn mà chỉ riêng Huế mới có.
d. Giun đất dùng để chăn nuôi gia súc, người cũng có thể ăn giun đất vì nó có
70% lượng đạm trong cơ thể.
e. Từ đèo Hải Vân mây phủ, chúng ta nghe tiếng sóng biển rì rào.
f. Nơi chúng ta đứng, mọi người đều trông thấy rất rõ.
g. Hắn làm nghề ăn trộm nên hắn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá.
i. Khi phượng nở rộ , chúng tôi chuẩn bị nghỉ hè 
k. Trống lại thúc, mõ lại khua, tù và rúc liên thanh bất chỉ.
l. Hoa học giỏi làm cha mẹ rất vui lòng.

0
25 tháng 12 2020

Quan hệ ý nghĩa trong câu ghép trên là Quan hệ nguyên nhân kết quả "bởi vì"

 

Tìm câu ghép trong đoạn trích dưới đây. Cho biết trong mỗi câu ghép các vế câu được nối với nhau bằng những cách nào?a) – Dần buông chị ra, đi con! Dần ngoan lắm nhỉ! U van Dần, u lạy Dần! Dần hãy để cho chị đi với u, đừng giữ chị nữa. Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dần chứ! Sáng ngày người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương...
Đọc tiếp

Tìm câu ghép trong đoạn trích dưới đây. Cho biết trong mỗi câu ghép các vế câu được nối với nhau bằng những cách nào?

a) – Dần buông chị ra, đi con! Dần ngoan lắm nhỉ! U van Dần, u lạy Dần! Dần hãy để cho chị đi với u, đừng giữ chị nữa. Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dần chứ! Sáng ngày người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương không. Nếu Dần không buông chị ra, chốc nữa ông lí vào đây, ông ấy trói nốt cả u, trói nốt cả Dần nữa đấy.

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)-

b) Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

d) Một hôm, tôi phàn nàn việc ấy với Binh Tư. Binh Tư là một người láng giềng khác của tôi. Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. Hắn bĩu môi và bảo:

- Lão làm bộ đấy!

(Nam Cao, Lão Hạc)

2
27 tháng 5 2018

a,

+ U van Dần, u lạy Dần! (nối bằng dấu phẩy)

+ Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dần chứ! (nối bằng dấu phẩy)

+ Sáng ngày người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương không? (nối bằng dấu phẩy)

+ Nếu Dần không buông chị ra, chốc nữa ông lí vào đây, ông ấy trói nốt cả u, trói nốt cả Dần nữa đấy. (nối bằng dấu phẩy)

b,

+ Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. (nối bằng dấu phẩy)

+ Giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi (nối bằng dấu phẩy)

c, Tôi im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt đã cay cay.(nối bằng dấu hai chấm, dấu phẩy)

d, Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. (nối bằng quan hệ từ: “nên”, “bởi vì”)

24 phút trước

ko hiểu

 

Trong đoạn trích dưới đây có hai câu ghép rất dài. Xét về mặt lập luận, có thể tách mỗi vế của những câu ghép ấy thành một câu đơn không?Lão kể nhỏ nhẻ và dài dòng thật. Nhưng đại khái có thể rút vào hai việc. Việc thứ nhất: lão thì già, con đi vắng, vả lại cũng còn dại lắm, nếu không có người trông nom cho thì khó mà giữ được vườn đất để làm ăn ở làng này; tôi là...
Đọc tiếp

Trong đoạn trích dưới đây có hai câu ghép rất dài. Xét về mặt lập luận, có thể tách mỗi vế của những câu ghép ấy thành một câu đơn không?

Lão kể nhỏ nhẻ và dài dòng thật. Nhưng đại khái có thể rút vào hai việc. Việc thứ nhất: lão thì già, con đi vắng, vả lại cũng còn dại lắm, nếu không có người trông nom cho thì khó mà giữ được vườn đất để làm ăn ở làng này; tôi là người nhiều chữ nghĩa, nhiều lí luận, người ta kiêng nể, vậy lão muốn nhờ tôi cho lão gửi ba sào vườn của thằng con lão; lão viết văn tự nhượng cho tôi để không ai còn tơ tưởng dòm ngó đến; khi nào con lão về thì nó sẽ nhận vườn làm, nhưng văn tự cứ để tên tôi cũng được, để thế để tôi trông coi nó... Việc thứ hai: lão già yếu lắm rồi, không biết sống chết lúc nào, con không có nhà, lỡ chết không biết ai đứng ra lo cho được; để phiền cho hàng xóm thì chết không nhắm mắt; lão còn được hăm nhăm đồng bạc với năm đồng bạc vừa bán chó là ba mươi đồng bạc, muốn gửi tôi, để lỡ có chết thì tôi đem ra, nói với hàng xóm giúp, gọi là của lão có tí chút, còn bao nhiêu đành nhờ hàng xóm cả...

(Nam Cao, Lão Hạc)

A. Có thể

B. Không thể

1
17 tháng 11 2018

Chọn đáp án: B

Giải thích: Hai câu cuối của đoạn văn trên là hai câu ghép rất dài. Xét về mặt lập luận, mỗi câu ghép trình bày một việc mà lão Hạc nhờ ông giáo. Nếu tách mỗi vế câu trong từng câu ghép này thành một câu đơn thì sẽ không bảo đàm được tính mạch lạc của lập luận.

