Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1:
trong một gia đình nọ, có hai anh em. người em gái tên là Kiều Phương nhung người anh hay gọi cô là "mèo" bởi vì mặt cô lúc nào cũng lem nhem. mèo rất thích lục lọi các đồ vật trong nhà và có một năng khiếu vẽ đặc biệt. sau một thời gian theo dõi, nhất là khi nghe chú Tiến Lê khen em gái mình là một thiên tài hội họa, người anh đã rơi vào trạng thái mặc cảm. trạng thái này đã khiến cho người anh thường xuyên gắt gỏng với mèo mặc dù cô bé chẳng có tội tình gì. nhưng thật bất ngờ, bức tranh đạt giải Nhất Quốc tế của Kiều Phương lại là bức tranh vẽ về người anh thân yêu của mình. trước bức tranh của em, người anh đã nhận ra tấm lòng của em và cảm thấy xấu hổ và hối hận về những gì mình đã làm.
Câu 2:
người anh từng có lúc quá khắt khe với em, thậm chí đố kị, tự ái. nhưng cậu vẫn nhận ra được năng khiếu của em và sụ bất tài của mình. sự giận dỗi của cậu cũng rất trẻ con: "nó lao vào ôm cổ tôi, nhưng tôi viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra". vấn đề là khi chứng kiến tấm lòng nhân hậu của em gái thể hiện trong bức tranh, cậu bé đã thức tỉnh, nhận ra hạn chế và lỗi lầm để trong sáng, cao đẹp hơn. người anh là một người tốt.
Câu 3: nhân vật Kiều Phương, qua lời kể của người anh, là một cô bé đẹp đẽ, nhân hậu và rất gần gũi:
-là một cô bé nghịch ngợm, vô tư. biệt danh Mèo cũng cho thấy được vẻ đáng yêu đó (cô bé không những vui vẻ chấp nhận mà còn để xưng hô với bạn bè). ta có thể thấy hình ảnh của Kiều Phương - Mèo rât nhiều trong cuộc sống.
- có năng khiếu và say mê với công việc mình thích (mặc dù với người khác thì niềm say mê, lục lọi, bôi vẽ,... là một điều phiền toái)
- tuy nhiên, phẩm chất nổi bật hơn cả là tấm lòng nhân hậu, trong sáng: mặc dù bị anh đối xử nghiêm khắc một cách thái quá nhưng đối với cô bé "anh trai tôi" vẫn là người thân nhất, đẹp đẽ nhất.
Câu 4:
nhân vật chính trong truyện là người anh. thực ra, sẽ có ý kiến cho rằng truyện có hai nhân vật chính là người em và người anh. ý kiến này không phải không có lý. tuy nhiên, nhân vật người anh có vai trò quan trọng hơn vì chủ ý của tác phẩm là nói về sự thức tỉnh của người anh. chân dung của người em cũng hiện lên qua lời kể của nguời anh. bới thế, nói thế này sẽ hợp lý hơn: người anh là nhân vật trung tâm của tác phẩm, còn người em là nhân vật chính.
Câu 5:
khi xem tranh của em gái, cậu bé hai lần bị bất ngờ liên tiếp: bất ngờ thứ nhất: nhân vật chính trong bức tranh là một cậu bé đẹp đẽ đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời xanh. mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa; bất ngờ thứ hai: cậu bé ấy chẳng phải ai khác chính là tôi! vì thế, khi mẹ hỏi, cậu bé giật sững người. sau phút giây giật sững ấy, tâm lí cậu bé diễn ra hết sức phức tạp nhưng lại rất hợp lí. trước hết, cậu ngỡ ngàng (vì không tin nhân vật chính của bức tranh kia lại chình là mình.); tiếp đến, cậu hãnh diện (vì trong bức tranh kia, hình sảnh của cậu sao mà đẹp thế); cuối cùng, cậu thấy xấu hổ (vì hai lẽ: chẳng lẽ cậu lại hoàn hảo vậy ử? hình ảnh của cậu đẹp đẽ vì tấm lòng của người em quá đỗi nhân hậu và trong sáng). đây cũng là lí do giúp ta hiểu, mặc dù cậu bé không trả lời mẹ nhưng thực ra dòng suy nghĩ của cậu đã trả lời tất cả.
Sau khi đọc đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng điều em cảm nhận được sâu sắc nhất đó là tình mẫu tử thiêng liêng mà hai mẹ con cậu bé Hồng dành cho nhau. Tình cảm đó có thể vượt qua mọi rắp tâm tanh bẩn, mọi định kiến của xã hội để trở nên sâu sắc và bền chặt. Đồng thời qua đoạn trích em cũng thấy được vai trò của người mẹ trong cuộc sống của đứa trẻ quan trọng đến nhường nào. Ngôn từ giản dị, lời văn trong sáng, giọng điệu tình cảm, da diết. Đây thật sự là văn bản có giá trị để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc.
Đoạn trích “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng đã đem đến cho người đọc nhiều cảm nhận sâu sắc. Cậu bé Hồng hiện lên thật đáng thương. Cha mất sớm, mẹ phải đi làm ăn xa và nguyên một năm không gửi lấy mộ đồng qua hay một lời hỏi thăm. Hồng phải sống với người cô độc ác. Lúc nào, cô của Hồng cũng muốn gieo vào đầu cậu những ý nghĩa xấu xa về mẹ. Dù vậy, Hồng vẫn dành cho mẹ tình yêu tha thiết. Cậu bênh vực người mẹ trước những hủ tục: “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quá vồ lấy ngay mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi”. Lời văn cũng chính là tiếng nói bênh vực dành cho người phụ nữ trong xã hội xưa của nhà văn. Đặc biệt nhất là đoạn miêu tả cảnh Hồng gặp lại. Câu văn khiến chúng ta cảm thấy ấn tượng nhất có lẽ là: “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người miệng, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trên trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”. Từ đó, người đọc nhận ra tầm quan trọng của tình mẫu tử. Có thể khẳng định rằng “Trong lòng mẹ” đã đem đến một bài học lớn về tình cảm gia đình
ns sách ngữ văn 6 mà nó (cái đề) nằm ở trang mấy đi rồi mik giải cho
ok nha!
Đọc đoạn văn sau:
Một hôm, qua một vùng cỏ xước xanh dài, tôi chợt nghe tiếng khóc tỉ tê. Đi vài bước nữa, tôi gặp chị Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá cuội.
Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phấn, như mới lột. Chị mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn. Hình như cánh yếu quá, chưa quen mở, mà cho dù có khỏe cũng chẳng bay được xa. Tôi đến gần, chị Nhà Trò vẫn khóc. Nức nở mãi, chị mới kể:
– Năm trước, khi gặp trời làm đói kém, mẹ em phải vay lương ăn của bọn nhện. Sau đấy, không may mẹ em mất đi, còn lại thui thủi có mình em. Mà em ốm yếu, kiếm bữa cũng chẳng đủ. Bao năm nghèo túng vẫn hoàn nghèo túng. Mấy bận bọn nhện đã đánh em. Hôm nay bọn chúng chăng tơ ngang đường đe bắt em, vặt chân, vặt cánh ăn thịt em.
Tôi xòe cả hai càng ra, bảo Nhà Trò:
– Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu.
Rồi tôi dắt Nhà Trò đi.
(Trích Dế Mèn phiêu lưu kí – Tô Hoài)
Trả lời câu hỏi:
Câu 1 (0.5 điểm). Đoạn trích trên kể lại sự việc gì?
Câu 2 (1.0 điểm). Tìm những chi tiết trong đoạn văn trên cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt? Hình ảnh chị nhà trò có nét tương đồng với nhân vật nào em từng biết trong truyện?
Câu 3 (1.5 điểm). Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe dọa như thế nào? Em có đồng tình với hành động của bọn nhện không? Hãy viết đoạn 5 – 7 câu lý giải cho quan điểm của mình.
Câu 4 (1.0 điểm). Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn? Dế Mèn trong đoạn văn này đã có sự thay đổi như thế nào so với Dế Mèn trong đoạn văn em được học?
Câu 5 (1.0 điểm). Biện pháp tu từ chủ đạo trong đoạn văn trên là gì? Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó.
PHẦN II. LÀM VĂN (5.0 điểm)
Viết bài văn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
"Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng."
(Trích: Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ)