Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nguyễn Khuyến là một trong hai đại biểu xuất sắc cuối cùng của nền văn học Trung đại Việt Nam. Ông được coi là bậc quán quân về thơ tả cảnh mùa thu. Chùm thơ thu ba bài Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm của ông được đánh giá là tam tuyệt của thơ thu Việt Nam.Trong đó, Thu điếu có nét đặc sắc riêng, tả cảnh thu ở một không gian thời gian cụ thể. Đằng sau cảnh thu tĩnh lặng là nỗi niềm tâm sự thầm kín của thi nhân.
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.
Từng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối ôm cần,lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
Mùa thu là đề tài quen thuộc của thi ca. Thơ viết về mùa thu của văn học Trung đại Việt Nam thường miêu tả cảnh đẹp vắng vẻ, úa tàn và u buồn. Cảnh thu được ghi lại một cách ước lệ tượng trưng với những nét chấm phá, chớp lấy cái hồn của tạo vật. Thu điếu của Nguyễn Khuyến cũng mang nét thi pháp ấy. Nhưng Nguyễn Khuyến được mệnh danh là nhà thơ của làng quê Việt Nam. Gần suốt đời mình, ông gắn bó với thôn quê, hòa hợp và thấu hiểu mảnh đất quê nhà. Thế nên, cảnh vật làng quê trong thơ ông hiện lên rất chân thực, giản dị, tinh tế. Đọc Thu điếu, ta bắt gặp một bức tranh thu đặc trưng của vùng chiêm trũng Bắc bộ, quê hương của nhà thơ. Đấy chính là nét mới mẻ của tác phẩm so với thi pháp truyền thống của văn học Trung đại Việt Nam. Thu điếu viết bằng chữ Nôm, làm theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Cảnh thu được miêu tả trong hầu hết 8 câu thơ, hình ảnh con người chỉ xuất hiện trực tiếp ở hai câu cuối bài. Cảnh trong bài vẫn là trời nước, gió, trúc – những thi liệu quen thuộc nhưng hồn thơ thì đã vượt ra khỏi khuôn sáo thi tứ cổ điển. Hình ảnh đầu tiên được tác giả miêu tả là “ao thu”. Từ “ lạnh lẽo” đặc tả khí lạnh của ao nước mùa thu, dường như cái lạnh ấy thấm sâu vào da thịt con người. Tính từ “trong veo” đã tuyệt đối hóa độ trong của nước, đồng thời còn gợi ra độ thanh sạch, sự bất động, tĩnh lặng của mặt ao. Hai âm “eo” được gieo trong một câu khiến cho cảm giác về cái lạnh và sự ngưng đọng của không gian càng trở nên tuyệt đối, đồng thời còn gợi ra không gian nhỏ hẹp của chiếc ao. Trên nền cảnh thu ấy xuất hiện một chiếc thuyền câu lẻ loi, đơn chiếc, bé nhỏ. Số từ chỉ số ít “một chiếc” kết hợp với từ láy “tẻo teo” khiến cho chiếc thuyền càng nhỏ bé hơn, như co lại thành một nét chấm trên nền ao cũng bé xíu và trong trong tận đáy. Hai câu đề đã vẽ nên cảnh sắc rất riêng biệt, mộc mạc, đơn sơ của mùa thu Bắc bộ với những nét đặc trưng nhất của khí thu, chất thu là cái lạnh và sự tĩnh lặng. Mùa thu tiếp tục hiện lên với hình ảnh “sóng biếc”, “lá vàng”. Cảnh vận động một cách khẽ khàng. Tác giả đã rất nhạy cảm, tinh tế khi chớp được những biến động tinh vi của tạo vật. Đó là sự chuyển động “ hơi gợn tí” của sóng, là sự đưa nhẹ, khẽ khàng của chiếc lá vàng, là sự mong manh uốn lượn của hơi nước mờ ảo trên mặt ao. Hai câu thơ đối nhau rất chỉnh, các sự vật có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, gió thổi làm sóng gợn, làm lá rơi. Các tính từ, trạng từ “biếc”, ‘tí’, “vàng”, “khẽ”,”vèo” được sử dụng một cách hợp lí, giàu chất tạo hình, vừa tạo ra bức tranh màu sắc thanh nhã, có xanh có vàng, vừa gợi được sự uyển chuyển, sinh động của tạo vật. Cảnh được miêu tả trong hai câu thực, mặc dù là động, nhưng vì động khẽ khàng quá nên thực chất là lấy động để tả cái tĩnh lặng của mùa thu trong không gian của một chiếc ao quê nhà. Không gian cảnh vật trong hai câu luận không chỉ dừng lại ở bề mặt chiếc ao mà còn mở rộng thêm chiều cao, chiều sâu. Chiều cao được cụ thể bằng sự “lơ lửng” của tầng mây và độ thăm thẳm của da trời xanh ngắt. Màu da trời mùa thu dường như có ám ảnh sâu đậm trong tâm hồn Nguyễn Khuyến nên trong các bài thơ thu, ông thường nhắc tới: “Trời thu xanh ngắt mấy từng cao” (Thu vịnh ) hay “Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt” ( Thu ẩm ). Bởi vậy, màu xanh ngắt của da trời không chỉ đơn giản là một sắc màu khách quan đặc trưng cảu trời thu mà có lẽ còn chính là tâm trạng nhiều ẩn ức, là chiều sâu tâm hồn đầy trăn trở của thi nhân. Chiều sâu của không gian được cụ thể bằng độ “ quanh co” uốn lượn của bờ trúc. Không gian trong hai câu luận đậm dặc một màu xanh, màu xanh bao trùm cả trên cao và chiều rộng. Cảnh vật thoáng đãng và yên tĩnh. Nguyên từ “vắng” đã nói rõ sự tĩnh lặng rồi nhưng “vắng teo” thì có nghĩa là cảnh vắng tanh vắng ngắt, không chút cử động, không chút âm thanh, không một bóng người. Bởi thế, hai câu thơ gợi ra sự trống vắng, nỗi cô đơn trong lòng người. Hình ảnh con người xuất hiện trực tiếp với tư thế ngồi bó gối, trong trạng thái trầm tư mặc tưởng. Nhà thơ ngồi câu cá mà chẳng chú tâm đến việc câu, bởi vậy mới giật mình trước tiếng cá “ đớp động dưới chân bèo”. Không gian phải yên tĩnh lắm, tâm hồn nhà thơ phải trong trẻo lắm thì mới nghe rõ âm thanh nhỏ nhẹ như vậy. Từ “cá đâu” là cách hỏi vừa tạo nên sự mơ hồ trong không gian vừa gợi ra sự ngỡ ngàng của lòng người. Nhà thơ dường như mất cảm giác về không gian thực tại mà chìm đắm trong không gian suy tưởng nên không thể xác định rõ hướng gây ra tiếng động mặc dù đang ngồi trong một chiếc ao rất nhỏ. Nhà thơ câu cá mà chẳng phải để bắt cá. Câu chỉ là cái cớ để tìm sự thư thái trong tâm hồn. Trong lúc câu, thi nhân đã thâu tóm vào lòng những vẻ đẹp tinh diệu của đường nét, màu sắc, hình khối, sự vận động tinh tế, trong sáng của cảnh vật mùa thu. Cảnh thu tuy đẹp mà buồn, buồn vì quá quạnh quẽ, vắng lặng, buồn vì người ngắm cảnh cũng đang chất chứa nỗi niềm thế sự của kẻ sĩ trước cảnh vong quốc mà thân lại nhàn nhã.
Bài thơ Thu điếu không những thể hiện được cái hồn của cảnh thu mà còn đặc tả được nét đẹp mộc mạc giản dị của nông thôn đồng bằng Bắc bộ xưa. Bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình, Nguyễn Khuyến đã khơi gợi trong lòng người đọc những xúc cảm chân thành, trong sáng, tha thiết về cảnh sắc làng quê. Qua bài thơ, ta hiểu thêm về tấm lòng nặng tình non nước và tài thơ Nôm độc đáo của thi nhân.
Sau khi học xong bài Em bé thông minh , em rất ngưỡng mộ và khâm phục em bé trong truyện. Em bé khoảng chừng bảy , tám tuổi , con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạn và nhanh trí. Em không hề rụt rè , nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua. Em bé đã giải được những câu đố oái oăm, hóc búa đầy bất ngờ của viên quan, nhà vua và sứ thần khiến em rất khâm phục. Câu đố : xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng, đại thần, nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi vừa hát câu giải đố một cách dễ dàng . Em mong mọi trẻ em đều thông minh, nhanh nhẹn như em bé.
