K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 12 2020

Câu 1: 

 

Kì trung gian

Kì đầu

Kì giữa

Kì sau

Kì cuối

Số NST đơn

0

0

0

4n

2n

Sô NST kép

2n

2n

2n

0

0

28 tháng 12 2020

Câu 2:

– Tính đặc thù của ADN do số lượng, thành phần và đặc biệt là trình tự sắp xếp của các nuclêôtit. Những cách sắp xếp khác nhau của các loại nucleotit tạo nên tính đa dạng của ADN.

– Tính đa dạng và đặc thù của ADN được chi phối chủ yếu do ADN cấu trúc theo nguyên tắc đa phân với 4 loại đơn phân: A, T, G, X.

24 tháng 10 2021

Câu 6: 

- Giảm phân tạo ra giao tử chứa bộ NST đơn bội

- Thụ tinh đã khôi phục bộ NST lưỡng bội

- Duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể

- Tạo nguồn biến dị tổ hợp phong phú cho chọn giống và tiến hóa

24 tháng 10 2021

Câu 4:  Điểm khác nhau giữa NST giới tính và NST thường:

              NST thường                           NST giới tính
Tồn tại thành từng cặp tương đồng, giống nhau ở cả hai giớiCó 1 cặp NST tương đồng: XX và 1 cặp NST không tương đồng: XY khác nhau ở hai giới
Tồn tại với số lượng cặp nhiều trong tế bàoThường tồn tại 1 cặp trong tế bào
Quy định tính trạng thường của tế bào và cơ thể.Quy định tính trạng liên quan tới giới tính.

 

24 tháng 10 2022

 

7:+trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam,nữ xấp xỉ bằng nhau do sự phân li của cặp NST

XY trong phát sinh giao tử ra hai loại tinh trùng mang NST X và Y với tỉ lệ bằng nhau và bằng 1:1

21 tháng 8 2017

a) xác định được tính tội, lặn và quy ước gen

quy ước gen: gen A: lông ngắn, gen a: lông dài

viết sơ đồ lai:

xác định đúng kiểu gen của P: Aa x Aa

viết TLKG(1AA : 2Aa : 1aa) và TL KH (3 ngắn : 1 dài) ở F1 đúng

b) cho chuột lông ngắn lai phân tích:

nếu đời sau 100% chuột lông ngắn -> chuột lông ngắn đem lai là thuần chủng(Kg đồng hợp tử trội AA)

nếu đời sau phân tích theo tỉ lệ 1:1 -> chuột lông ngắn đem lai là ko thuần chủng (KG dị hợp Aa)

c) nếu muốn ngay thế hệ F1 thu đc 100% chuột lông ngắn thì KG của (P) có thể là:

AA x AA hoặc AA x Aa hoặc AA x aa

7 tháng 3 2022

Giải như sit

28 tháng 12 2020

Câu 1:

* Giống nhau:

     - Đều có sự tự nhân đôi của NST.

     - Đều trải qua các kì phân bào tương tự.

     - Đều có sự biến đổi hình thành NST theo chu kì đóng và tháo xoắn.

     - NST đều tập trung trên mặt phẳng xích đạo ở kì giữa.

     - Đều là cơ chế sinh học đảm bảo ổn định vật chất di truyền qua các thế hệ.

* Khác nhau:

Nguyên phân                                                          Giảm phân

- Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai.

- Chỉ 1 lần phân bào.

- Mỗi NST tương đồng nhân đôi thành 2 NST kép gồm hai crômatit.

- Kì đầu không xảy ra trao đổi chéo giữa hai crômatit cùng nguồn gốc.

- Kì giữa các NST tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.

- Xảy ra ở tế bào sinh dục khi chín.

- Gồm 2 lần phân bào liên tiếp.

- Mỗi NST nhân đôi thành một cặp NST tương đồng kép gồm 4 crômatit.

- Kì đầu I xảy ra hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo giữa hai crômatit khác nguồn gốc.

- Kì giữa I các NST tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo.

Kì sau, crômatit trong từng cặp NST tương đồng kép tách thành 2 NST đơn phân li về hai cực tế bào.Kì sau I các NST đơn ở trạng thái kép trong từng cặp NST tương đồng phân li để tạo ra các tế bào con có bộ NST đơn ở trạng thái kép, khác nhau về nguồn gốc.
Kì cuối: Hình thành 2 tế bào con giống nhau và giống hệt mẹ (2n NST).

- Kì cuối I: Hình thành hai tế bào con có bộ NST n kép.

- Kì cuối II tạo ra 4 tế bào con chứa bộ NST n.

Ý nghĩa:

- Là kết quả phân hóa để hình thành nên các tế bào sinh dưỡng khác nhau.

- Duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

Ý nghĩa:

- Hình thành nên nhiều loại giao tử khác nhau.

- Các giao tử chứa bộ NST n qua thụ tinh sẽ khôi phục lại bộ 2n của loài.

- Là cơ sở tạo ra biến dị tổ hợp, làm phong phú đa dạng cho sinh giới.

28 tháng 12 2020

Câu 2:

Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân

+ Kì đầu: NST bắt đầu co xoắn. Màng nhân và nhân con biến mất. Trung tử và thoi phân bào xuất hiện. Thoi phân bào đính vào 2 phía của tâm động.

+ Kì giữa: NST co xoắn cực đại và xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

+ Kì sau: 2 cromatit trong từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn và đi về hai cực của tế bào.

+ Kì cuối: NST duỗi xoắn, nằm trong 2 nhân mới. Tế bào hình thành eo thắt để phân chia tế bào chất.

 

14 tháng 8 2021

1. So sánh NST thường và NST giới tính.

 Giống: -Thành phần cấu tạo nên NST là ADN và Protein loại Híton.

-Có tính đặc trưng theo loài

-Luôn tồn tại thành cặp tương đồng( trừ cặp XY) -Mang gen qui định tình trạng của cơ thể

- Có hiện tượng nhân đôi, đóng xoắn, tháo xoắn, sắp xếp trên mặt phẳng của thoi phân bào, phân li về 2 cực tế bào vào các kì.

Khác nhau:

nst thườngnst giới tính
tồn tại thành cặp tương đồngchỉ cặp XX tồn tại ở dạng tương đồng
Giống nhau ở cá thể đực và cáikhác nhau ở cá thể đực và cái
Không qui định giới tình . Mang gen qui định tính trạng thường không liên quan đến giới tính.Qui định giới tính . Qui định tính trang liên quan giới tính
Có nhiều cặp trong tế bào lưỡng bộiCó 1 cặp trong tế bào lưỡng bội

3. Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân

Kì đầu: NST bắt đầu co xoắn. Màng nhân và nhân con biến mất. Trung tử và thoi phân bào xuất hiện. Thoi phân bào đính vào 2 phía của tâm động.Kì giữa: NST co xoắn cực đại và xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.Kì sau: 2 cromatit trong từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn và đi về hai cực của tế bào.Kì cuối: NST duỗi xoắn, nằm trong 2 nhân mới. Tế bào hình thành eo thắt để phân chia tế bào chất.

 4. Điền thông số NST, tâm động, cromatit qua các kì nguyên phân. 

 
Kì trung gianKì đầuKì giữaKì sauKì cuối
Số NST đơn0004n2n
Sô NST kép2n2n2n00
Số crômatit4n4n4n00
Số tâm động2n2n2n4n2n

 5. Tại sao quá trình nguyên phân tạo ra 2 tế bào con giống hệt nhau và giống mẹ

 Nhân đôi AND  dẫn tới nhân đôi NST

- Sự phân ly đồng đều của các NST đơn trong NST kép về 2 tế bào con.

 

 

 

 

29 tháng 11 2021

tham khảo:

Nguyên tắc bổ sung là nguyên tắc cặp đôi giữa nuclêôtit trên mạch kép phân tử ADN trong đó A của mạch này có kích thước lớn bổ sung với T của mạch kia có kích thước bé, liên kết với nhau bằng 2 liên kết Hiđrô, G của mạch này có kích thước lớn bổ sung với X của mạch kia có kích thước bé, liên kết với nhau bằng 3 liên kết Hiđrô và ngược lại

 

Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong quá trình truyền đạt thông tin di truyền từ gen tới Protein ở hai cơ chế: Cơ chế tổng hợp ARN và cơ chế tổng hợp Protein.- Trong cơ chế tổng hợp ARN: Các nucleotit trên mạch khuôn của gen liên kết với các nucleotit trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung: A – U; T – A : G – X ; X – G .- Trong cơ chế tổng hợp Protein: Các bộ ba nucleotit trên mARN liên kết bổ sung với bộ ba nucleotit trên tARN theo nguyên tắc bổ sung:A – U ; U – A ; G – X ; X – G . 

Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong quá trình truyền đạt thông tin di truyề từ tế bào này sang thế bào khác qua cơ chế tự nhân đôi ADN: Các nucleotit trên mỗi mạch đơn của ADN liên kết với các nucleotit trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung A –T ; G – X và ngược lại .

 

29 tháng 11 2021

b)

*Mối quan hệ gen và mARN, mARN và protein

- Trình tự các nuclêôtit trong mạch mARN phụ thuộc vào trình tự của  các nuclêôtit trong mạch khuôn ADN

- Trình tự sắp xếp các axit amin trong protein phụ thuộc vào trình tự của các nuclêôtit

 

*Ý nghĩa cơ chế tổng hợp ADN: Là cơ sở cho nhiễm sắc thể tự nhân đôi; đảm bảo tính ổn định về vật liệu di truyền giữa các thế hệ tế bào.

 

*Ý nghĩa cơ chế tổng hợp ARN: Giúp truyền đạt thông tin về cấu trúc protein cần tổng hợp từ nhân ra tế bào chất

 

1 tháng 9 2016

Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm trên đậu Hà Lan như thế nào?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:

Menđen giải thích kết quả thí nghiệm trên đậu Hà Lan bằng sự phân li và tổ hợp của cặp gen quy định cặp tính trạng thông qua các quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh.

1 tháng 9 2016

2.Định luật phân li độc lập 

Bằng thí nghiệm lai hai cặp tính trạng theo phương pháp phân tích thế hệ lai, Mendel đã phát hiện ra sự di truyền độc lập của các cặp tính trạng. 

Khi lai hai bố một khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản di truyền độc lập thì F2 có tỉ lệ kiểu hình bằng tích các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó. 

Chính sự phân li độc lập của các cặp tính trạng đã đưa đến sự tổ hợp lại các tính trạng của P, làm xuất hiện những kiểu hình khác P, kiểu hình này được gọi là biến dị tổ hợp 

Mendel đã giải thích sự phân li độc lập của các cặp tính trạng bằng quy luật phân li độc lập. Nội dung là: "Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử". 

Sự phân li độc lập của các cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp tự do của chúng trong quá trình thụ tinh là cơ chế chủ yếu tạo nên các biến dị tổ hợp có ý nghĩa quan trọng đối với chọn giống và tiến hóa.