K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 10 2018

* Đặc điểm vị trí địa lí, kích thước lãnh thổ châu Á:

- Châu Á kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo.

+ Điểm cực Bắc châu Á là mũi Seliusky, nằm ở vĩ tuyến 77°44' Bắc.

+ Điểm cực Nam châu Á là mũi Piai, nằm ở vĩ tuyến 1°16' Bắc.

- Phía Bắc tiếp giáp với giáp 2 châu lục – Âu và Phi và 3 đại dương lớn: phía Bắc giáp Bắc Băng Dương, phía Đông giáp Thái Bình Dương, phía Nam giáp Ấn Độ Dương.

- Đây là châu lục rộng nhất thế giới: chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam là 8500 km; chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông nơi lãnh thổ mở rộng nhất là 9200 km.



30 tháng 11 2021

Xác định vị trí địa lí, giới hạn của châu Á:

Điểm cực Bắc châu Á là mũi Seliusky, nằm ở vĩ tuyến 77°44' Bắc. Điểm cực Nam châu Á là mũi Piai, nằm ở vĩ tuyến 1°16' Bắc.

Tiếp giáp với 3 đại dương: Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương, phía Đông giáp Thái Bình Dương, phía Nam giáp Ấn Độ Dương, phía Tây giáp 2 châu lục – Âu và Phi.

Diện tích: 44,4 triệu km2

Đặc điểm chung về địa hình châu Á và các dạng địa hình .

- Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao đồ sộ và có nhiều đồng bằng rộng.

- Các dãy núi chạy theo hai hướng chính: Đông - tây hoặc gần đông - tây và bắc - nam hoặc gần bắc - nam làm địa hình bị chia cắt phức tạp. - Các núi và sơn nguyên tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm.

Khoáng sản có trữ lượng lớn và nơi phân bố.

- Các khoáng sản chủ yếu ở châu Á: dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crom, đồng, thiếc, man – gan …

- Dầu mỏ và khí đốt của châu Á tập trung nhiều nhất ở khu vực: Tây Nam Á, Đông Nam Á.

2.

-Khí hậu lục địa được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa đông và mùa hè giống khí hậu gió mùa. Khi vào mùa hè thì khí hậu lục địa sẽ có mùa khô và vô cùng nóng, khi đó biên độ nhiệt vào ngày, năm sẽ lớn lên, tại khí hậu lục địa thì hoang mạc và bán hoang mạc vô cùng phổ biến.

Các kiểu khí hậu chính và nơi phân bố.

* Kiểu khí hậu gió mùa:
- Một năm có 2 mùa rõ rệt:
+ Mùa đông khô lạnh, ít mưa.
+ Mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều.
- Nơi phân bố:
+ Gió mùa nhiệt đới: đông nam á, nam á.
+ Gió mùa cận nhiệt và ôn đới: đông á.
* Kiểu Khí hậu lục địa:
- Một năm có hai mùa:
+ Mùa đông: Khô lạnh.
+ Mùa hạ: Khô nóng.
- Biên độ nhiệt ngày và năm lớn.
- Cảnh quan hoang mạc phát triển.
- Phân bố: Tây nam á và nội địa.

3.

 -Các sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp. - Ở Bắc Á, mạng lưới sông dày và các sông lớn. - Hướng chảy: hướng từ Nam lên Bắc. ... Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều sông lớn: Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Hằng, Ấn,...

 

 

 

Câu 1: 

+ Vị trí địa lí: châu Á là một bộ phân của lục địa Á – Âu, nằm kéo dài từ vùng cực bắc đến vùng Xích đạo, tiếp giáp với châu Âu, châu Phi và các đại dương Thái bình Dương, Bắc Băng Dương, Ấn Độ Dương.

+ Kích thước lãnh thổ: là châu lục rộng lớn nhất thế giới với diện tích 44, 4 triệu km2 (kể cả các đảo).

+ Đặc điểm địa hình: – Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới.

– Các dãy núi chạy theo hai hướng chính là Đông – Tây và gần Đông - Tây, Bắc – Nam và gần Bắc – Nam, làm cho địa hình bị chia cắt rất phức tạp.