Câu 1. Đọc đoạn văn sau đây“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉthấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương.... Vợ tôikhông ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đaucủa...
Đọc tiếp

Câu 1. Đọc đoạn văn sau đây
“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉ
thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;
không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương.... Vợ tôi
không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đau
của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn
nghĩ tới ai được nữa. Cái bản tính tốt đẹp của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích
kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy nên chỉ buồn chứ không nỡ giận.”
Đoạn văn trên chủ yếu nói lên điều gì về nhân vật ông giáo?
A. Bênh vực, bao che đối với hành động từ chối giúp đỡ lão Hạc của vợ mình.
B. Có một thái độ sống, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo đối với con người.
C. Thương hại đối với lão Hạc và những con người như lão Hạc.
D. Có cái nhìn hẹp hòi với con người và cuộc sống nói chung.
Câu 2. Câu văn: “Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉ
thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;
không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương....” sử
dụng phép tu từ nào?
A. Liệt kê B. So sánh C. Ẩn dụ D. Nhân hóa
Câu 3. Những từ in đậm trong câu văn trên được xếp vào trường từ vựng nào?
A. Trí tuệ của con người
B. Tính cách của con người
C. Tình cảm của con người
D. Năng lực của con người
Câu 4. Nội dung chính của đoạn văn sau là gì?
“Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết.... Một con
người như thế ấy!.... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!.... Một người nhịn ăn để
tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng.... Con người đáng
kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một
thêm đáng buồn....”
A. Sự trách cứ lão Hạc của ông giáo khi nghe Binh Tư kể chuyện.
B. Sự mâu thuẫn trong việc làm và lời nói của lão Hạc.
C. Sự tha hóa trong nhân cách của lão Hạc.
D. Sự ngỡ ngàng và chua chát của ông giáo khi nghe Binh Tư kể chuyện.
Câu 5. Dấu chấm lửng được sử dụng nhiều lần trong đoạn văn trên có tác dụng gì?
A. Thể hiện sự ngập ngừng, ngỡ ngàng, đau đớn trong lòng ông giáo.
B. Ngụ ý rằng còn nhiều điều ông giáo biết về lão Hạc mà chưa kể hết.

C. Làm giãn nhịp điệu câu văn.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 6. Nhận định nào sau đây nói đầy đủ nhất dụng ý của tác giả khi viết về cái đói và
miếng ăn trong truyện “Lão Hạc”.
A. Cái đói và miếng ăn là một sự thật bi thảm, ám ảnh nhân dân ta suốt một thời gian
dài.
B. Cái đói và miếng ăn là một thử thách để phân hóa tính cách và phẩm giá của con
người.
C. Cái đói và miếng ăn có nguy cơ làm cho nhân tính của con người bị tha hóa và
biến chất.
D. Cả ba ý kiến trên đều đúng.
Câu 7. Ngoài chức năng chính là dùng để hỏi, câu nghi vấn còn dùng để làm gì?
A. Để cầu khiến
B. Để khẳng định hoặc phủ định
C. Để biểu lộ tình cảm, cảm xúc.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 8. Câu nghi vấn nào dưới đây không được dùng để hỏi?
A. Thế bây giờ làm thế nào? Mợ tôi biết thì chết.
B. Còn gì buồn hơn chính mình lại chán mình?
C.Tại sao anh ta lại không tiễn mình ra tận xe nhỉ?
D. Cậu muốn tụi mình chơi lại trò chơi ngày hôm qua hả?
Câu 9. Câu nghi vấn dưới đây được dùng để làm gì?
“Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một
cái gì khác đâu?”
A. Khẳng định
B. Đe dọa
C. Hỏi
D. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
Câu 10. Câu văn “Cái bản tính tốt đẹp của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ
che lấp mất” thuộc kiểu câu nào xét về cấu tạo
A. Câu đơn B. Câu ghép C. Câu mở rộng thành phần D. Câu rút gọn.

0
Đọc những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.a) Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết… Một người như thế ấy!… Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!… Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên luỵ đến hàng xóm, láng giềng… Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ...
Đọc tiếp

Đọc những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.

a) Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết… Một người như thế ấy!… Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!… Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên luỵ đến hàng xóm, láng giềng… Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn…

(Nam Cao, Lão Hạc)

b)  Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

(Thế Lữ , Nhớ rừng)

- Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu cảm thán?

- Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cảm thán?

- Câu cảm thán dùng để làm gì? Khi viết đơn, biên bản, hợp đồng hay trình bày kết quả giải một bài toán,… có thể dùng câu cảm thán không? Vì sao?

1
9 tháng 10 2019

- Những câu cảm thán: câu " Hỡi ơi lão Hạc!" và "Than ôi!"

- Đặc điểm của các câu cảm thán này: dấu chấm than và các từ cảm thán " hỡi ơi", "than ôi".

- Câu cảm thán dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc, tình cảm của người nói.

Khi viết đơn, biên bản, hợp đồng hay giải một bài toán thì không dùng câu cảm thán vì những văn bản đó sử dụng ngôn ngữ "duy lí". Câu cảm thán thường xuất hiện trong các văn bản nghệ thuật.