Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Động vật sinh sản vô tính tạo ra các thê hệ con cháu giống hệt nhau và giống hệt mẹ về mặt di truyền, không có sự thay đổi nào về di truyền giúp chúng thích nghi với điều kiện môi trường khác môi trường ban đầu, vì vậy khi điều kiện sống thay đổi chúng không có khả năng thích ứng, dẫn đến hàng loạt cá thể bị chết.
- Những điểm giống nhau và khác nhau giữa các hình thức sinh sản phân đôi, nảy chồi, phân mảnh và trinh sinh.
• Giống nhau:
- Đều là hình thức sinh sản vô tính: từ một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới giống hệt mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng.
- Đều dựa trên cơ sở của quá trình nguyên phân để tạo ra thế hệ mới.
• Khác nhau:
+ Phân đôi: Có ở động vật đơn bào và giun dẹp, dựa trên phân chia đơn giản tế bào chất và nhân.
+ Nảy chồi: Có ở bọt biển và ruột khoang, dựa trên phân bào nguyên nhiễm nhiều lần để tạo thành một chồi non. Sau đó, chồi con tách khỏi mẹ tạo thành cá thể mới.
+ Phân mảnh: có ở bọt biển và giun dẹp., dựa trên mảnh vụn vỡ của cơ thể ban đầu phân chia nhiều lần phát triển thành cơ thể mới.
+ Trinh sản: Gặp ở các loài chân đốt như ong, kiến, rệp; một vài loài cá, lưỡng cư, bò sát. Là hình thức sinh sản, trong đó, tế bào trứng không thụ tinh phân chia theo kiểu nguyên phân nhiều lần tạo nên cá thể mới có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n).
- Các cá thể con trong sinh sản vô tính giống hệt cá thể mẹ vì sinh sản vô tính dựa trên cơ sở của quá trình phân bào nguyên phân.
- Các ưu điểm và hạn chế của sinh sản vô tính:
* Ưu điểm:
+ Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu. Vì vậy, có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp.
+ Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định, ít biến động, nhờ vậy quần thể phát triển nhanh.
+ Tạo ra số lượng lớn con cháu giống nhau trong một thời gian ngắn.
* Hạn chế
+ Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về các đặc điểm di truyền. Vì vậy, khi điều kiện sống thay đổi có thể dẫn đến hàng loạt cá thể bị chết, thậm chí toàn thể quần thể bị tiêu diệt.
Đáp án là D
Không bào trong tế bào lông hút ở các loài cây chịu mặn, có áp suất thẩm thấu rất lớn (nồng độ dịch bào rất cao), hơn cả dịch đất
Tham khảo:
Nhiều loài thực vật (ngô thù du, tulip,…) chỉ có thể sống trong điều kiện môi trường đất thoáng khí và thoát nước tốt: Nếu điều kiện môi trường đất không thoáng khí hoặc ngập nước, lượng oxygen trong đất không đủ để cung cấp cho rễ cây thực hiện hô hấp hiếu khí. Điều này dẫn đến các tế bào rễ không đủ năng lượng để thực hiện hấp thụ nước và muối khoáng. Bởi vậy, cây sẽ sinh trưởng và phát triển kém, thậm chí là chết.
Tham khảo!
$a,$ Có thể đếm nhịp tim thông qua bắt mạch cổ tay vì nơi đó có động mạch chủ là động mạch chính và lớn nhất ở cơ thể người, có hình dạng giống như một cây gậy. Phần uốn cong kéo dài lên từ tim phân nhánh thành các nhánh mạch máu cung cấp máu cho đầu và cánh tay.
$b,$
- Căng thẳng thần kinhquá mức tác động lên hệ thần kinh, kích thích tuyến thượng thận giải phóng các hormone gồm andrenaline và cortisol, những hormone này làm tăng nhịp tim => Tăng huyết áp.
- Không nói chuyện để kể quả đo được chính xác.
- Nghỉ ngơi để huyết áp được ổn định thì kết quả đo mới chính xác.
$c,$
- Vì hệ thần kinh giao cảm và phó giam cảm do tủy sống điều khiển để điều khiển các hoạt động của cơ thể \(\rightarrow\) Nếu phá tủy sống mà tim vẫn đập bình thường \(\rightarrow\) Hoạt động của tim không phụ thuộc vào tủy sống \(\rightarrow\) Tim có tính tự động.
$d,$
- Vì khi tim còn trong cơ thể, những chất kích thích hoạt động của tim sẽ tiết ra tác động lên tim gây ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm.
- Tách tim ra khỏi cơ thể thì sẽ kiểm tra được chính xác mức độ tác động của adrenalin lên hoạt động của tim ếch (tốc độ 1 lần đập của tim).
Khi điều kiện sống thay đổi đột ngột có thể dẫn đến hàng loạt cá thể động vật sinh sản vô tính bị chết vì chúng có vật chất di truyền giống nhau.
Hành động phun mực của bạch tuộc không phải cảm ứng, đây là hành động tự vệ.
* Phổi là cơ quan trao đổi khí hiệu quả ở trên cạn vì phổi có đủ 4 đặc điểm bề mặt của trao đổi khí:
- Phổi có rất nhiều phế nang nên diện tích bề mặt trao đổi khí rất lớn so với phổi bò sát và lưỡng cơ.
- Ở phế nang có hệ thống mao mạch dày đặc và máu có sắc tố hô hấp.
- Thành mao mạch và phế nang mỏng và ẩm ướt.
- Có sự lưu thông khí liên tục (hít vào, thở ra). Sự thông khí ở phổi của bò sát, chim và thú chủ yếu nhờ các cơ hô hấp co dãn làm thay đổi thể tích của khoang bụng hoặc lồng ngực. Sự thông khí ở phổi của lưỡng cư nhờ sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng.
* Có sự khác nhau về tỉ lệ các loại khí O2 và CO2 trong không khí khi hít vào và thở ra vì:
- Khí O2 từ không khí ở phế nang đã khuếch tán vào máu nên lượng O2 trong không khí thở ra bị giảm.
- Khí CO2 từ máu khuếc tán vào phế nang làm tăng lượng CO2 trong không khí thở ra.
1. Da của giun đất có thể đảm nhận sự trao đổi khí vì :
+ Da của giun đất luôn luôn ẩm ướt.
+ Dưới lớp da có mao mạch và có sắc tố hô hấp.