K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 11 2023

- Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp phổ biến: trang trại, thể tổng hợp nông nghiệp, vùng nông nghiệp.

- Khi phát triển nông nghiệp cần chú ý đến đối tượng của sản xuất nông nghiệp, ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp và liên kết các yếu tố trong sản xuất nông nghiệp.

- Định hướng phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

3 tháng 2 2023

- Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp là sự sắp xếp và phối hợp các đối tượng nông nghiệp trong mối liên hệ liên ngành, liên vùng, kết hợp với nhu cầu thị trường trên một lãnh thổ cụ thể nhằm sử dụng hợp lí nhất các tiềm năng tự nhiên, kinh tế, lao động để đem lại hiệu quả cao về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

- Vai trò: Thúc đẩy chuyên môn hoá trong sản xuất nông nghiệp; Tạo điều kiện liên kết, hợp tác giữa các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp và các ngành kinh tế khác,…

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
7 tháng 11 2023

* Sự khác nhau giữa các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Tiêu chí

Điểm công nghiệp

Khu công nghiệp

Trung tâm công nghiệp

Vùng công nghiệp

Hình thức

Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đơn giản nhất

Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp trung bình

Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp cao

Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp cao nhất

Không gian

- Đồng nhất hoặc nằm gần - xa điểm dân cư.

- Phân bố gần nguồn nguyên - nhiên liệu

Ranh giới rõ ràng, không có dân cư sinh sống. Vị trí thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá và liên hệ với bên ngoài

Gắn với các đô thị vừa và lớn, có vị trí địa lí thuận lợi.

Không gian rộng lớn, gồm nhiều điểm công nghiệp, khu công nghiệp và

trung tâm công nghiệp

Cơ cấu

Gồm 1 - 2 xí nghiệp nằm gần nguồn nguyên - nhiên liệu công nghiệp hoặc nông sản.

Tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp. Có các cơ sở sản xuất công nghiệp nòng cốt và hỗ trợ

Bao gồm: khu công nghiệp, điểm công nghiệp và cơ sở sản xuất công nghiệp.

 

Có các nhân tố tạo vùng tương đồng. Có vài ngành công nghiệp chủ yếu, tạo nên hướng chuyên môn hoá của vùng.

Sự liên kết

Giữa các cơ sở sản xuất công nghiệp ít có mối liên hệ với nhau.

Các cơ sở sản xuất công nghiệp có khả năng hợp tác sản xuất cao

Có mối liên hệ chặt chẽ với nhau về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ.

Có mối liên hệ mật thiết với nhau trong sản xuất

* Ngành công nghiệp tác động đến môi trường:

- Tích cực: tạo ra các máy móc, thiết bị sử dụng công nghệ hiện đại để dự báo và khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

- Tiêu cực: ô nhiễm môi trường nước và không khí, ô nhiễm môi trường do chất thải rắn, ô nhiễm môi trường do sản phẩm công nghiệp sau khi sử dụng, cạn kiệt một số nguồn tài nguyên thiên nhiên.

* Định hướng phát triển ngành công nghiệp trong tương lai:

- Chuyển dần từ ngành công nghiệp truyền thống sang các ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật - công nghệ cao.

- Sự phát triển của các cuộc cách mạng công nghiệp tác động mạnh mẽ đến sự liên kết và phát triển công nghiệp theo ngành, theo vùng.

- Hoạt động sản xuất công nghiệp gắn với sự khai thác hợp lí, có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Phát triển theo hướng công nghiệp xanh, hạn chế phát thải khí CO2 và các chất độc hại ra môi trường.

7 tháng 11 2023

- Nhân tố có vai trò quyết định xu hướng phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản của mỗi lãnh thổ là kinh tế - xã hội.

- Vì:

+ Ngày nay, khi khoa học – công nghệ phát triển thì nông nghiệp càng ít phụ thuộc vào tự nhiên, con người có thể phát triển nông nghiệp cho năng suất cao ngay cả ở những vùng khắc nghiệt nhất (hoang mạc, vùng lạnh giá).

+ Con người đưa ra xu hướng phát triển cho nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, từ đó khai thác tự nhiên để phục vụ mục đích của mình.

LM
Lê Minh Hiếu
Giáo viên
4 tháng 1 2021

Hình thức Trang trại: Hình thành và phát triển trong thời kì công nghiệp hóa thay thế kinh tế tiểu nông.

3 tháng 2 2023

- Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp là sự sắp xếp và phối hợp các đối tượng nông nghiệp (trong mối quan hệ liên ngành, liên vùng, kết hợp với nhu cầu thị trường) trên một lãnh thổ cụ thể nhằm sử dụng hợp lí nhất các tiềm năng tự nhiên, kinh tế, lao động để đem lại hiệu quả cao về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

- Trong tương lai sản xuât nông nghiệp trên thế giới sẽ thúc đẩy chuyển môn hóa nông nghiệp

15 tháng 12 2017

Đáp án C

26 tháng 1 2018

Đặc điểm của ba hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trang trại, thể tổng hợp nông nghiệp và vùng nông nghiệp như sau:

 

Trang trại

Thể tổng hợp nông nghiệp

Vùng nông nghiệp

- Gần với quá trình công nghiệp hóa

- Quy mô đất đai tương đối lớn

- Chuyên môn hóa và thâm canh

- Sử dụng có hiệu quả nhất vị trí địa lý, các điều kiện sản xuất

- Quy mô đất đai lớn

- Có liên kết giữa xí nghiệp với công nghiệp chế biến và dịch vụ

- Phân bố hợp lý và chuyên môn hóa đúng đắn

- Quy mô đất đai rất lớn

- Tương đối đồng nhất về tự nhiên, kinh tế- xã hội, hình thành các vùng chuyên môn hóa về nông nghiệp

25 tháng 12 2019

a) Trang trại

- Hình thức sản xuất cơ sở trong nông nghiệp được hình thành trong thời kì công nghiệp hoá, thay thế cho kinh tế tiểu nông tự cấp, tự túc.

- Đặc điểm:

   + Mục đích chủ yếu: sản xuất nông phẩm hàng hoá theo nhu cầu thị trường.

   + Tư liệu sản xuất (đất đai) thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng của một người chủ độc lập (tức là người có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh).

   + Quy mô đất đai và tiền vốn tương đối lớn.

   + Cách thức tổ chức sản xuất tiến bộ đẩy mạnh chuyên môn hóa chứ không sản xuất đa dạng, đa canh), tập trung vào những nông sản có lợi thế so sánh và khả năng sinh lợi cao hơn và thâm canh (đầu tư vốn trên mỗi đơn vị điện tích, đầu tư những công nghệ sản xuất tiến bộ,...).

   + Các trang trại đều có thuê mướn lao động (thường xuyên và thời vụ).

b) Vùng nông nghiệp

- Là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. Đây là những lãnh thổ sản xuất nông nghiệp tương đối đồng nhất về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội nhằm phân bố hợp lí cày trồng, vật nuôi và hình thành các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp.