Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 57: Vắc xin nhược độc là loại vắc xin:
A. Gây chết mầm bệnh.
B. Làm suy yếu mầm bệnh.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai
Câu 58: Trong các cách sau, người ta dùng cách nào để đưa vắc xin vào cơ thể vật nuôi?
A. Tiêm.
B. Nhỏ.
C. Chủng.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 59: Phát biểu nào dưới đây là không đúng khi nói về tác dụng phòng bệnh của vắc xin?
A. Tiêm vắc xin cho vật nuôi khỏe.
B. Tiêm vắc xin cho vật nuôi lúc nào cũng được.
C. Cơ thể vật nuôi sẽ sản sinh ra kháng thể.
D. Cơ thể vật nuôi có đáp ứng miễn dịch
Câu 60: Cách nào dưới đây đúng để bảo quản vắc xin?
A. Luôn giữ vắc xin ở nhiệt độ thấp nhất có thể.
B. Để vắc xin chỗ nóng.
C. Tránh ánh sắng mặt trời.
D. Để nơi có độ ẩm thấp.
Câu 61: Phát biểu sai khi nói về điều cần chú ý khi sử dụng vắc xin là:
A. Hiệu lực của thuốc giảm khi vật nuôi bị ốm.
B. Vắc xin còn thừa phải xử lí theo quy định.
C. Sau khi tiêm phải theo dõi sức khỏe vật nuôi 1 – 2 giờ tiếp theo.
D. Dùng vắc xin cho vật nuôi khỏe.
Câu 62: Phát biểu nào sau đây không đúng khi vật nuôi bị bệnh?
A. Rối loạn chức năng sinh lý trong cơ thể.
B. Giảm khả năng thích nghi với ngoại cảnh.
C. Giảm khả năng sản xuất.
D. Tăng giá trị kinh tế.
Câu 63: Khi bị nhiễm lạnh, lợn con sẽ có triệu chứng gì nổi bật?
A. Lông trắng bệch.
B. Đi ngoài phân trắng.
C. Bỏ ăn uống.
D. Sụt cân nhanh chóng.
Câu 64: Yếu tố nào dưới đây là nguyên nhân gây bệnh bên trong?
A. Di truyền.
B. Kí sinh trùng.
C. Vi rút.
D. Tất cả đều đúng
Câu 65: Các bệnh lây lan nhanh thành dịch, làm chết nhiều vật nuôi thường có nguyên nhân từ:
A. Cơ học.
B. Vi sinh vật.
C. Di truyền.
D. Hóa học.
Câu 66: Khi vật nuôi mắc bệnh chữa trị không hết, phương pháp xử lý nào dưới đây chính xác nhất?
A. Cách ly vật nuôi theo dõi thêm.
B. Bán ngay khi có thể.
C. Báo ngay cho cán bộ thú y đến khám.
D. Vệ sinh môi trường sạch sẽ.
Câu 67: Biện pháp nào dưới đây không đúng khi phòng, trị bệnh cho vật nuôi?
A. Bán hoặc mổ thịt vật nuôi ốm.
B. Tiêm phòng đầy đủ vắc xin.
C. Vệ sinh môi trường sạch sẽ.
D. Cách li vật nuôi bị bệnh với vật nuôi khỏe.
Câu 68: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của sự phát triển cơ thể vật nuôi non?
A. Sự điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh.
B. Chức năng hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh.
C. Chức năng sinh sản hoàn chỉnh.
D. Chức năng miễn dịch chưa tốt.
Câu 69: Phương pháp nào dưới đây không phù hợp với nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi non?
A. Nuôi vật nuôi mẹ tốt.
B. Kiểm tra năng suất thường xuyên.
C. Giữ ấm cơ thể.
D. Giữ vệ sinh, phòng bệnh cho vật nuôi non.
Nên tiêm vắc xin cho vật nuôi khi sức khoẻ vật nuôi như thế nào?
- Nên tiêm vắc xin cho vật nuôi khi vật nuôi khỏe mạnh.
Tiêm vật nuôi để phòng hay chữa bệnh?
- Tiêm vắc xin phòng bệnh nhiều hơn chữa bệnh.
Nêu các nguyên nhân gây bệnh ở vật nuôi.
Có hai nguyên nhân gây bệnh cho vật nuôi:
Yếu tố bên trong: di truyền.Vd: bạch tạng,...
Yếu tố bên ngoài: cơ học, lí học, hóa học sinh học: chấn thương,...
1 Vắc xin là
Các chế phẩm sinh học dùng để phòng bệnh truyền nhiễm được gọi là vắc xin. Vắc xin được chế từ chính mầm bệnh (vi khuẩn hoặc virut) gây bệnh mà ta muốn phòng ngừa. Có 2 loại vắc xin là vắc xin nhược độc và vắc xin chết.
