K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 11 2018

* Sự phát triển kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1973:

- Sau cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ thu được 114 tỉ USD lợi nhuận

-> Trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới.

- Sau chiến tranh , Mĩ đã vươn lên chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt

+ 1945-1950, sản lượng Công nghiệp chiếm hơn 1/2 sản lượng công nghiệp toàn thế giới (57,49%_1948).

+ Sản lượng nông nghiệp Mĩ gấp 2 lần sản lượng của 5 nước: Anh, Pháp, Tây Đức, Itali, Nhật Bản cộng lại.

+ Sản lượng Vàng chiếm 3/4 sản lượng của thế giới (24,6 tỉ USD).

+ Quân sự: Có lực lượng mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử.

* Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển đó:

- Mĩ ở xa chiến trường, được hai đại dương: Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở, không bị chiến tranh tàn phá.

- Do giàu lên trong chiến tranh , được yên ổn cho sản xuất và bán vũ khí, hàng hóa cho các nước tham chiến.

- Áp dụng thành tựu Khoa học_ Kĩ thuật và sản xuất.

- Lãnh thổ kéo dài, rộng lớn và có một nguồn tài nguyên phong phú đa dạng.

- Nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ, nguồn lao động trẻ, khỏe, cần cù, siêng năng,.....

- Tiếp thu nhanh tiến bộ Khoa học_Kĩ thuật.

- Nhạy bén với nền Kinh tế thị trường.

- Chất lượng nguồn lao động của Mĩ ngày càng được nâng cao nhất là Lao động có Kĩ thuật.

* Giải thích: Tất cả nguyên nhân trên đều là những nguyên nhân quan trọng nhất vì nó sẽ thúc đẩy nền kinh tế nước Mĩ phát triển theo một hướng đi tích cực đó là hướng đến một nước Công nghiệp hóa_Hiện đại hóa. Nếu không có những nguyên nhân trên thì nước Mĩ sẽ không trở nên giàu mạnh như các nước Liên Xô, Nhật Bản,.....

17 tháng 11 2021

Tham

Ngày 2-12-1960, thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Cu-ba, từ đó đến nay quan hệ hữu nghị và hợp tác giúp đỡ nhau về nhiều mặt ngày càng được thiết lập chặt chẽ.

- Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam, Cu-ba đã giúp đỡ nhiều mặt cả về vật chất và tinh thần.

- Các nhà lãnh đạo Cu-ba và Việt Nam đã nhiều lần thăm viếng lẫn nhau (Chủ tịch Phi-đen Cát-xtơ-rô đã nhiều lần thăm Việt Nam), càng khẳng định mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa hai nước từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay ngày càng tốt đẹp.

- Phi-đen Cát-xtơ-rô luôn coi trọng và ưu tiên phát triển mối quan hệ với Việt Nam, coi Việt Nam như một người anh em vô cùng thân thiết. Cũng như câu nói bất hủ của ông: “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình” đã được chứng minh và đi vào lịch sử mối quan hệ hai nước.

khảo!

 

1 tháng 1 2024

- Truyền thống văn hoá, giáo dục lâu đời của người Nhật - sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc.

- Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti Nhật Bản.

- Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng.



 

2 tháng 12 2021

tham khảo

- Truyền thống văn hoá, giáo dục lâu đời của người Nhật - sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc.

- Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti Nhật Bản.

- Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng.

- Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm.

8 tháng 10 2023

loading...

CHÚC EM HỌC TỐT NHAhehe

26 tháng 4 2017
– Nguyên nhân quan trọng nhất để Nhật có bước phát triển thần kì về kinh tế là tận dụng được thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật.
– Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai . Nhật hết sức coi trọng khoa học – kĩ thuật, vừa mua phát minh nước ngoài, vừa phát triển cơ sở nghiên cứu trong nước.
– Nhật có hàng trăm viện khoa học – kĩ thuật tập trung nghiên cứu công nghiệp.
– Do đó Nhật đứng đầu về trình độ phát triển khoa học – kĩ thuật, đặc biệt trong các ngành công nghiệp dân dụng.
– Nhật Bản chú trọng cải cách giáo dục quốc dân để giữ vững bản sắc dân tộc.
– Nhật Bản chú trọng cải cách giáo dục quốc dân để giữ vững bản sắc, truyền thống dân tộc, đào tạo những con người yêu nước có năng lực và ý chí vươn lên để thích nghi với sự biến đổi của thế giới.
14 tháng 4 2017

Các nước đó có chế độ tài chính giống nhau, xu hướng xã hội giống nhau, sự ổn định và ý thức chính trị như nhau, v.v. Vì thế họ liên kết với nhau để cạnh tranh với các đối lực có tiềm tàng chính trị và tham vọng khác với giá trị nhân bản khác với họ .

20 tháng 12 2023

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới.

- Trong năm 1945 - 1950, nước Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới (56,47 % - 1948);

+ Sản lượng nông nghiệp của Mĩ gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của năm nước Anh, Pháp, Tây Đức, l-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại.

+ Mĩ nắm trong tay 3/4 trữ lượng vàng của thế giới (24,6 tỉ USD), là chủ nợ duy nhất trên thế giới.

+ Quân sự: lực lượng mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử.