K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 5 2023

- Thiên nhiên trong bài thơ được quan sát, miêu tả vào thời điểm mùa đông.

- Dấu hiệu:

+ Nắng hanh: vừa nắng vừa lạnh. Đây là một kiểu thời tiết đặc trưng của mùa đông “Nắng đã vàng hanh như phấn bay”.

+ Tiếng sếu vọng sông ngày: theo như dân gian, khi nghe tiếng sếu kêu nghĩa là báo hiệu mùa đông.

+ Xuân sắp sang rồi, xuân sắp qua: mùa xuân sắp tới, từ đó thấy được hiện tại chính là mùa đông

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

- Thiên nhiên trong bài thơ được quan sát, miêu tả vào thời điểm: mùa đông.

- Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện điều đó:

+ Nắng hanh: đặc trưng nắng mùa đông.

+ Tiếng sếu vọng sông ngày: tiếng sếu kêu nghĩa là báo hiệu mùa đông đã tới.

Xuân sắp sang rồi, xuân sắp qua: biểu hiện rõ ràng mùa xuân sắp tới, từ đó thấy ưđược hiện tại chính là mùa đông đang diễn ra

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 11 2023

- Sự vật: cây hòe, hoa thạch lựu, hoa sen – những hình ảnh thiên nhiên gần gũi, quen thuộc của mùa hè

- Màu sắc: xanh, đỏ, hồng – đều là những gam màu sáng, nổi bật, tạo sự rực rỡ, tràn đầy sức sống

- Sức sống

+ “đùn đùn”: sự vật không tĩnh mà chuyển động, mạch sống bên trong đang cuồn cuộn trào dâng 

+ “phun”: sức sống bên trong tràn ra một cách mạnh mẽ, những tia đỏ rực của hoa lựu như bao chùm khắp không gian. 

+ “tiễn”: hương thơm được đưa ra ngoài, tỏa thơm ngát, bao chùm vạn vật 

⇒ Bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong khung cảnh hoàng hôn, thời khắc một ngày dần tàn lụi. Thế nhưng, đối lập với khoảnh khắc cuối ngày ấy, vạn vật lại trở nên căng tràn sức sống hơn bao giờ hết. Thiên nhiên sự vật đang ở trạng thái viên mãn nhất, thăng hoa nhất, tràn đầy nhựa sống nhất.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

- Các hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ:

+ Hoa tràm: e ấp, là biểu tượng của cái đẹp, nhưng rất phù du.

+ Lá tràm: vòm lá xum xuê, bao bọc lấy hoa, là biểu tượng của tuổi xuân, của sự sống nhưng không thể vĩnh cửu.

+ Hương tràm: thoáng → thoảng qua của gió, của hương mơn man dịu dàng.

- Những hình ảnh thể hiện tâm trạng trống trải, cô đơn của nhân vật trữ tình khi vắng “em": 

+ Hương tràm: nghe hương tràm khiến tác giả hồi tưởng lại dư vị của một mối tình dang dở.

+ Hương tràm thì vô hình, không thể nhìn thấy, nhưng có thể cảm nhận bằng linh giác của tình yêu. Hương tràm cũng tồn tại vĩnh cửu như bầu trời và cánh đồng. Như vậy, tất cả vẫn đang hiện hữu, chỉ trừ em.

→ Câu hỏi tu từ “Hương tràm bên anh, mà em đi đâu?” thể hiện nỗi nhớ thương của nhân vật trữ tình, bâng khuâng, đau đáu…

4 tháng 3 2023

- Hình ảnh thiên nhiên: gió, mây, vòm lá, bóng tràm, hương tràm, bầu trời, cánh đồng.

- Hình ảnh thể hiện tâm trạng trống trải của nhân vật trữ tình: đi đâu và xa cách bao lâu, gió mây kia đổi hướng thay màu, trái tim em không trao anh nữa, bầu trời cao, cánh đồng rộng, hương tràm bên anh, em đi đâu.

