Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án là A em nhé. Mặc dù C nghe có vẻ đúng nhưng góc tới có trước nên phải nói theo đúng trình tự là : " Góc phản xạ bằng góc tới." chứ không phải "góc tới bằng góc phản xạ" nhé.
Chị lấy ví dụ cho em dễ hiểu hơn này: Người ta sẽ nói là "Con giống bố" chứ không phảo "Bố giống con" vì bố có trước con mà.
Mong em hiểu những gì chị vừa nêu. Chúc em một ngày học tập vui vẻ và hiệu quả nhé!
- Định luật phản xạ ánh sáng:
Ánh sáng bị đổi hướng, hắt trở lại theo 1 hướng xác định khi gặp bề mặt nhẵn của một vật. Hiện tượng này gọi là hiện tượng phản xạ ánh sáng.
Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và ở đường pháp tuyến so với tia tới.
Góc phản xạ bằng góc tới.
- Sự khúc xạ ánh sáng:
Hiện tượng ánh sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác mà đổi hướng đột ngột ở mặt phân cách giữa 2 môi trường, được gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở bên kia pháp tuyến so với tia tới.
Khi góc tới tăng (giảm) thì góc khúc xạ cũng tăng (giảm) Khi ánh sáng truyền từ không khí sang môi trường trong suốt rắn, lỏng khác nhau thì góc khúc xạ nhỏ nơn góc tới. Khi ánh sáng truyền từ các môi trường trong suốt rắn, lỏng khác nhau sang không khí thì góc khúc xạ lớn hơn góc tới. Khi góc tới bằng 0 độ thì góc khúc xạ cũng bằng 0 độ, tia sáng khúc xạ khi truyền qua 2 môi trường.
Nội dung nào sau đây không thuộc nội dung định luật phản xạ ánh sáng?
A. Góc phản xạ bằng góc tới.
B. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới.
C. Tia phản xạ bằng tia tới.
D. Góc hợp bởi tia tới và pháp tuyến bằng góc hợp bởi tia phản xạ và pháp tuyến.
Câu 2: Góc hợp bởi tia tới và pháp tuyến gọi là:
A. góc tới.
B. góc phản xạ.
C. tia tới.
D. tia phản xạ.
Câu 3: Góc hợp bởi tia phản xạ và pháp tuyến gọi là:
A. góc tới.
B. góc phản xạ.
C. tia tới.
D. tia phản xạ.
Câu 4: Một tia sáng chiếu tới gương phẳng và hợp với pháp tuyến một góc 300.
Góc phản xạ bằng?
A. 00 B. 300 C . 600 D. 900
Câu 5 : Vật nào sau đây có thể xem là gương phẳng?
A. Trang giấy trắng.
B. Một tấm kim loại phẳng được đánh bóng.
C. Giấy bóng mờ.
D. Kính đeo mắt.
Câu 6: Vật nào sau đây không thể xem là gương phẳng?
A. Gương soi mặt.
B. Tờ giấy phủ bạc được đánh nhẵn bóng.
C. Miếng kim loại phẳng làm bằng thép không rỉ (thường gọi là inox).
D. Tấm kim loại phẳng được quét sơn trắng.
Câu 7: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là
A. Ảnh ảo, hứng được trên màn.
B. Ảnh ảo, nhỏ hơn vật.
C. Ảnh ảo, lớn bằng vật.
D. Ảnh ảo, lớn hơn vật.
Câu 8: Nếu điểm S cách gương phẳng 70cm thì ảnh S’ của điểm S qua gương đó cách điểm S một khoảng:
A. 140 cm B. 150 cm C. 160 cm D. 70 cm
Câu 9: Một người cao 1,5m đứng trước một gương phẳng, độ cao ảnh tạo bởi gương phẳng của người đó:
A. nhỏ hơn 1,5m.
B. lớn hơn 1,5m.
C. bằng 1,5m.
D. một giá trị khác.
a) Định luật truyền thẳng của ánh sáng
Trong một môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng .
b) Định luật phản xạ ánh sáng
Ánh sáng bị đổi hướng, hắt trở lại môi trường ban đầu Khi gặp bề mặt nhẵn của một vật. Hiện tượng này gọi là hiện tượng phản xạ ánh sáng
— Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng
phản Và ở bên kia pháp tuyến so với tia tới
— Góc phản xạ bằng góc tới
c) Sự khúc xạ ánh sáng
Hiện tượng ánh sáng truyền từ môi trường trong suốt này sáng môi trường trong suốt khác bị gãy khúc ở mặt phân cách giữa hai môi trường, được gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng
— Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở bên kia pháp tuyến so với tia tới
— Khi góc tới tăng (giảm) thì góc khúc xạ cũng tăng(giảm) Khi ánh sáng truyền từ không khí sang các môi trường trong suốt rắn, lỏng khác nhau thì góc khúc xạ nhỏ góc tới. Khi ánh sáng truyền từ các môi trường trong suốt rắn, lỏng khác nhau sang không khí thì góc khúc xạ lớn hơn góc tới Khi góc tới bằng 0 độ thì góc khúc xạ cũng bằng 0, tia sáng đi thẳng khi truyền qua hai môi trường.
bn oi!Ghi thế này mà cách là khó hiểu lắm đấy!
câu hỏi là gì vậy bạn???