 Các dãy núi và vùng sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở khu vực trung tâm. Trên các núi cao có băng hà phủ quanh năm

+ Cảnh quan: 

- Cảnh quan tự nhiên ở châu Á rất đa dạng: rừng lá kim, rừng cận nhiệt và rừng nhiệt đới ẩm.

- Cảnh quan tự nhiên phân hóa rất đa dạng.

+ Rừng lá kim (hay rừng tai-ga) có diện lích rất rộng, phân bố chủ yếu ở đồng bằng Tây Xi-bia, sơn nguyên Trung Xi-bia và một phần ở Đông Xi-bia.

+ Rừng cận nhiệt ở Đông Á và rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á và Nam Á là các loại rừng giàu bậc nhất thế giới. Trong rừng có nhiều loại gỗ tốt, nhiều động vật quý hiếm.

- Ngày nay, trừ rừng lá kim, đa số các cảnh quan rừng, xavan và thảo nguyên đã bị con người khai phá, biến thành đất nông nghiệp, các khu dân cư và khu công nghiệp.

Câu 2: 

+Chiếm trên 60% dân số thế giới.

+Mật độ dân số cao 123ng/km2. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao 1,3%.

+Dân cư phân bố không đều, tập chung chủ yếu ở vùng ven biển, ven sông như: Việt Nam, Ấn Độ, phía đông Trung Quốc, ... do có địa hình bằng phẳng, khí hậu thuận lợi.

Tình hình phát triển kinh tế, xã hội:

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản thoát khỏi cuộc chiến, các nước thuộc địa dần dần giành độc lập. Kinh tế các nước khó khăn, kém phát triển.

- Trong nửa cuối thế kỉ XX, nền kinh tế các nước và vùng lãnh thổ đã có nhiều chuyển biến.

Đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các nước và vùng lãnh thổ ở châu Á vào cuối thế kỉ XX, người ta nhận thấy :

- Trình độ phát triển giữa các nước và vùng lãnh thổ rất khác nhau. Có thể phân biệt :

+ Nhật Bản là nước phát triển cao nhất châu Á, đứng hàng thứ hai thế giới, sau Hoa Ki và là nước có nền kinh tế - xã hội phát triển toàn diện.

+ Một số nước và vùng lãnh thổ có mức độ công nghiệp hóa khá cao và nhanh như Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan... được gọi là những nước công nghiệp mới.

+ Một số nước đang phát triển có tốc độ công nghiệp hóa nhanh, song nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng như Trung Quốc, Ấn Độ. Ma-lai-xi-a, Thái Lan... Các nước này tập trung phát triển dịch vụ và công nghiệp chế biến để xuất khẩu, nhờ đó tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.

+ Một số nước đang phát triển, nền kinh tế dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp như Mi-an-ma. Lào, Băng-la-đét, Nê-pan, Cam-pu-chia...

+ Ngoài ra, còn một số nước như Bru-nây, Cô-oét, A-rập Xê-Út... nhờ có nguồn dầu khí phong phú được nhiều nước công nghiệp đầu tư khai thác, chế biến, trở :hành những nước giàu nhưng trình độ kinh tế - xã hội chưa phát triển cao.

- Một số quốc gia tùy thuộc loại nước nông - công nghiệp nhưng lại có các ngành công nghiệp rất hiện đại như các ngành điện tử, nguyên tử, hàng không vũ trụ... Đó là các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-ki-xtan...

- Hiện nay, ở châu Á số lượng các quốc gia có thu nhập thấp, đời sống nhân dân nghèo khổ... còn chiếm tỉ lệ cao

 

9 tháng 10 2016

Về vị trí, sông ngòi hay cảnh quan của châu Á vậy

Quá trình phát triển lâu dài của đại lục Á-Âu nói chung và châu Á nói riêng cùng với cấu trúc địa chất phức tạp làm cho địa hình của châu Á rất đa dạng. Một số đặc điểm chính của địa hình châu Á là: 
* Bề mặt bị chia cắt thẳng đứng rất mạnh 
Địa hình châu Á 
Trên lãnh thổ châu Á có đầy đủ các dạng địa hình khác nhau: các núi và sơn nguyên cao, các cao nguyên và đồng bằng rộng lớn với nhiều nguồn gốc, kiểu loại khác nhau, các thung lũng rộng và bồn địa kín. Tất cả các dạng địa hình đó nằm xen kẽ với nhau làm cho bề mặt địa hình châu lục bị chia cắt rất mạnh. 

Các hệ thống núi trung bình và cao phân bố rải khắp châu lục như các dãy Đại Hưng An, Altai, Tần Lĩnh, Thiên Sơn, Côn Lôn, Himalaya cao trung bình 5.000-6.000 m, trong đó dãy núi Pamir cao hơn 7.000 m được xem là nóc nhà thế giới và đỉnh Everest cao 8.848 m là đỉnh núi cao nhất thế giới. 
Bên cạnh các hệ thống núi cao có các đồng bằng thấp, rộng lớn và bằng phẳng như Lưỡng Hà, Turan, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam, Ấn-Hằng... 

* Hướng của hệ thống núi 

Các dãy núi của châu Á chạy theo nhiều hướng khác nhau trong đó hai hướng chính là Đông-Tây và Bắc-Nam. 

Hướng Đông-Tây (hoặc gần Đông-Tây) bao gồm các dãy núi chạy dài từ bán đảo Tiểu Á, sơn nguyên Iran đến Himalaya, các hệ thống núi của vùng Trung Á và Nội Á. 
Hướng Bắc-Nam (hoặc gần Bắc-Nam) gồm các dãy núi dọc theo miền Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á như Đông Gaths, Tây Gaths của Ấn Độ, Ural và Kamchatka của Nga, Trường Sơn của Việt Nam... 

*Sự phân bố địa hình 

Sự phân bố các dạng địa hình trên bề mặt châu lục không đồng đều. Các hệ thống núi và sơn nguyên cao nhất đều tập trung ở vùng trung tâm châu lục, tạo thành một vùng núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất thế giới. Từ khối núi Pamir tỏa ra 3 cánh núi chính: 
Cánh Đông Bắc gồm các hệ thống núi nối tiếp nhau: Thiên Sơn, Altai, Sayan cho đến đông bắc Siberi; 
Cánh phía Tây gồm dãy Hindu Kush và hệ thống các núi thuộc sơn nguyên Iran cho đến Tiểu Á và Nam Âu; 
Cánh Đông Nam bao gồm các núi thuộc khối Tây Tạng, Himalaya và Đông Nam Á. 

Ba cánh núi này chia bề mặt châu Á thành ba phần khác nhau: 
Phần Bắc và Tây Bắc với địa hình chủ yếu là đồng bằng, sơn nguyên thấp, rộng và tương đối bằng phẳng như Turan (Trung Á), Tây Siberi và cao nguyên Trung Siberi. Đây là bộ phận được hình thành trên các nền Tiền Cambri và Cổ Sinh, có địa hình thấp dần và mở rộng về phía Bắc. 
Phần Đông gồm các núi và sơn nguyên cao, các cao nguyên, núi trung bình, núi thấp xen với các đồng bằng nhỏ ven bờ. Đây là bộ phận được hình thành trên vùng nền Trung Hoa, các đới uốn nếp Cổ Sinh, Trung Sinh. Tất cả được nâng lên mạnh mẽ vào cuối đại Tân Sinh. Đặc biệt, địa hình của phần phía Đông này có cấu tạo dạng bậc, thấp dần từ nội địa ra phía biển. 
Phần Nam và Tây Nam gồm các hệ thống núi uốn nếp trẻ, các sơn nguyên và các đồng bằng xen kẽ với nhau. Địa hình ở đây bị chia cắt mạnh nhất so với hai bộ phận trên. 
Cấu tạo sơn văn của châu Á như vậy có tác dụng phân chia ảnh hưởng của các đại dương đối với lục địa: phần Bắc chịu ảnh hưởng của Bắc Băng Dương, phần Đông chịu ảnh hưởng của Thái Bình Dương, phần Nam và Tây Nam chịu ảnh hưởng của Ấn Độ Dương và Địa Trung Hải. Tác động của các đại dương có ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành khí hậu, cảnh quan tự nhiên và các hoạt động kinh tế-xã hội của con người.
   
10 tháng 3 2022

TK

Vị trí và giới hạn lãnh thổ

- Diện tích đất tự nhiên nước ta (bao gồm đất liền và hải đảo) là 331 212 km2. - Phần biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2. - Các đảo xa nhất về phía Đông của Việt Nam thuộc quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) và Trường Sa (Khánh Hòa). - Là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ nước ta.

10 tháng 3 2022

Tham khảo:

 Trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo.

Vị trí nội chí tuyến.

Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo.

1. Đặc điểm sông ngòi châu Á

- Sông ngòi ở châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn: Ô-bi, Ê-nít-xây, Lê-na, A-mua, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Hằng, Ấn, Ti- gro, Ơ-phrat.

- Các sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp.

- Ở Bắc Á, mạng lưới sông dày và các sông lớn.

- Hướng chảy: hướng từ Nam lên Bắc.

- Chế độ nước: 

+ Về mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài.

+ Mùa xuân, băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và thường gây ra lũ băng lớn.

+ Sông ngòi ở Đông Á và Đông Nam Á, Nam Á: 

Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều sông lớn: Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Hằng, Ấn,...Chế độ nước: nước lớn vào cuối hạ đầu thu, thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.1 like nhahihi 

27 tháng 12 2020

Nhiều vậy

 

24 tháng 11 2018

- Đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước lãnh thổ châu Á:
+ Vị trí địa lí : Châu Á là một bộ phận của lục địa Á – Âu, nằm kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo, tiếp giáp với châu Âu, châu Phi và các đại dương Thái Bình Dương, Băc Băng Dương và Ấn Độ Dương.
+ Kích thước lãnh thổ : là châu lục rộng lớn nhất với diện tích 44,4 triệu km2 (kể cả các đảo).
- Ý nghĩa của chúng đối với khí hậu:
+ Vị trí kéo dài từ vùng cực Bắc xuống vùng xích đạo làm cho lượng bức xạ mặt trời phân bố không đều, hình thành các đới khí hậu thay đổi từ bắc xuống nam.
+ Kích thước lãnh thổ rộng lớn làm cho khí hậu phân hóa thành các kiểu khác nhau : Khí hậu ẩm ở gần biển và khí hậu khô hạn ở vùng lục địa.

24 tháng 11 2018

Câu 3:

. Châu Á là châu lục đông dân nhất thế giới:
- Châu Á có số dân đông nhất thế giới.
- Chiếm gần 61% dân số.
- Dân số tăng nhanh
- Mật độ dân cao, phân bố không đều
2. Dân cư thuộc nhiều chủng tộc
- Dân cư châu Á thuộc nhiều chủn tộc nhưng chủ yếu thuộc chủng tộc Ơ- rô-pê- ô-ít, Môn- gô- lô-ít, Ôxtra- lô- ít.
- Các chủng tộc tuy khác nhau về hình thái nhưng đều có quyền và bình đẳng như nhau trong hoạt động kinh tế, văn hoá – xã hội.
3. Nơi ra đời của các tôn giáo lớn:
- Châu Á có văn hóa đa dạng và là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn đó là: (Ấn độ giáo, Phật giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo).

8 tháng 12 2016

1. cảnh quan châu á đa dạng:

+ rừng lá kim

+ rừng cận nhiệt, nhiệt đới ẩm

+ thảo nguyên, hoang mạc

+ núi cao

VÌ do sự phân hóa đa dạng ở các đới khí hậu, các kiểu khí hậu và do ảnh hưởng địa hình

2.từ bắc xuống nam châu á có các đới khí hậu sau:

+đới khí hậu cực , cận cực

+đới khí hậu ôn đới

+đới khí hậu cận nhiệt

+ đới khí hậu nhiệt đới

+ đới khí hậu xích đạo

Vì lãnh thổ châu á trải dài từ vùng cực bắc đến xích đạo( nhiều vĩ độ) nên lượng bức xạ mặt trời phân bố k đều từ cực về XĐ