→ Những hình ảnh cho thấy thiên nhiên vẫn luôn vẹn nguyên, tồn tại vĩnh cửu bên con người. Thiên nhiên và tình yêu đã an ủi con người trong những khoảnh khắc cô đơn, hụt hẫng. Vào khoảnh khắc con người gần như tuyệt vọng thì thiên nhiên lại ân cần chia sẻ và nâng đỡ.

29 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ bài thơ.

- Chỉ ra các hình ảnh thiên nhiên

- Chỉ ra những hình ảnh thể hiện tâm trạng trống trải, cô đơn của nhân vật trữ tình

- Nêu cảm nhân của bản thân về hình ảnh đó

Lời giải chi tiết:

- Hình ảnh thiên nhiên: gió, mây, vòm lá, bóng tràm, hương tràm, bầu trời, cánh đồng.

- Hình ảnh thể hiện tâm trạng trống trải của nhân vật trữ tình: đi đâu và xa cách bao lâu, gió mây kia đổi hướng thay màu, trái tim em không trao anh nữa, bầu trời cao, cánh đồng rộng, hương tràm bên anh, em đi đâu.

→ Những hình ảnh cho thấy thiên nhiên vẫn luôn vẹn nguyên, tồn tại vĩnh cửu bên con người. Thiên nhiên và tình yêu đã an ủi con người trong những khoảnh khắc cô đơn, hụt hẫng. Vào khoảnh khắc con người gần như tuyệt vọng thì thiên nhiên lại ân cần chia sẻ và nâng đỡ.

5 tháng 3 2023

a. Câu 1 và 2 (Câu đề)

– Hình ảnh: ngọc lộ, phong thụ lâm – Là những hình ảnh quen thuộc của mùa thu Trung Quốc:

+ “Ngọc lộ: Miêu tả hạt sương móc trắng xóa, dầy đặc làm tiêu điều, hoang vu cả một rừng phong. Bản dịch thơ dịch thanh thoát nhưng chưa truyền tải đầy đủ nội dung, ý nghĩa thần thái của nguyên tác.

+ “Phong thụ lâm”: hình ảnh thường được dùng để tả cảnh sắc mùa thu và nỗi sầu li biệt

– “Núi vu, kẽm vu”: Là hai địa danh cụ thể ở Trung Quốc, vào mùa thu khí trời âm u, mù mịt. Bản dịch thơ là “ngàn non”: Đánh mất hai địa danh cụ thể lại không diễn tả được hết không khí của mùa thu.

– “Khí tiêu sâm”: Hơi thu hiu hắt, ảm đạm

→ Không gian thiên nhiên vừa có chiều cao vừa có chiều rộng và chiều sâu, không gian lạnh lẽo xơ xác, tiêu điều, ảm đạm

→ Diễn tả cảm xúc buồn, cô đơn, lạnh lẽo của tác giả

b. Câu 3 và 4 (Câu thực)

– Điểm nhìn từ lòng sông đến miền quan ải, không gian được nới theo ba chiều rộng, cao và xa:

+ Tầng xa: là ở giữa dòng sông thăm thẳm là “sóng vọt lên tận lưng trời”

+ Tầng cao: Là miền quan ải với hình ảnh mây sa sầm giáp mặt đấy.

+ Tầng rộng: mặt đất, bầu trời, dòng sông đều cho ta hình dung về không gian rộng lớn.

– Hình ảnh đối lập, phóng đại: sóng – vọt lên tận trời (thấp – cao), mây – sa sầm xuống mặt đất (cao – thấp)

→ Sự vận động trái chiều của những hình ảnh không gian kì vĩ, tráng lệ.

→ Tâm trạng con người ngột ngạt, bí bách

→ Bốn câu thơ vẽ lên bức tranh mùa thu xơ xác, tiêu điều, mênh mông, rợn ngợp chao đảo. Đó phải chăng cũng là bức tranh của xã hội Trung Quốc đương thời loạn lạc bất an, chao đảo

→ Tâm trạng buồn, cô đơn, chênh vênh lo lắng của tác giả trước thời cuộc.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
7 tháng 12 2023

- Chủ thể trữ tình đã quan sát cảnh vật từ những góc độ.

+ Điểm nhìn của tác giả từ chiếc thuyền câu. Cảnh vật được đón nhận từ gần đến cao xa rồi từ cao xa trở lại gần. Từ không gian ao làng bên trong thu mở rộng thành không gian mùa thu…

→ Cảnh sắc mùa thu mở ra nhiều hướng thật sinh động

- Phân tích các hình ảnh và từ ngữ trong bài thơ để thấy được nét đặc trưng của mùa thu ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.

+ Màu sắc: "nước trong veo", "sóng biếc", "trời xanh ngắt", "lá vàng".

+ Đường nét chuyển động: "sóng" - "hơi gợn tí", "lá" – "khẽ đưa vèo", "tầng mây" – "lơ lửng"

+ Hòa sắc tạo hình: bao trùm lên cảnh vật là một màu xanh: xanh ao, xanh bờ, xanh sông, xanh tre, xanh trời, xanh bèo và có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi.

+ Ao thu nhỏ, chiếc thuyền câu theo đó cũng “bé tẻo teo”.

→ Đó là nét riêng vùng đồng bằng Bắc Bộ

→  Bức tranh thu trong sáng, thanh đạm mang hồn dân dã của làng quê nước Việt

5 tháng 3 2023

- Chủ thể trữ tình đã quan sát cảnh vật từ những góc độ: từ gần đến cao xa rồi lại từ cao xa tới gần (từ chiếc cầu - mặt ao - bầu trời - ngõ trúc rồi lại trở về ao thu - thuyền câu).

- Không gian mùa thu:

+ Các hình ảnh: ao thu, thuyền cao, lá vàng, trời xanh, tầng mây, ngõ trúc, bèo

+ Màu sắc: lá vàng, trời xanh ngắt

=> Bức tranh thiên nhiên mùa thu Bắc Bộ hiện ra với vẻ thanh sơ, giản dị, trong lành, mát mẻ

7 tháng 5 2023

- Nhân vật “tôi” đã thể hiện tâm trạng nhớ mẹ, nhớ về những ngày xưa cùng mẹ.

- Tình cảm, cảm xúc đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh:

+ Từ: nhớ, chửa xóa mờ.

+ Hình ảnh: phơi áo đỏ, nụ cười đen nhanh sau tay áo.

31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ bài thơ.

- Chú ý những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhân vật “tôi”.

Lời giải chi tiết:

- Nhân vật “tôi” đã thể hiện tâm trạng nhớ mẹ, nhớ về những ngày xưa cùng mẹ.

- Tình cảm, cảm xúc đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh:

+ Từ: nhớ, chửa xóa mờ.

+ Hình ảnh: phơi áo đỏ, nụ cười đen nhánh sau tay áo.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 12 2023

- Không khí cảnh thu trong 4 câu đầu:

+ Ngọc lộ: Miêu tả hạt sương móc trắng xóa, dầy đặc làm tiêu điều, hoang vu cả một rừng phong.

+ Phong thụ lâm: hình ảnh được dùng để miêu tả mùa thu

+ “Vu sơn Vu giáp”: tên những địa danh nổi tiếng ở vùng Quỳ Châu, Trung Quốc, vào mùa thu, khí trời âm u, mù mịt.

+ “Khí tiêu sâm”: hơi thu hiu hắt, ảm đạm

+ Hình ảnh đối lập, phóng đại: sóng – vọt lên tận trời (thấp – cao), mây – sa sầm xuống mặt đất (cao – thấp)

=> Tác giả đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mùa thu vừa mang vẻ dữ dội, hùng tráng vừa xác xơ, tiêu điều. (khác với bức tranh thu thông thường: trong trảo, nhẹ nhàng)

- Để miêu tả được không gian đó, điểm nhìn của tác giả từ trên núi cao, phòng tầm mắt ra xa và xuống lòng sông.