Lưu ý: Đây là bài học kì 1
Chàng dũng sĩ Thạch Sanh trong câu chuyện cổ tích cùng tên để lại trong em ấn tượng sâu sắc. Thạch Sanh mồ côi cha mẹ từ nhỏ,sống một mình lủi thủi dưới gốc cây đa thật tội nghiệp.Chàng được thiên thần dạy võ nghệ và phép thần thông nên rất tài năng.Thạch Sanh đã diệt con chằn tinh hung ác hãm hại dân lành,giết đại bàng độc ác rồi đẩy lùi quân mười tám nước khiến em rất khâm phục.Với lòng thương người anh bất chấp hiểm nguy xuống hang sâu đánh với đại bàng cứu công chúa và con vua Thủy Tề.Anh thật nhân đạo đã tha tội chết cho hai mẹ con Lí Thông nhiều lần hãm hại mình,đãi cơm cho quân mười tám nước ăn cho ấm bụng rồi lui binh.Thạch Sanh được cưới công chúa và lên nối ngôi thật xứng đáng.Em rất thích cung tên vàng,cây đàn thần và niêu cơm thần bé nhỏ của Thạch Sanh .Em mong mọi người đều có phẩm chất tốt đẹp như Thạch Sanh
Minh Huệ ( 1927 - 2003 ) là nhà thơ hiện đại của Việt Nam . Ông được nhiều đọc giả biết đến nhờ nhiều tác phẩm , tác phẩm nổi tiếng nhất " Đêm nay Bác không ngủ " và được Nhà nước Việt Nam tặng giải thưởng về văn học . Nhà văn Minh Huệ sinh tại Bến Thuỷ , nay thuộc Quang Trung , Vinh , Nghệ An với tên thật là Nguyễn Minh Thái.
Bài thơ là một câu chuyện có thật về cuộc trò chuyện giữa anh chiến sĩ và Bác Hồ trong đếm khuya lạnh lẽo . Bài thơ được viết lên nhờ lòng kính yêu của tác giả với Bác . Lòng nhân hậu , yêu thương sâu sắc của Bác đối với nhân dân , chiến sĩ là vô tận . Đồng thời nhà thơ cùng thể hiện tình cảm kính yêu , tôn trọng của các chiến sĩ đối với vị lãnh tụ đáng kính .
" Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ "
.................
" Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm "
Tác giả đã sử dụng biện pháp ẩn dụ , chỉ Bác là người cha và một số từ , hành động gắn đúng với người cha như " mái tóc bạc , đốt lửa .... " . Qua đây cho thấy tình cha con , tình bác cháu vô cùng thắm thiết . " Càng nhìn " vì ngạc nhiên và xúc động , " càng thương " vì đêm khuya lạnh mà Bác vẫn còn đốt lửa cho anh nằm
Trong đêm lạnh lẽo , anh đội viên còn cảm nhận được một tấm lòng nhân hậu nơi Bác . Ở Bác sáng rực lên ngọn lửa tình thương nồng cháy
" Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng "
Bác như một người cha già đang tận tâm chăm sóc cho đàn con thơ dại của mình . Bác coi trọng giấc ngủ của các anh đội viên . Đi dém chăn mà Bác vẫn còn sợ các anh giật mình , phải nhón chân nhè nhẹ
Hành động trên cho thấy tình yêu thương và sự chăm sóc ân cần tỉ mỉ cho chiến sĩ . Sự chăm sóc ấy cẩn thận đến tỉ mỉ " từng người từng người một " . Cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng là chi tiết đặc sắc , giản dị mà xúc động sâu lắng .
" Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng "
Hình ảnh và cử chỉ của Bác làm anh đội viên không thể phân biệt được cảnh trước mắt . Bác toả ra hơi ấm kì lạ , đến mức " ấm hơn ngọn lửa hồng " . Đó là hơi ấm tình người , tình đồng bào , tình yêu thương bao la mà Bác dành cho nhân loại .
