K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1.. Nhóm từ nào sau đây chứa toàn từ ghép đẳng lập ?

A. Học hành, nhà cửa, nhà ăn, đất cát, móc ngoặc. B. Học hành, nhà cửa, đất sét, nhà khách, móc ngoặc.

C. Nhà cửa, làm ăn, đất cát, móc ngoặc, ốm yếu. D. Nhà khách, nhà cửa, đất cát, móc ngoặc, ốm yếu.

2. Nghĩa của các từ láy: lênh khênh, bấp bênh, chênh vênh, lênh đênh. Chúng có đặc điểm chung j?

A. Chỉ sự cao lớn vững vàng. B. Chỉ những j không vững vàng, không chắc chắn.

C. Chỉ vật dễ bị đổ vỡ. D. Chỉ vật nhỏ bé, yếu ớt.

3. Từ bác trong ví dụ nào sau đây được dùng như địa từ xưng hô?

A. Bác được tin rằng / Cháu làm liên lạc. B. Anh Nam là con trai của bác tôi.

C. Người là Cha, là Bác, là Anh. D. Bác ngồi đó lớn mênh mông.

4. Đại từ nào sau đây không cùng loại:

A. Nàng. B. Họ C. Hắn. D. Ai

5. Đại từ ko cùng loại ở câu 4 dùng làm gì?

A. Trỏ người. B. Trỏ vật. C. Hỏi người. D. Hỏi vật.

6. Chữ thiên sau đây không có nghĩa là trời:

A. Thiên lí B. Thiên thư C. Thiên hạ D. Thiên thanh

7. Nhóm từ nào sau đây chứa toàn từ ghéo Hán việt Đẳng lập:

A. Cương trực, hùng vĩ, kiên cố, hữu hiệu, giáo huấn. B. Cương trực, hùng vĩ, kiên cố, hải đăng, giáo huấn.

C. Cương trực, đại lộ, kiên cố, hữu hiệu, giáo huấn. D. Cương trực, hùng vĩ, hoan hỉ, giáo huấn, kiên cố.

 

2

MÌnh cần gấp !!! Nhanh lên nha các bn ha

20 tháng 11 2016

1.C

2.B

3.A

4.D

5.C

6.A

7.C

4 tháng 12 2016

Người ta đi cấy lấy công

Tôi nay đi cy còn trông nhiều bề.

Trông trời, trông đất, trông mây,

Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm,

Trông cho chân cứng đá mềm,

Trời êm, bể lặng mới yên tâm lòng.

- Điệp ngữ trông (9 lần) thể hiện sự lo lắng về ngổn ngang trăm bề cực nhọc vất vả của người làm ra hạt gạo.

- Đi cấy (2 lần) sự khác biệt hành động đi cấy của mình với người khác.

4 tháng 12 2016

Điệp ngữ trong câu thơ này là :

+ Trông

+ Đi

 

31 tháng 10 2016

Nguyễn Khuyến và Bà Huyện Thanh Quan là hai nhà thơ nổi tiếng của xã hội xưa .Hai nhà thơ đều để lại những bài thơ đến bây giờ đang còn lưu truyền trong nhân gian.Trong các bài thơ của Nguyễn Khuyến và Bà Huyện Thanh Quan mình thích nhất là bài thơ "Bạn đến chơi nhà" Và "Qua Đèo Ngang".Cả 2 bài thơ đều kết thúc bằng cụm từ "ta với ta".
Bài thơ "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến kể về tình bạn tri âm tri kỉ,một tình bạn vượt qua mọi lễ nghi
=>Cụm từ "ta với ta" ở đây là nhà thơ Nguyễn Khuyến và bạn của Nguyễn Khuyến=>tuy hai mà một.
Bài thơ "Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan thể hiện tâm sự nhớ nước,thương nhà của một nữ sĩ tha hương trước cảnh đèo núi hoang vu vắng vẻ.
=>Cụm từ "ta với ta" ở đây là nhà thơ trong tâm trạng cô đơn,lẻ loi của tác giả.
Cả hai bài thơ đều là hai tác phẩm văn học đặc sắc trong thơ văn Việt Nam