Ví dụ: Vắc xin dịch tả lợn được chế từ virut gây bệnh dịch tả lợn.
2Vắc xin giúp cho cơ thể vật nuôi có khả năng miễn dịch. Khi đưa vắc-xin vào cơ thể vật nuôi khỏe mạnh, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách sản sinh ra kháng thể chống lại sự xâm nhiễm của mầm bệnh tương ứng. Khi bị mầm bệnh xâm nhập lại, cơ thể vật nuôi có khả năng tiêu diệt mầm bệnh.
3
Khi sử dụng vắc xin cần chú ý:
+ Phải tuân theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc.
+ Vắc xin đã pha phải dùng ngay.
+ Sau khi dùng vắc-xin còn thừa phải xử lí theo đúng qui định.
+ Sau khi được tiêm vắc-xin từ 2 đến 3 tuần, vật nuôi sẽ tạo được miễn dịch.
+ Sau khi tiêm vắc-xin phải theo dõi sức khỏe vật nuôi 2 đến 3 giờ tiếp theo. Nếu thấy vật nuôi có dị ứng (phản ứng thuốc) phải dùng thuốc chống dị ứng hoặc báo cho cán bộ thú y để giải quyết kịp thời.
Trả lời:
1. Vaccine (hay còn gọi là vắc-xin) là chế phẩm có tính kháng nguyên có nguồn gốc từ vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật có cấu trúc kháng nguyên giống vi sinh vật gây bệnh, đã được bào chế đảm bảo độ an toàn cần thiết, làm cho cơ thể tự tạo ra tình trạng miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh.
Vacxin chứa các phiên bản suy yếu của virus hay phiên bản gần giống như virus (được gọi là kháng nguyên). Điều này chứng tỏ các kháng nguyên không thể tạo ra các dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh, nhưng chúng kích thích hệ thống miễn dịch tạo ra các kháng thể. Những kháng thể này sẽ bảo vệ cơ thể khi tiếp xúc với các virus trong tương lai.
VD: các loại vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm như: Lép tô, Suyễn, E.coli, viêm phổi màng phổi…
2. Khi đưa vắc-xin vào cơ thể vật nuôi khỏe mạnh, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng càch sản sinh ra kháng thể chống lại sự xâm nhiễm của mầm bệnh tương ứng . Khi bị mầm bệnh xâm nhập lại, cơ thể vật nuôi có khả năng tiêu diệt mầm bệnh , vật nuôi không bị mắc bệnh gọi là vật nuôi đã có khả năng miễn dịch
3.Khi đưa vắc-xin vào cơ thể vật nuôi khỏe mạnh, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng càch sản sinh ra kháng thể chống lại sự xâm nhiễm của mầm bệnh tương ứng . Khi bị mầm bệnh xâm nhập lại, cơ thể vật nuôi có khả năng tiêu diệt mầm bệnh , vật nuôi không bị mắc bệnh gọi là vật nuôi đã có khả năng miễn dịch
- Vắc xin là chế phẩm sinh học, được chế từ chính mầm bệnh gây ra bệnh mà ta muốn phòng ngừa.
- Cách bảo quản:
+ Giữ vắc-xin đúng nhiệt độ theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc.
+ Không để vắc xin ở chỗ nóng và chỗ có ánh sáng mặt trời.
- Cách sử dụng:
+ Tuân theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc.
+ Vắc xin đã pha phải dùng ngay. Sau khi dùng vắc-xin còn thừa phải xử lí theo đúng qui định.
+ Sau khi được tiêm vắc-xin từ 2 đến 3 tuẩn, vật nuôi sẽ tạo được miễn dịch.
+ Sau khi tiêm vắc-xin phải theo dõi sức khỏe vật nuôi 2 đến 3 giờ tiếp theo. Nếu thấy vật nuôi có dị ứng (phản ứng thuốc) phải dùng thuốc chống dị ứng hoặc báo cho cán bộ thú y để giải quyết kịp thời.
- So sánh vắc xin chết và vắc xin nhược độc:
+ Vắc xin nhược độc: Mầm bệnh bị yếu đi.
+ Vắc xin chết: Mầm bệnh bị giết chết.
- Chăm sóc chu đáo cho từng loại vật nuôi
- Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin.
- Cho vật nuôi ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng.
- Vệ sinh môi trường sạch sẽ ( thức ăn, nước uống, chuồng trại).
- Báo ngay cho cán bộ thú y đến khám và điều trị khi có triệu chứng bệnh, dịch bệnh ở vật nuôi.
- Cách ly vật nuôi bị bệnh với vật nuôi khỏe.
bay e vs nha mn. sap thi r xin cac anh chi giup