K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 12 2018

Thông qua tự học, người học rèn cho mình khả năng làm việc tự lực. Nếu học trên lớp bạn có thể mượn vở bạn chép bài, thậm chí quay bài bạn khi kiểm tra. Nếu học nhóm bạn có thể ỷ lại vào khả năng học tập của người khác. Nhưng tự học thì không. Để có được tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, bạn phải tự đọc sách, tự thí nghiệm, tự làm bài, tự kiểm tra lí thuyết,... thậm chí tự liên hệ để tham quan học tập. Tức là “tự thân vận động” trong suốt quá trình học tập. Điều đó khá vất vả nhưng bạn sẽ được rất nhiều. Trước hết là ý thức và khả năng “tự lực cánh sinh”, độc lập trong lao động không phải dựa dẫm ỷ lại vào ai. Qua đó bạn sẽ tự tin, mạnh dạn, trưởng thành hơn rất nhiều.

Bên cạnh đó, trong quá trình tự học, bạn cũng sẽ có điều kiện xem xét đúng sức học, kiểm tra đúng trình độ của bản thân. Học trên lớp, học nhóm, quá trình kiểm tra đánh giá mang tính đại trà, chịu tác động của nhiều yếu tố: Sự trung thực của học sinh, độ bao quát kiến thức của đề bài, chút cảm tính trong cách đánh giá của giáo viên (ở các môn xã hội)... Vì vậy, sức học của người học được đánh giá qua đó chỉ mang tính tương đối. Nhưng nếu tự học, muốn tiến bộ thực sự, người học phải tỉnh táo, trung thực, đem so sánh những gì mình đã có được với yêu cầu của chương trình. Do đó việc đánh giá sẽ sát với tình hình thực tế hơn. Qua đây, ta dễ dàng nhìn ra được thế mạnh, điểm yếu của mình và tìm cách khắc phục.

Tự học còn giúp chúng ta chủ động, linh hoạt về mặt thời gian. Bạn hiểu vấn đề này đã khá sâu, bạn có thể đi lướt. Vấn đề kia bạn chưa rõ, bạn có thể nán lại đầu tư hơn về thời gian. Bạn bị hổng kiến thức phần này hôm nay bạn sẽ học nó. Trong khi ấy, học trên lớp ta phải theo một chương trình cố định, khó thay đổi. Thời lượng cho mỗi vân đề eo hẹp, đôi khi cứng nhắc. Học nhóm cũng phái đáp ứng yêu cầu thời gian cho số đông, không thể vì cá nhân mà thay đổi. Đó là chưa kể đến việc học nhóm các bạn dễ sa vào “buôn chuyện”, đi sớm, đi muộn, lãng phí thời gian, vỡ kế hoạch.

Rõ ràng, tự học bạn sẽ có khả năng tập trung cao hơn, không bị phân tán vì ngoại cảnh lớp học, những câu chuyện của bạn bè,... Qua đó, bạn có điều kiện theo đuổi những mục đích học tập của mình và hoàn thành đúng kế hoạch.



9 tháng 1 2019

Lê Thị Kim Chi giờ tớ mới thấy câu hỏi của cậu !!!

Siêng năng, cần cù là phẩm chất tốt đẹp của người lao động, mà học sinh chúng ta, tuổi trẻ chúng ta phải rèn luyện hằng ngày.

Chăm chỉ làm việc và học hành một cách đều đặn, thường xuyên thì gọi là siêng năng. Cần cù nghĩa là chăm chỉ, chịu khó một cách thường xuyên trong bất cứ công việc nào, nhất là trong lao động và học tập. Có quý trọng thì giờ, mới biết cần cù, siêng năng. Có siêng năng, cần cù mới có ý thức không để thì giờ trôi qua một cách vô ích, vô vị. Người thợ coi tám giờ lao động là vàng ngọc. Người nông dân cuốc bẫm cày sâu, một nắng hai sương đế làm nên những mùa vàng bội thu, những cánh đồng đầy khoai xanh tốt. Cần cù, siêng năng để làm ra của cải vật chất, để sáng tạo nên mọi giá trị tinh thần để làm cho cuộc sống ngày một ấm no hạnh phúc, làm cho đất nước, xã hội ngày một thêm giàu có.

Nhưng hiện nay, có một số người lười biếng, siêng ăn nhác làm, chỉ biết hưởng thụ mà ko biết làm, đáng bị người đời phê phán.

Là người học sinh, ta phải biết chăm chỉ học tập, nỗ lực hết mình thì mới có thể vươn lên trong học tập và giành được điểm tốt.

Chúng ta cần phải rèn luyện tính siêng năng cần cù hàng ngày vì một tương lai tươi đẹp sau này.

8 tháng 1 2022

Tham Khảo 
Theo em hút thuốc lá là vô cùng có hại và chúng ta cần bỏ ngay thói quen xấu này. Tại sao ư? Bởi vì thuốc lá thực sự rất có hại đối với mọi người đặc biệt là đối với người trực tiếp sử dụng nó. Thuốc lá là một trong những nguyên nhân chính gây nên các bệnh nghiêm trọng cho con người như ung thư phổi, thanh quản, miệng…. làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch đến 2-3 lần. Người hút thuốc lá sẽ có tuổi thọ ít hơn hẳn so với những người bình thường khác.Không chỉ tàn phá về bên trong mà còn thể hiện rõ ở cả bên ngoài đối với người hút thuốc như có các biểu hiện lão hóa sớm, hói đầu, béo bụng… Như vậy việc hút thuốc lá sẽ khiến người hút thuốc phải gánh chịu hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe. Không chỉ gây hại trực tiếp với người hút thuốc mà thuốc lá còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả những người không hút thuốc, những người xung quanh. Việc ngửi phải khói thuốc lá sẽ khiến mọi người cũng sẽ mắc phải những căn bệnh về đường hô hấp như phổi thanh quản… đặc biệt có hại đối với trẻ con và phụ nữ mang thai. Bên cạnh đó khói thuốc lá cũng làm cho bầu không khí trở nên ô nhiễm, không còn trong lành như trước nữa… Và còn vô vàn những tác hại to lớn của việc hút thuốc lá

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu “ […] Đất nước vốn là khái niệm trừu tượng, mà thoạt đầu con người khó có thể cắt nghĩa cho thật gãy gọn, rõ ràng. Nhưng những người thân như ông bà, cha mẹ, anh em… thì lại vô cùng cụ thể và được mỗi người cảm nhận trong những mối quan hệ cũng vô cùng cụ thể. Đó là mối quan hệ gắn bó máu thịt hình thành ngay từ khi ta cất...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu 

 […] Đất nước vốn là khái niệm trừu tượng, mà thoạt đầu con người khó có thể cắt nghĩa cho thật gãy gọn, rõ ràng. Nhưng những người thân như ông bà, cha mẹ, anh em… thì lại vô cùng cụ thể và được mỗi người cảm nhận trong những mối quan hệ cũng vô cùng cụ thể. Đó là mối quan hệ gắn bó máu thịt hình thành ngay từ khi ta cất tiếng khóc chào đời và sẽ đi theo ta suốt cuộc đời với biết bao biến cố, thăng trầm, buồn vui, hi vọng… Từ cái nôi gia đình, mỗi người đều có một tuổi thơ gắn liền với kỉ niệm về cây đa, bến nước, sân đình, lũy tre, mái trường, thầy cô, bè bạn. Theo thời gian, những kỉ niệm ấy dần dần trở thành sợi dây tình cảm neo giữ tình yêu của mỗi con người với gia đình, quê hương… Và có thể nói, chính tình yêu đối với gia đình, quê hương sẽ khơi nguồn cho tình yêu đất nước.”

Câu 1 (0,5 điểm). Nêu nội dung và xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên ?

Câu 2 (0,5 điểm). Hãy tìm câu chủ đề của đoạn văn. Từ đó, cho biết đoạn văn được triển khai theo cách nào?

Câu 3 (1,0 điểm): Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu sau: Từ cái nôi gia đình, mỗi người đều có một tuổi thơ gắn liền với kỉ niệm về cây đa, bến nước, sân đình, lũy tre, mái trường, thầy cô, bè bạn.

Câu 4 (1,0 điểm). Từ văn bản trên, anh/chị hãy nêu suy nghĩ về trách nhiệm của thanh niên với đất nước. (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng).

0
trong mỗi phần văn bản sau đây, chủ đề đã thể hiện được tính thóng nhất chưa? vì sao? nếu chưa, hãy chữa lại cho phù hợpa. (1) Nghệ thuật của ca dao rất tinh vi và đặc sắc. (2) Trước hết, điều đó thể hiện rõ qua cách dùng từ ngữ, hình ảnh vừa dung dị, mộc mạc lại vừa có sức gợi tả phong phú vô cùng. (3) Bên cạnh đó, ta còn phải kể đến những lối biến thể trong thơ lục...
Đọc tiếp

trong mỗi phần văn bản sau đây, chủ đề đã thể hiện được tính thóng nhất chưa? vì sao? nếu chưa, hãy chữa lại cho phù hợp

a. (1) Nghệ thuật của ca dao rất tinh vi và đặc sắc. (2) Trước hết, điều đó thể hiện rõ qua cách dùng từ ngữ, hình ảnh vừa dung dị, mộc mạc lại vừa có sức gợi tả phong phú vô cùng. (3) Bên cạnh đó, ta còn phải kể đến những lối biến thể trong thơ lục bát; hay cách nói vừa hình tượng, vừa cụ thể, càng nghe càng thấm thía vô cùng. (4) Ca dao là tiếng lòng của người lao động, ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình, tình yêu lứa đôi. (5) Cuộc sống của họ dù thiếu thốn, khổ cực trăm bề nhưng điều kì diệu là ngọn lửa tình yêu và khát vọng hướng tới ước mơ hạnh phúc của họ không bao giờ bị dập tắt.

b. (1) HÌnh ảnh con trâu thường hay được nói đến trong ca dao Việt Nam. (2) Không phải chỉ vì " con trâu là đầu cơ nghiệp" mà còn bởi đối với người lao động, đây là con vật gần gũi thân thiết. (3) Trâu xuất hiện trong bức tranh lao động của gia đình: "Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa". (4) Trâu trở thành người bạn tâm tình của người lao động: "Trâu ơi ta bảo trâu này". (5) Hình như con trâu không mấy lúc thảnh thơi cho nên khi nghĩ đến cuộc đời nhọc nhằn của mình, người nông dân thường nghĩ đến nó. (6) Đến với ca dao Việt Nam, ta bắt gặp nhiều bài nói về con trâu, con cò, cái vạc. (7) Đó là các con vật quen thuộc, gần gũi mang đức tính cần cù, chịu thương chịu khó của người lao động chân lấm tay bùn. (8) Khi cần bộc bạch nỗi niềm, người nông dân thường đem con trâu ra để tâm sự, để giãi bày lòng mình.  

0
Bài 2: cho đoạn văn          Đất nước ta giàu đẹp, non sông ta gấm vóc, lịch sử dân tộc ta oanh liệt, vẻ vang. Bởi thế, mỗi người dân Việt Nam yêu nước dù có đi xa quê hương, xứ sở tới tận chân trời góc bể cũng luôn hướng về Tổ quốc thân yêu với niềm tự hào sâu sắc.a. Xác định các trường từ vựng được sử dụng trong đoạn văn?b. Xác định cấu trúc ngữ pháp của các...
Đọc tiếp

Bài 2: cho đoạn văn

          Đất nước ta giàu đẹp, non sông ta gấm vóc, lịch sử dân tộc ta oanh liệt, vẻ vang. Bởi thế, mỗi người dân Việt Nam yêu nước dù có đi xa quê hương, xứ sở tới tận chân trời góc bể cũng luôn hướng về Tổ quốc thân yêu với niềm tự hào sâu sắc.

a. Xác định các trường từ vựng được sử dụng trong đoạn văn?

b. Xác định cấu trúc ngữ pháp của các câu trong đoạn văn?

c. Nêu nội dung chính của đoạn trích?

d. Hãy cho biết trong chương trình Ngữ văn 8 (đến thời điểm đã học), những văn bản nào có nội dung thể hiện sâu sắc tình yêu đối với quê hương đất nước?

đ. Em hãy viết 1 bài văn thuyết minh về tình yêu quê hương đất nước của người Việt Nam từ xưa đến nay.

Bài 3: Cho đoạn văn:

         Thương chồng ốm đau mà bị đánh đập, cùm kẹp, chị Dậu đã lấy thân mình che chở cho chồng trước đòn roi tàn nhẫn của bọn lính tráng. Phải bán con chị như đau từng khúc ruột nhưng cũng chẳng qua là vì một suất sưu của chồng. Ngược lại đến khi bị giải lên huyện, ngồi trong quán cơm mà nhịn đói. Chị vẫn nghĩ đến chồng, đến cái Tỉu, thằng Dần, cái Tí.

a. Chỉ ra các lỗi trong đoạn văn và sửa lại cho đúng.

b. Đoạn văn trên có câu chủ đề không? Nếu có, hãy ghi lại câu chủ đề. Nếu không có câu chủ đề, hãy viết thêm câu chủ đề cho đoạn văn.

c. Em biết gì về nhân vật được nói đến trong đoạn văn? Hãy viết 1 đoạn văn ngắn (8-10 câu) giới thiệu về nhân vật ấy.

Bài 4: Bài thơ Quê hương của Đỗ Trung Quân có đoạn:

Quê hương mỗi người chỉ một,

Như là chỉ một mẹ thôi.

Quê hương nếu ai không nhớ,

Sẽ không lớn nổi thành người.

Dựa vào ý thơ trên, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của quê hương đối với tâm hồn mỗi con người (khoảng 1 trang giấy thi)

1
3 tháng 3 2021
Ko bt nha bạn
 Trong văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" của G. G.Mác-két có đoạn:  "Không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa. (...) Chúng ta đến đây để chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng. Nhưng dù cho tai họa...
Đọc tiếp

 Trong văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" của G. G.Mác-két có đoạn:

  "Không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa. (...) Chúng ta đến đây để chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng. Nhưng dù cho tai họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích."

Câu 1: Từ "lí trí" được dùng trong đoạn trích trên với ý nghĩa như thế nào? Tại sao tác giả lại cho rằng chạy đua vũ trang "không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên" ?

Câu 2: "Chúng ta" được nhắc đến trong đoạn văn là những ai? "Việc đó" để chỉ việc gì?

Câu 3: Từ lời kêu gọi vì "một cuộc sống hòa bình, công bằng" của tác giả G. G. Mác-két trong văn bản trên, em hãy liên hệ với cuộc sống của chúng ta ngày nay và nêu suy nghĩ của mình về trách nhiệm của mỗi người trong việc góp sức đem lại cuộc sống bình yên cho toàn xã hội. Hãy trình bày bằng một đoạn văn nghị luận khoảng 1 trang giấy thi

0