Cụm từ "ta với ta" ở bài "Qua Đèo Ngang" thể hiện sự cô đơn đến tột độ của tác giả giữa Đèo Ngang hùng vĩ nhưng còn hoang sơ, thấp thoáng sự sống con người. Còn cụm từ "ta với ta" ở bài"Bạn Đến Chơi Nhà" nói lên tình bạn của Nguyễn Khuyến, bạn của ông nói riêng và của tất cả chúng ta nói chung không phải chỉ dựa vào vật chất mà còn dựa vào tình cảm.Qua đó cho nói lên trong tình bạn nếu có được cả tình cảm lẫn vật chất thì là tốt nhất.Nhưng tình cảm vẫn là yếu tố quan trọng nhất để làm nên một tình bạn lâu bền.

 

31 tháng 10 2016

cảm ơn bạn nha!!thanghoa

Dựa vào kiến thức đã học ở bậc tiểu học, hãy xác định quan hệ từ trong các câu dưới đây:(1) Nội dung thơ Xuân Hương toát ra từ đời sống bình dân, hằng ngày và trên đất nước nhà. Xuân Hương nói ngay những cảnh có thực của núi sông ta.(2) Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu.(3)...
Đọc tiếp

Dựa vào kiến thức đã học ở bậc tiểu học, hãy xác định quan hệ từ trong các câu dưới đây:

(1) Nội dung thơ Xuân Hương toát ra từ đời sống bình dân, hằng ngày và trên đất nước nhà. Xuân Hương nói ngay những cảnh có thực của núi sông ta.

(2) Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu.

(3) Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.

(4) Mẹ thường nhân lúc con ngủ mà làm vài việc của riêng mình. Nhưng hôm nay mẹ không tập trung vào việc gì cả.

b) Trả lời các câu hỏi sau:

(1) Các quan hệ từ ở các câu trên liên kết những từ ngữ hay những câu nào với nhau?

(2) Trong bốn ví dụ (1,2,3,4) có sử dụng từ trên đây, ở ví dụ nào, quan hệ từ dùng để biểu thị:

- Quan hệ sở hữu

- Quan hệ nhân quả

- Quan hệ so sánh

- Quan hệ tương phản

3
12 tháng 10 2016

Quan hệ từ:" và"=> liên kết từ

Quan hệ từ: của=> liên kết từ=> quan hệ sở hữu

Quan hệ từ: như=> liên kết nối bổ ngữ với tín từ=> quan hệ so sánh

Quan hệ từ: bởi.....nên=> liên kết nỗi giữa 2 vế của câu ghép=> nguyên nhân dẫ đến kết quả

Quan hệ từ: và, giống ý trên

Quan hệ twfL nhưng=> liên kế câu=> tương phản

Quan hệ từ: mà=> liên kết nỗi 2 cụm từ

Quan hệ từ: của, giống ý trên

5 tháng 10 2016

giúp tôi vớikhocroikhocroikhocroi

29 tháng 9 2016

(3).Từ ấy chỉ việc cưỡi ngựa một mình, chẳng phải vịn ai của vị quan tướng

-Nhờ vào 2 câu trên

-Chức năng ngữ pháp: Làm phụ ngữ cho từ khen

(4)Từ "thế" chỉ lệnh chia đồ chơi của mẹ

-Nhờ vào câu : Hai đứa liệu mà chia đồ chơi ra đi

-Chức năng ngữ pháp : Phụ ngữ của cụm động từ "nghe thấy thế"

29 tháng 9 2016

Từ  "ấy" trỏ việc cưỡi ngựa một mình ,chẳng phải vịnh ai của vị quan tướng.\

Nhờ vào nội dung của văn bản.

Chức năng ngữ pháp : phụ ngữ cho động từ

 

Từ "thế" trỏ  lời người mẹ vừa mới nói .

Nhờ vào nội dung cảu văn bản .

