K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1. Nội dung bài học của bài "Con cò" :

Khai thác hình tượng con cò trong những câu hát ru, bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc sống của con người.

2. Nội dung bài học của bài "Mùa xân nho nhỏ" :

Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng tha thiếtyêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thànhcủa nhà thơ được cống hiến cho đất nước; góp một “mùa xuân nhonhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.

3. Nội dung bài học của "Viếng Lăng Bác" :

Niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, niềm tự hào, đau xótcủa nhà thơ từ miền Namvừa được giải phóng ra thăm lăng Bác.

4. Nội dung bài học của bài "Nói Với Con" :

Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyềnthống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc. Bài thơ giúp ta hiểuthêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi , gợi nhắc tình cảmgắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.

5. Nội dung bài học của bài "Bến Quê" :

Qua cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật Nhĩ, truyện Bến quê gửi gắm những suy nghĩ, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, thức tỉnh mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi của gia đình, quê hương.

6. Nội dung bài học của bài "Những ngôi sao xa xôi" :

Truyện "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng,mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưngrất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đườngTrường Sơn. Đó chính là hình ảnh đẹp, tiêu biểu về thế hệ trẻ Việt Nam trongthời kì kháng chiến chống Mĩ.

kcj chúc bạn thi tốt nhé !!

19 tháng 2 2021

Bài thơ nào,cho cái name

19 tháng 2 2021

K có bài thơ , tại hạ k thể ngờ đc bc đi này của tiên sinh '-')

21 tháng 12 2017

░███████████▀▀▀░░░░▀█████████████ ░▐███████▀▀░░░░░░░░░░░▐███████████▌ ░▐███▀░░░░░░░░░░░░░░░░▐████████████ ░░░█░░░░░░▓░░░░░░░░░░░░▀███████████ ░░░█░▓▓░▓▓░█▄░░░░░░░░░░░░▀█████▀░▄░▌ ░░░█░░▄█▌▓▄████████▄░░░░░░████▀░▀░▀▄▌ ░░░▐▄██░▓▓░░░░░▀▀▀▀█░░░░░░███░░░▄░░░▌ ░░░██▀▄▄▒░░░░▄███▄▓▓▓░░░░░░▀░░░▀░░▐▌▌ ░░░█▀▄▄▄█▓▌▓░▀░░░░▓░░░░░░░░░░░░░█░░▐░ ░░░▐▄█▀▀░▀▌░░░▓▓▓░░░░░░░░░░░░░░▐▄░▌░▌ ░░░░▄▀░░▄▀▌░░░░░░░░░░░░░░░░░░░░░░░░█ ░░░▄▀░░█░█░░░░▀▀▀▀▄░░░░░░░░░░░░░█▀█ ░░░█░░▐░▌░▄░▄▀▄▐░░░█▄░░▌░░░░░░░▐░█ ░░░▀▄░░░▀▀░░░░░░░░░░▐▐░▐░░░░░░░▐░█ ░░░░▀▄░▌░░░▒▒▒▄▄▀▀▀▄▐▐░▐░░░░░░░░▌█ ░░░░░▀▄▐░░▄▀▀▀░▄▄▄██▐▐░▌░░░░░░░░▌▌ ░░░░░░▀▄█░▀████████▀▌▌▐▐▌░░░░░░░▌▌ ░░░░░░░▀▄▀█▄██▀▀░▄▄▀░▌▌░░░░░░░░█░▌ ░░░░░░░░▀▄░▌█▄▄▀▀░░░▐▐░░░░░░░░█░░█ ░░░░░░░░░░▌░░░░░░░░░░░░░░░░░░█░░░░▌ ░░░░░░░░░░▐░░░░░░░░░▄░░░░░░░░░░░░░▐▄ ░░░░░░░░░░▐▄░░░░░▄▄▀░░░░░░░░░░░░░

21 tháng 12 2017

oi troi oi

27 tháng 3 2022

Ý nghĩa :

Nhan đề “Sang thu” của Hữu Thỉnh, đơn giản và nhẹ nhàng, ấy nhưng chính nó lại mang theo sự khác biệt. Xuân, hạ, thu, đông, bốn mùa luân chuyển luôn có những dấu hiệu nhắc nhở ta một mùa mới đã về. Ấy nhưng, có lẽ từ hạ chuyển sang thu lại khó nắm bắt nhất. Có lúc vào mùa đã từ lâu, ta mới chợt nhận ra rằng, à thì ra thu đã tới. Nhưng Hữu Thỉnh thì lại khác. Với hai chữ “sang thu” của nhan đề bài thơ, ta đã phần nào nhận ra được một tâm hồn nhạy cảm và tinh tế của tác giả trước thời khắc giao mùa khó nhận rõ ấy. Tại sao nhà thơ đặt là “sang thu” mà không phải là thu sang? Bởi đặt “sang thu”, không chỉ đất trời vào thu mà dường như lòng người cũng vào thu, bước sang một giai đoạn mới. Thiên nhiên và lòng người đồng điệu, cùng hòa nhịp. Và không dừng ở đó, nhan đề còn mang ý nghĩa ẩn dụ: ẩn dụ cho độ tuổi trung niên của con người, tạm biệt tuổi trẻ mùa hạ đầy sôi động và nhiệt huyết, ta vào thu với những lắng sâu nơi tâm hồn. Hữu Thỉnh đã gửi vào trong hai chữ “Sang thu” đầy một tình yêu thiên nhiên và đất nước, đầy những triết lý nhân sinh khiến lòng ta khó quên. Để rồi mỗi lần thấy thu về, lòng ta lại vang lên từng chữ “sang thu” với hương ổi trong gió thật nhẹ, thật êm.