Càng bồi hồi anh càng lo cho Bác vì khuya rồi mà Bác còn chưa ngủ
" Thổn thức cả nỗi lòng
Thầm thì anh hỏi nhỏ
Bác hơi Bác chưa ngủ
Bác có lạnh lắm không "
Lo Bác ốm nên anh mời Bác đi ngủ . Nhưng Bác chỉ đáp lại ân cần
" Chú cứ việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc "
Anh đội viên vâng lời , nhưng anh vẫn cứ thấp thỏm lo cho Bác . Tâm trạng của anh chiến sĩ càng lo lắng khi thấy Bác còn ngồi trong khi trời lạnh và sáng dần
" Lần thứ ba thức dậy
Anh hốt hoảng giật mình
Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc "
Bây giờ , anh chiến sĩ không còn thì thầm nữa , thay vào đó là hốt hoảng . Câu thơ này cho thấy tấm lòng của anh chiến sĩ đối với Bác như đối với bậc sinh thành của mình .
Một vài chi tiết sau còn cho thấy thêm lòng nhân hậu của Bác
" Bác thương đoàn dân công
.............................
Mong trời sáng mau mau "
Qua hình ảnh anh đội viên , Minh Huệ đã diễn tả thành công hình ảnh Bác , tình yêu thương đồng bào , nhân dân của Bác
Đêm nay Bác không ngủ quả là một bài thơ hay , làm rung động biết bao con tim . Hình ảnh của Bác trong bài thơ này còn làm chúng ta thêm yêu kính Bác hơn .
Bạn tham khảo bài này nha!
https://hoc24.vn/hoi-dap/question/214249.html
* Chi tiết đặc sắc:
+) Niêu cơm: đã hàng binh, ăn mãi không hết. có khả năng phi thường quân giặc khâm phục. Qua đó thế hiện tấm lòng nhân đạo, tình yêu hòa bình của nhân dân ta. Tình người, lòng nhân đmạo của Thạch Sanh không bao giờ vơi cạn.
+) Tiếng đàn: Cây đàn thần giúp nhân vật được giải oan, giải thoát (cứu công chúa, vạch mặt Lý Thông), khiến quân 18 nước chư hầu phải bãi binh. Tiếng đàn tượng trưng cho công lí và khát vọng hòa bình, muốn giải quyết chiến tranh bằng hòa bình, bằng lẽ phải của chính nghĩa.
Từ Hán Việt : bảng lảng, hoàng hôn, ngư ông, viễn phố , cô thôn , mục tử
_Từ Hán -Việt sẽ đem đến cho bài thơ 1 ko khí :
+) Sắc thái trang trọng
+) Sắc thái tao nhã
+) Sắc thái khái quát và trừu tượng
+) Sắc thái cổ
Lượm ơi còn không
Lúa trổ đồng đồng
Hình bóng xinh xinh
Lượm ta hi sinh
Trên đất yên bình
s ít lặp từ quá z, vs lại Lượm ơi còn ko đâu có liên kết vs Lúa trổ đồng đồng đâu
mà lúa trổ đòng đòng chứ
Bầu trời buổi sớm thật là trong lành. Những cô mây dậy sớm để lên núi dạo chơi. Các em bé sương tinh nghịch đang nhảy nhót trên những chiếc lá non. Ông mặt trời đứng dậy vươn vai sau một giấc ngử dài. Còn chị gió thì mải miết rong chơi và nô đùa cùng hoa lá. Lũ chim cũng đua nhau ca hát để đón chào một ngày mới. Tất cả đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên thật đẹp.
Được ko
Gia đình em có 4 người: ba, mẹ, em và em Kiến. Mỗi buổi sáng khi ông Mặt trời thức dậy, bố và mẹ đi làm, còn em và em Kiến đến trường đi học. Buổi trưa ba mẹ em ăn cơm tại chỗ làm để chiều tiếp tục làm việc, em và em Kiến thì ăn cơm tại trường, nghỉ ngơi để chiều học tiếp. Đến buổi tối, cả nhà em mới quây quần bên nhau ăn cơm và xem ti vi. Em học bài và đi ngủ lúc 9 giờ 30
- Nhân hóa: từ “ông”, “thức dậy”.
p tham khảo na