Chức năng ngữ pháp : dùng để trỏ hoạt động , làm phụ ngữ cho cụm từ:" vừa nghe thấy"

13 tháng 9 2018

-giống nhau:

+cả ba từ đăm đăm, mếu máo, liêu xiêu đều có sự hòa phối về âm thanh và đều do hai tiếng tạo thành

-khác nhau:

+đăm đăm:láy hoàn toàn

+mếu máo:láy phụ âm

+liêu xiêu:láy vần

16 tháng 3 2018

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.Bác không chỉ đáng yêu mà còn rất đáng kính bởi Bác là người mang đến tự do cho dân tộc. Ở con người Bác ta còn học tập được nhiều điều đặc biệt đáng học hỏi . Bác Hồ là người giản dị như thế nào chắc mỗi chúng ta đều biết. Trước hết Bác giản dị trong đời sống sinh hoạt. Không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay khi đã là một vị chủ tịch nước trong bữa ăn của Bác cũng rất giản dị: chỉ có vài ba món đơn gián, khi ăn Bác không để rơi vãi, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch sẽ. Trong cách mặc của Bác cũng rất giản dị, phù hợp với hoàn cảnh, với con người Bác. Bộ quần áo ka-ki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên Xô…..là những đồ vật giản dị gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác không hề giống như những vị vua thời phong kiến, không có long bào, không có lầu son gác tía,… mà nơi ở của Bác là ngôi nhà sàn vài ba phòng đơn giản, có vườn cây, ao cá để Bác được lao động sau những giờ làm việc căng thẳng. Trong việc làm Bác cũng thể hiện sự giẳn dị của mình. Việc gì làm được thì Bác không cần ai giúp đỡ nên số người giúp việc cũng ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bác làm việc rất cần cù, cả đời Bác không ngày nào nghỉ ngơi, từ nhũng công việc hàng ngày đến việc cách mạng vì dân vì nước.
Không những vậy trong quân hệ với mọi người Bác cũng rất giản dị. Từ việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến. Trong lần về quê, khi mọi người kéo đến rất đông Bác đã cùng mọi người ngồi trước cửa nhà nói chuyện. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng ta không hề thấy Bác cao sang xa vời mà luôn gần gũi thân thiết. Trong lời nói và bài viết Bác cũng thể hiện sự giản dị của mình bởi Bác muốn mọi người dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo nên Bác đã nói rất giản dị về những điều lớn lao, chân chính như: "Không có gì quý hơn độc lập tự do" hay để kêu gọi tinh thần đoàn kết Bác đã nói :

'' Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết
Thành công thành công đại thành công"
Và rất nhiều những lời nói, bài văn, bài thơ rất giản dị của Bác mà chúng ta có thể biết, sự giản dị của Bác càng làm nổi bật đời sống nội tâm và tôn thêm vẻ đẹp con người Bác. Sự giản dị của Bác là tấm gương mà chúng ta phải học tập và noi theo.

~ Chúc bn học tốt!~

16 tháng 3 2018

Giản dị là một đặc điểm trong lối sống của người Việt Nam. Bác Hồ cũng thích sống giản dị vì Bác mang tâm hồn Việt Nam. Đức tính giản dị của Bác thể hiện ở mọi mặt trong đời sống hàng ngày. Giản dị trong đời sống: bữa cơm đơn giản chỉ có vài ba món, khi ăn xong Bác thu dọn tươm tất gọn gàng. Giản dị trong sinh hoạt: cái nhà sàn đơn giản chỉ có vài ba phòng, từ việc nước đên việc nhà Bác tự làm lấy không cần người giúp việc. Giản dị trong sinh hoạt: Bác hòa đồng với tất cả mọi người. Lời nói của Bác lúc nào cũng ngắn gọn , dễ hiểu nhưng luôn ấm áp. Trong cách ăn mặc cũng vậy. Qua đó, chúng ta thấy Bác sống rất giản dị. Chính vì sự giản dị đó mà Bác luôn được mọi người yêu quý.