Nội dung :

Sang thu là một bức thông điệp lúc giao mùa. Mùa hạ dần qua, mùa thu tới, khoảnh khắc ấy được diễn tả bằng sự rung cảm tinh tế, sự trải nghiệm sâu sắc của nhà thơ. Mạch cảm xúc xuyên suốt với hai nội dung nổi bật: cảm nhận về thiên nhiên lúc sang thu và suy ngẫm về đời người khi chớm thu.

15 tháng 2 2018

Bố cục: 4 phần, tương ứng với bốn khổ thơ.

- Khổ 1: Cảm xúc của nhà thơ khi đến lăng Bác

- Khổ 2: Cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác

- Khổ 3: Cảm xúc của nhà thơ khi vào trong lăng

- Khổ 4: Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ khi rời xa lăng Bác.

24 tháng 1 2022

Tham Khảo 

“Mùa xuân…Mùa xuân, một mùa xuân nho nhỏ…Lặng lẽ dâng cho đời…” điệp khúc ấy được ngân lên dạt dào biết bao trái tim của những người đang cảm nhận, những người đang sống và làm việc đâu đó trên mảnh đất này. Và phải chăng đó là nguồn cảm hứng lớn của nhà thơ Thanh Hải với tình yêu quê hương, yêu cuộc sống và muốn một lần nữa được dâng hiến cho đời.

Khổ thơ cuối là tiếng hát yêu thương nhà thơ ban tặng cho đất nước và dân tộc, như một sự hiến dâng cuối cùng cho quê hương đất nước:

“Mùa xuân-ta xin hát

Câu Nam ai, Nam bình

Nước non ngàn dặm mình

Nước non ngàn dặm tình

Nhịp phách tiền đất Huế”

Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời, Thanh Hải muốn hát lại hai làn điệu dân ca quen thuộc của quê hương xứ Huế. Có lẽ trong những ngày tháng nằm trên giường bệnh, khi bị tử thần rình rập, nhà thơ lại thấy quê hương của mình đẹp hơn, bản sắc quê hương mình cũng đáng tự hào hơn. Đây cũng là cách để nhà thơ thể hiện tình yêu quê hương, nguồn cội. Đoạn thơ cho ta thấy rõ nhà thơ rất yêu mến quê hương thơ mộng của mình, có lẽ cũng từ đó mà nhà thơ có thể mở rộng tình cảm để yêu mến đất nước, mới có thể cống hiến cả cuộc đời cho nước nhà. Bởi lẽ, chỉ có những người biết yêu thương quê hương xóm làng thì mới có thể mở rộng lòng mình để yêu mến đất nước dân tộc.

Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được viết theo thể thơ năm tiếng, với cấu trúc gồm bảy khổ, mỗi khổ từ bốn đến sáu câu. Những hình ảnh ẩn dụ sáng tạo, biện pháp nhân hóa, điệp ngữ và những từ ngữ tượng hình được sử dụng thành công đã tạo nên nét đặc sắc của bài thơ. Qua đó, ta có thể cảm nhận được cái thi vị trong hồn thơ Thanh Hải.

 

Tình yêu thiên nhiên, sự xúc động trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân cách mạng và khát vọng cống hiến đã được Thanh Hải gửi gắm qua bài thơ “mùa xuân nho nhỏ”. Tuy là tác phẩm được viết không lâu trước khi nhà thơ qua đời nhưng bài thơ vẫn để lại trong lòng bao thế hệ bạn đọc những cảm xúc sâu lắng khó phai mờ. Và, Bài thơ vẫn sẽ tiếp tục trường tồn cùng với những bước đi lên của đất nước, gợi nhắc cho những thế hệ trẻ một cách sống đẹp: góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc, để đất nước ta sẽ mãi tươi đẹp như trong tiết xuân. Thế mới biết, cuộc đời của con người thì có hạn nhưng những giá trị tinh thần mà con người để lại cho đời sau thì có giá trị vĩnh hằng.

24 tháng 1 2022

cả mơn :3