K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 9 2023

1.

Chọn mốc tại mặt đất, chiều dương là chiều chuyển động của tàu

+ Từ A – B: Động năng giảm, thế năng tăng đến giá trị cực đại

+ Từ B – C: Động năng tăng, thế năng giảm

+ Từ C – D: Động năng giảm, thế năng tăng

+ Từ D – E: Động năng tăng, thế năng giảm

2.

Trong quá trình hoạt động của tàu lượng siêu tốc, ngoài động năng và thế năng tham gia vào quá trình chuyển hóa thì còn có nhiệt năng.

1 tháng 2 2023

- Mô tả hoạt động:

Khi bắt đầu, động cơ điện từ từ kéo toa tàu lên đỉnh đầu tiên của cung đường ray. Sau đó, toa tàu trượt xuống và tăng tốc, nó chuyển động nhanh dần và có đà để di chuyển đến đỉnh thứ hai (thấp hơn đỉnh thứ nhất); sau đó tiếp tục trượt xuống và tăng tốc.

Lực kéo của động cơ thực hiện công đưa toa tàu lên đỉnh đường ray, dự trữ thế năng cực đại. Khi toa tàu này trượt xuống, động năng của nó tăng và đồng thời thế năng của nó giảm. Khi tới đáy của cung đường, toàn bộ thế năng đã chuyển hóa thành động năng, năng lượng nhiệt và năng lượng âm thanh. Khi lên dốc, động năng của toa tàu giảm, chuyển hóa thành thế năng.

Giải thích tại sao khi tàu lượn ở vị trí cao nhất của đường ray thì tốc độ của nó lại chậm nhất và ngược lại.

- Khi tàu lượn ở vị trí cao nhất của đường ray, tàu lượn có thể năng trọng trường lớn nhất, động năng nhỏ nhất nên tốc độ của nó chậm nhất. Còn khi tàu lượn ở vị trí thấp nhất của đường ray, tàu lượn có thế năng trọng trường nhỏ nhất, động năng lớn nhất nên tốc độ của nó nhanh nhất.

1 tháng 2 2023

Theo em, có thể có 30 phần trăm động năng của thác nước được nhà máy thủy điện chuyển hóa thành điện năng.

Cũng tùy thuộc vào công suất của từng nhà máy.

6 tháng 9 2023

- Nếu xem lực cản của không khí không đáng kể thì trọng lực là lực duy nhất tác dụng lên quả bóng trong quá trình rơi.

- Khi thả quả bóng từ trên cao xuống mặt đất thì thế năng giảm dần và động năng tăng dần. Khi quả bóng bật ngược trở lại thì thế năng tăng dần và động năng giảm dần.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
13 tháng 12 2023

- Nếu xem lực cản của không khí không đáng kể thì trọng lực là lực duy nhất tác dụng lên quả bóng trong quá trình rơi.

- Khi thả quả bóng từ trên cao xuống mặt đất thì thế năng giảm dần và động năng tăng dần. Khi quả bóng bật ngược trở lại thì thế năng tăng dần và động năng giảm dần.

1. Năng lượng của các con sóng trong Hình 25.1 tồn tại dưới dạng nào?- Tại sao sóng thần lại có sức tàn phá mạnh hơn rất nhiều so với sóng thông thường?- Tại sao sóng thần chỉ gây ra sự tàn phá khi xô vào vật cản?2. Khi đang bay, năng lượng của thiên thạch tồn tại dưới dạng nào?- Tại sao năng lượng của thiên thạch lại rất lớn so với năng lượng của các vật thường gặp?- Khi va...
Đọc tiếp

1. Năng lượng của các con sóng trong Hình 25.1 tồn tại dưới dạng nào?

- Tại sao sóng thần lại có sức tàn phá mạnh hơn rất nhiều so với sóng thông thường?

- Tại sao sóng thần chỉ gây ra sự tàn phá khi xô vào vật cản?

2. Khi đang bay, năng lượng của thiên thạch tồn tại dưới dạng nào?

- Tại sao năng lượng của thiên thạch lại rất lớn so với năng lượng của các vật thường gặp?

- Khi va vào Trái Đất (Hình 25.2), năng lượng của thiên thạch được chuyển hóa thành những dạng năng lượng nào?

3. Khi sóng đổ vào bờ nó sinh công và có thể xô đổ các vật trên bờ. Tuy nhiên, với vận động viên lướt sóng thì không bị ảnh hưởng. Tại sao?

4. Một mũi tên nặng 48 g đang chuyển động với tốc độ 10 m/s. Tính động năng của mũi tên.

4
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
16 tháng 11 2023

1.

Năng lượng của con sóng trong Hình 25.1 tồn tại dưới dạng động năng

- Sóng thần có sức tàn phá mạnh hơn rất nhiều so với sóng thông thường vì vận tốc của sóng thần rất lớn dẫn đến động năng của sóng vô cùng lớn, trong khi đó các sóng thông thường lại có vận tốc nhỏ hơn rất nhiều so với sóng thần nên năng lượng của sóng thông thường nhỏ hơn sóng thần, vì vậy sóng thần có sức tàn phá rất lớn.

- Khi xô vào vật cản thì năng lượng (động năng) lớn nhất dẫn đến sự tàn phá.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
16 tháng 11 2023

2.

Khi đang bay, năng lượng của thiên thạch tồn tại dưới dạng động năng.

- Năng lượng của các thiên thạch rất lớn so với năng lượng của các vật thường gặp vì thiên thạch có khối lượng và vận tốc lớn hơn rất nhiều so với các vật thường gặp.

- Khi va vào Trái Đất, năng lượng của thiên thạch chuyển hóa thành quang năng, thế năng.

1 tháng 2 2023

Chơi xích đu ở công viên: người chơi cần phải tác dụng 1 lực để xích đu có thể chuyển động được, khi đó xích đu có động năng, động năng chuyển dần thành thế năng khi xích đu lên cao dần. Sau đó xích đu lại đi xuống, thế năng lại chuyển hóa thành động năng, cứ như vậy quá trình lặp đi lặp lại.

Sơ đồ chuyển hóa năng lượng: động năng – thế năng – động năng - …

Trong trường hợp này có sự hao phí năng lượng:

+ Năng lượng âm: xích đu ma sát với trục quay phát ra âm thanh.

+ Năng lượng nhiệt: xích đu ma sát với trục quay làm nóng trục quay và dây xích.

6 tháng 9 2023

Chọn mốc thế năng tại mặt đất

Khi vận động viên trượt từ đỉnh máng xuống chân máng, độ cao giảm và vận tốc tăng nên thế năng giảm và động năng tăng

Nhưng khi từ chân máng lên đến đỉnh máng thì độ cao tăng và vận tốc giảm nên thế năng tăng và động năng giảm

Khi bỏ qua mọi ma sát thì cơ năng của vận động này được bảo toàn.

20 tháng 8 2023

1. (a)

Đồ thị hình a là đường thẳng đi qua gốc tọa độ nên công thức mối liên hệ giữa v, a và t có dạng hàm số \(y=ax\). Công thức cần tìm là: \(v=at\left(a>0\right)\).

Đồ thị hình b là đường thẳng xuất phát từ điểm \(v_0\) cách gốc tọa độ một khoảng đúng bằng \(v_0\) nên công thức mối liên hệ có dạng hàm số \(y=ax+b\left(a>0\right)\) (do đồ thị có dạng dấu sắc (đồng biến)) nên công thức cần tìm là: \(v=v_0+at\).

Đồ thị hình b là đường thẳng xuất phát từ điểm \(v_0\) cách gốc tọa độ một khoảng đúng bằng \(v_0\) nên công thức mối liên hệ có dạng hàm số \(y=ax+b\left(a< 0\right)\) (do đồ thị có dạng dấu huyền (nghịch biến)) nên công thức cần tìm là: \(v=v_0-at\).

(b) Chuyển động nhanh dần đều là các chuyển động ở hình a, b. Chuyển động chậm dần đều là chuyển động ở hình c.

 

2. Từ thời điểm 0s đến 4s, tức 4s đầu, bạn đi đều với tốc độ 1,5m/s.

Từ thời điểm 4s đến 6s, tức 2s tiếp theo, bạn bắt đầu đi chậm lại từ tốc độ 1,5m/s xuống 0m/s.

Sau đó, từ thời điểm 6s đến 7s, tức 1s tiếp theo, bạn này dừng lại.

Trong 1s tiếp theo, từ thời điểm 7s đến 8s, bạn này bắt đầu đảo chiều đi (đi ngược lại so với chiều đi ban đầu) và bắt đầu chuyển động nhanh dần từ tốc độ 0m/s đến 0,5m/s.

Trong 1s sau đó, từ thời điểm 8s đến 9s, bạn này đi đều với tốc độ 0,5m/s với chiều đi như giây trước.

Cuối cùng, từ thời điểm 9s đến 10s, tức 1s cuối, bạn này đi chậm lại từ tốc độ 0,5m/s và dừng hẳn (tốc độ 0m/s).

1 tháng 2 2023

- Khi chọn gốc thế năng là sàn nhà, độ cao của cuốn sách so với gốc thế năng là: h’

- Khi chọn gốc thế năng là mặt bàn, độ cao của cuốn sách so với gốc thế năng là: h

- Độ lớn của thế năng phụ thuộc vào độ cao của vật so với gốc thế năng. Mà h’ > h nên thế năng của cuốn sách khi lấy gốc thế năng là sàn nhà lớn hơn thế năng của cuốn sách khi lấy gốc thế năng là mặt bàn.