Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp mà em yêu thích: Cảnh gì? ở đâu? Em đến vào dịp nào? (Một buổi sáng đẹp trời, tôi rảo bước trên đường làng quen thuộc và ngắm nhìn cánh đồng lúa chín vàng rộng mênh mông).
Thân bài:
a) Tả bao quát:
Màu sắc. mùi vị chung của toàn cảnh (rộng, hẹp...) như thế nào? (Buổi không khí trong lành, mát mẻ. Mùi lúa chín thơm ngào ngạt làm tôi sảng khoái hẳn lên. Lúa trải dài mênh mông như tấm lụa vàng...).
b) Tả chi tiết:
- Cảnh miêu tả cụ thể qua không gian, thời gian, màu sắc, hương vị...( Những thửa ruộng nối tiếp nhau. Giữa cánh đồng là những con kênh dẫn nước, lúa chín vàng, hạt nào hạt nấy căng tròn, mình chắc mẩy...).
- Sinh hoạt của con người trong cánh (Các bác nông dân ra đồng sớm. Trên vai quang gánh, tay cầm liềm... Các bác vừa đi vừa trò chuyện vui vẻ, bắt đầu một ngày làm việc mới).
Kết bài: Cảm nghĩ của em đối với cảnh đẹp đã tả (yêu mến, nhiều kỉ niệm. gắn bó, mong có dịp trở lại...); (Đứng giữa cánh đồng như đứng giữa một khu rừng thu nhỏ, hứa hẹn một mùa bội thu).
Chúc bn hok tốt!
Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp mà em yêu thích: Cảnh gì? ở đâu? Em đến vào dịp nào? (Một buổi sáng đẹp trời, tôi rảo bước trên đường làng quen thuộc và ngắm nhìn cánh đồng lúa chín vàng rộng mênh mông).
Thân bài:
a) Tả bao quát:
Màu sắc. mùi vị chung của toàn cảnh (rộng, hẹp...) như thế nào? (Buổi không khí trong lành, mát mẻ. Mùi lúa chín thơm ngào ngạt làm tôi sảng khoái hẳn lên. Lúa trải dài mênh mông như tấm lụa vàng...).
b) Tả chi tiết:
- Cảnh miêu tả cụ thể qua không gian, thời gian, màu sắc, hương vị...( Những thửa ruộng nối tiếp nhau. Giữa cánh đồng là những con kênh dẫn nước, lúa chín vàng, hạt nào hạt nấy căng tròn, mình chắc mẩy...).
- Sinh hoạt của con người trong cánh (Các bác nông dân ra đồng sớm. Trên vai quang gánh, tay cầm liềm... Các bác vừa đi vừa trò chuyện vui vẻ, bắt đầu một ngày làm việc mới).
Kết bài: Cảm nghĩ của em đối với cảnh đẹp đã tả (yêu mến, nhiều kỉ niệm. gắn bó, mong có dịp trở lại...); (Đứng giữa cánh đồng như đứng giữa một khu rừng thu nhỏ, hứa hẹn một mùa bội thu).
Mở bài:
+ Giới thiệu cảnh đẹp mà mình đã đến trong dịp hè.
+ Cảnh đẹp đó là cảnh đẹp nào? ở đâu? Có phải danh lam thắng cảnh hay là cảnh đẹp quê hương bình dị?
Thân bài:
+ Tả bao quát về cảnh đẹp đó.
- Vị trí: ở đâu (biển, rừng, cánh đồng...), vùng đất ấy có điểm gì nổi bật? Có thuận lợi cho việc đi lại hay không?
- Cảm nhận khái quát về nơi đó.
+ Tả chi tiết về cảnh đẹp.
- Phong cảnh có đặc điểm gì nổi bật, khác với nơi khác?
- Miêu tả cảnh đẹp từ xa đến gần, từ bao quát đến cụ thể, chi tiết.
- Miêu tả theo thứ tự xuất hiện của cảnh vật từ ngoài vào trong.
- Sự biến đổi của cảnh sắc thiên nhiên về hình dáng, màu sắc nếu có...
+ Những kỉ niệm của em tại vùng đất nơi có cảnh đẹp đó -> Tình cảm với quê hương.
Kết bài:
+ Suy nghĩ, cảm nhận của em về cảnh đẹp đó.
+ Mong ước có dịp được đến thăm lại cảnh đẹp này.
+ Suy nghĩ, trách nhiệm của bản thân với việc giữ gìn và phát huy những giá trị của cảnh đẹp đất nước.
Tk cho mn nha~
1. Mở bài
– Em là người ít bạn và chỉ có một số người bạn thân.
– Trong học tập cũng như trong cuộc sống em rất thân với bạn… Bạn ấy là người giúp đỡ em rất nhiều, chúng em đã chơi thân với nhau từ khi còn nhỏ.
2. Thân bài
– Ngoại hình
+ Dáng người tròn, chân tay săn chắc, bạn ấy lùn hơn em.
+ Mái tóc cắt ngắn, khuôn mặt thì bầu bĩnh nhìn rất dễ thương.
+ Đôi mắt sáng, thể hiện bạn ấy thông minh.
+ Vầng trán cao.
+ Bạn rất rất hay cười, khi cười để lộ hàm răng trắng tinh, nụ cười rất duyên.
– Tính nết, sở trường
+ Hiền lành và dễ mến với người khác, giúp đỡ bạn bè. Khi có bạn cần giúp việc gì, đều tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em.
+ Trong học tập bạn ấy rất siêng năng, hăng hái phát biểu ý kiến, chăm chỉ học tập. Khi chơi nhiệt tình và thoải mái với bạn bè.
+ Người bạn thân của em giỏi Toán nhất lớp. Bạn rất thích sưu tầm và tập giải những bài Toán khó. Có những khi gặp bài quá khó, bạn ấy hướng dẫn em giải toán và giải thích cho em hiểu.
+ Đá bóng rất giỏi, bạn ấy là chân sút số một của đội bóng.
+ Là người tổ chức những trò chơi vui vẻ, hay kể những câu chuyện cười làm mọi người thích thú.
+ Tích cực tham gia các hoạt động của lớp và trường như văn nghệ, hội thể dục thể thao.
– Kỉ niệm sâu sắc trong tình bạn
Bạn ấy giúp em tập bơi, khắc phục tật sợ nước với em và giúp em bơi rất giỏi. Chính bạn ấy là người luôn giúp đỡ em trong học tập cũng như cuộc sống.
3. Kết bài
– Tình cảm của em và bạn ấy sẽ luôn vững bền cho dù sau này hai đứa có học khác lớp.
– Vun đắp và trân trọng tình bạn bè, mong tình cảm mãi mãi bền chặt.
Tk cho mn nha~
Học tốt >-<
B3:
Mùa xuân về ngập tràn sắc mai vàng thanh nhã, sắc cúc vàng rực rỡ, hay sắc ly kiêu hãnh.... Nhưng đặc trưng nhất của ngày Tết miền Bắc là sắc đào đỏ với nhiều niềm may mắn...kèm những lời chúc tết cực kỳ ý nghĩa trong dịp tết nguyên đán.
Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong gia đình tôi lại có một cây đào. Được cắt tỉa gọn gàng nên cây đào có hình chóp trông như một cái nón rất đẹp mắt. Đào được trồng trong một cái chậu cành rất to và trang trí nhiều hoa văn. Vẻ đẹp của cây đào như được tôn thêm nhờ vẻ đẹp của cái chậu cảnh ấy. Cây đào cao ngang đầu tôi nên thỉnh thoảng đứng gần, tôi thủ thỉ bên tai đào như hai người bạn. Thân cây nhỏ nhưng cứng cáp, mặc một cái áo gilê màu nâu sậm. Từ thân ấy đâm ra không biết bao nhiêu cánh tay tí hon. Những cành nhỏ vươn ra như khoe những nụ đào chúm chím, còn đang e ấp. Từng ngày trôi qua, những nụ hoa ấy cũng khẽ cựa mình khoe sắc thắm, khoe những cánh hoa màu hồng mềm mại, mỏng manh. Khi những cánh hoa xoè rộng, nhị vàng bên trong hé mình nhìn ngắm bên ngoài. Xen lẫn với nụ hoa là những mầm xanh nhú lộc nhưng có khi đã bật mình thành những chiếc lá xanh. Để thêm phân hấp dẫn, bố con tôi còn quàng lên mình cây đào những chòm đèn xanh đỏ nhấp nháy. Buổi tối, khi bật đèn nhìn cây đào càng thêm phần rực rỡ, kiêu sa.....
Cây đào dường như trở thành tâm điểm của sư chú ý. Cả gia đình tôi ai cũng thích cây đào. Không chỉ vì nó mang đến không khí ngày Tết mà còn là nhịp cầu nối mọi người gần nhau hơn. Thỉnh thoảng, cả gia đình tôi lại quây quần bên nhau ngắm hoa đào và thưởng thức những ngụm trà ấm nóng. Đó là khoảnh khắc đặc biệt quí giá với gia đình tôi.
Tết đến xuân về, muôn hoa khoe sắc. Nhưng như đã trở thành truyền thống, hoa đào là biểu tượng mùa xuân miền Bắc và của cả nước ta. Nhìn hoa đào, ta biết mùa xuân đã đến. Những đứa con xa nhà lại chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu.
~Hok tốt~
B4:
Mùa hè, thứ đẹp nhất là những cây phượng vĩ và tiếng ve. Suốt năm học, hàng phượng vĩ đứng trầm ngâm, dang rộng vòng tay che mát con đường đi vào trường. Và đến mùa hè, những cây phượng vĩ khoe vẽ đẹp rực rỡ của mình với những chú ve đang hòa mình vào một dàn đồng ca mùa hạ.
Từ xa nhìn lại, hàng phượng vĩ như dải lụa đỏ thắm đang uốn lượn giữa bầu trời. Lại gần mới thấy các cây phượng vĩ thật cao lớn, chúng xếp thành từng hàng đều tăm tắp như khi chúng em xếp hàng chào cờ. Thân hình nó vạm vỡ, to lớn đến nổi vòng tay của hai bạn học sinh mới ôm được. Ở ngoài nó mặc một lớp áo giáp dày như một chàng hiệp sĩ đang che chắn những nàng công chúa hoa phượng khoe sắc thắm với những cậu lá non xanh tươi. Lúc này, những tia nắng rực rỡ của mùa hè chiếu vào khiến hoa phượng càng thêm sáng tươi. Trên những cành phượng, những nghệ sĩ ve đang hòa tấu thành một dàn đồng ca mùa hạ. Trên cao, những cây phượng thỉnh thoảng lại tạo thành một khúc nhạc hay nhờ gió. Hai thứ âm thanh đó hòa lại với nhau, tạo thành một âm thanh du dương, khi trầm khi bỗng rất êm tai. Dưới tán lá xanh tươi, những chú ve giấu mình và đang mải miết trình diễn các tiết mục của mình cho mùa hè yên tĩnh trở nên rực rỡ sắc màu. Cả sân trường như ngập tràn tiếng ve ngân. Những nhạc sĩ ve dùng các bản nhạc của mình để đánh thức những nụ hoa phượng còn e thẹn giấu mình dưới tán lá xanh non cùng khoe sắc và hòa vào không khí rộn ràng trên hàng hoa phượng vĩ. Hàng phượng vĩ và tiếng ve như những người bạn thân của màu hè, chúng cùng làm nỗi bật vẽ đẹp của nhau.
Tiếng ve kêu: "Ve...Ve...Ve...", âm thanh báo hiệu mùa hè đã đến. Hoa phượng vĩ khoe sắc cho chúng em biết rằng sắp được nghĩ hè. Mùa hè nhờ có hoa phượng và tiếng ve nên thật rộn ràng, rực rỡ tươi thắm. Hoa phượng và tiếng ve là những người bạn thân thiết với tuổi học trò chúng em.
~Hok tốt~
Tham khảo:
1. Mở bài
Giới thiệu chung về đêm trăng ấy:
* đêm rằm trang tỏa sáng khắp bầu trời và mặt đất
* xóm em rộn ràng chuẩn bị đón tết trung thu
2. Thân bài
* Lúc sẩm tối:
+ Màn đêm dần buông, bầu trời thăm thẳm, lấp lánh ánh sao
+ Trăng lấp ló thấp thoáng sau lũy tre làng
+ Gió thổi mát rượi
+ Làng xóm rộn rã nhộn nhịp tiếng nói cười
* Lúc trăng lên:
+ Mặt trăng tròn vành vạnh như một chiếc đĩa lơ lửng giữa không trung
+ Ánh trăng vằng vặc soi sáng xuống sân nhà, nhà cửa, ruộng đồng,..
+ Trên đường làng trẻ em nối đuôi nhau chơi rước đèn, ca hát rộn ràng
+ Cảnh phá cỗ vui vẻ giữa sân đình
3. Kết bài
Cảm nghĩ của em về đêm trăng ấy:
- Cảnh làng quê trong đêm trăng đẹp như một bức tranh
- Ấn tượng sâu sắc về đêm trăng hôm ấy
- Càng thêm yêu mến quê hương
- Không bao giờ quên hôm ấy
DÀN Ý
1. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
- Thời gian làm bài kiểm tra (tiết..., thứ... )
2. Thân bài:
* Tả quang cảnh lớp học trong giờ làm bài:
+Cô giáo:
- Đọc và ghi đề lên bảng.
- Nhắc nhở học sinh chép đề chính xác và đọc kĩ đề.
+Học sinh:
- Chuẩn bị giấy làm bài sẵn từ nhà.
- Chép đề, đọc nhiều lần Đềxác định đúng yêu cầu của đề.
- Lập dàn ý ra nháp.
- Viết bài.
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ của em:
- Giờ kiểm tra diễn ra rất nghiêm túc.
- Em vui vì làm được bài.
- Hi vọng bài sẽ được điểm cao.
II. Bài làm
Tiết 2 của buổi học sáng thứ sáu tuần qua, cô Thu Nga cho lớp 6A viết bài kiểm tra Làm văn giữa học kì lI. Do cô đã thông báo từ trước nên chúng em chuẩn bị khá chu đáo và có thái độ bình tĩnh, tự tin trước giờ làm bài.
Tùng, tùng, tùng... tiếng trống báo hiệu giờ học bắt đầu. Sân trường vắng lặng. Chỉ có tiếng gió lao xao và tiếng chim ríu rít trong vòm lá. Nắng sớm vàng tươi toả chiếu trên nền đất mịn. Không khí thơm ngát mùi hoa cỏ, mùi lúa lên đòng thoảng vào từ cánh đồng xa.
Cô Nga thong thả bước vào lớp. Chúng em đứng nghiêm chào cô. Hôm nay, cô mặc chiếc áo dài màu xanh da trời thật đẹp. Trông cô thanh thoát, dịu dàng. Cô tươi cười gật đầu đáp lại rồi bảo chúng em lấy giấy bút ra làm bài. Cô đọc trước một lần đề bài rồi chép lên bảng. Từng dòng chữ mềm mại, rõ ràng hiện dần trên nền bảng đen: Em hãy tả lại một người thân của em. Cả lớp ồ lên mừng rỡ vì cô giáo đã cho làm nhiều bài tập về văn tả người. Hơn nữa, đây là một đề khá “tự do”, chúng em có điều kiện chọn lựa và miêu tả người mà mình yêu thích.
Hơn bốn mươi mái đầu xanh đăm chiêu suy nghĩ trước tờ giấy trắng. im lặng tuyệt đối. Có thể nghe rõ tiếng chú thạch sùng tắc lưỡi trên trần nhà và cánh ong bay rì rì ngoài cửa sổ. Cô giáo nhẹ nhàng nhắc nhở: “Các em đọc kĩ đề, xác định đúng yêu cầu của đề rồi lập dàn ý sơ lược trước khi viết. Hãy làm theo đúng các bước lí thuyết mà cô đã dạy”.
Em chọn tả người mẹ mà em yêu quý. Từng hình ảnh quen thuộc của mẹ lần lượt hiện lên trong tâm trí: mái tóc búi cao, gương mặt hiền từ, đôi mắt dịu dàng, độ lượng. Rồi cái dáng tảo tần, đôi tay hay lam hay làm... Đức hi sinh và lòng nhân ái của mẹ đối với chồng con, với mọi người... Em dồn tất cả tình thương yêu, kính trọng vào từng chữ, từng câu. Dần dần, bức chân dung hoàn hảo của mẹ đã được em vẽ nên bằng ngôn ngữ dạt dào cảm xúc.
Bên cạnh em, bạn Hằng cũng đang cắm cúi viết. Bạn ấy tả cu Tí, đứa em trai vừa tròn năm tuổi rất đáng yêu. Thỉnh thoảng, Hằng lại bật lên một tiếng cười khẽ. Chắc là bạn ấy nhớ lại chi tiết thú vị nào đó về cậu em khôi ngô và tinh nghịch của mình.
Thời gian lặng lẽ trôi, em đã viết gần xong bài. Chà! Mỏi cổ quá! Em đưa mắt nhìn khắp lớp. Các bạn vẫn cặm cụi viết. Chắc các bạn cũng có suy nghĩ và cảm xúc giống như em khi chọn tả người mình yêu quý. Chợt tiếng cô giáo vang lên: “Còn năm phút nữa. Các em hãy kiểm tra lại bài viết trước khi nộp cho cô”. Cô vừa dứt lời thì tiếng xôn xao nổi lên đây đó: “Thưa cô! Em chưa xong ạ! ”, “Thưa cô! Cô cho thêm vài phút nữa ạ! ”. Rồi tiếng hỏi nhau từ bàn nọ sang bàn kia: “Hùng ơi! Xong chưa? ” “Tớ xong rồi! Còn cậu? ” “Tớ cũng xong rồi! ”. Cô Nga gõ nhẹ thước kẻ xuống bàn, thay cho lời nhắc nhở. Trật tự được lập lại. Ai nấy cố gắng hoàn thành bài viết của mình.
Tùng, tùng, tùng... tiếng trống lại vang lên giòn giã, báo hiệu đã hết giờ. Cô bảo chúng em dừng bút rồi bạn lớp trưởng lần lượt đi thu bài từng bàn. Lớp trưởng nộp bài cho cô, cô ân cần hỏi chúng em có làm được bài không. Cả lớp đồng thanh đáp: “Có ạ! ”. Nụ cười rạng rỡ nở trên gương mặt hiền hậu của cô.
Em chưa thật thoả mãn về bài viết của mình, nhưng trong lòng vẫn nuôi hi vọng được cô cho điểm khá. Nghĩ đến lúc cầm trong tay bài văn được 7 hay 8 điểm, em vui lắm! Em sẽ đưa cho mẹ xem đầu tiên và nói thầm với mẹ rằng: “Mẹ ơi! Con có món quà nhỏ này tặng mẹ! ”. Chắc mẹ em sẽ ngạc nhiên và thích thú vô cùng!
Dàn ý :
+) Mở bài :
- Giới thiệu về phiên chợ
- Chợ có đặc điểm gì nổi bật nhất.
+) Thân bài :
- Tả lần lượt theo trình tự t/g.
- Lúc chưa họp chợ quang cảnh thế nào ? Các lều chợ ra sao ? Dấu hiệu còn sót lại của buổi chợ hôm trước...
- Lúc chợ bắt đầu họp, mọi ng đổ về chợ như thế nào ? Các hàng quán bắt đầu bày bán ra sao ? Không khí thay đổi như thế nào ? Mọi thứ hỗn loạn ra sao ?
- Tan chợ, cảnh vật ra sao ?
+) Kết bài :
- Kỷ niệm đẹp nhất của em vs phiên chợ ấy là gì ?
I. Mở bài:
– Giới thiệu và dẫn dắt đến đề bài: Thuyết minh về Hồ Tây lớp 9.
II. Thân bài:
* Vị trí của Hồ Tây ở đâu?
– Hồ Tây thuộc quận Tây Hồ của thủ đô Hà Nội.
– Đây chính là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất ở nội thành Hà Nội với diện tích là hơn 500 ha cùng với chu vi là 11,5km.
* Nguồn gốc của Hồ Tây là gì?
– Hồ Tây được hình thành từ sông Hồng, là một đoạn của dòng sông này ngưng đọng lại trong quá trình sông chuyển dòng chảy.
– Trong sách “Tây Hồ chí” đã ghi lại rằng Hồ Tây có từ thời Hùng Vương. Bao xung quanh là cây rừng với thực vật phong phú, thậm chí còn có cả động vật quý hiếm nữa.
– Hồ Tây từ xưa đến nay có rất nhiều tên gọi khác nhau. Theo thời gian và dựa vào các truyền thuyết mà thay đổi: từ Đầm Xác Cáo – tên gọi xưa nhất của Hồ Tây dựa trên truyền thuyết về hồ ly tinh chín đuôi cũng như sự ra đời của hồ đến Hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm. Tây Hồ… Tuy vậy, qua bao năm, người dân vẫn quen gọi là Hồ Tây hơn.
* Khung cảnh Hồ Tây như thế nào?
– Hồ Tây rất đẹp. Nhiều du khách ghé thăm Hà Nội, trở về đều nhớ mãi mặt hồ xanh trong, tán bàng, tán phượng xoè rộng, gió hiu hiu, người người qua lại cùng với những di tích không kém phần linh thiêng cổ kính.
– Từ Hồ Tây đi ra xung quanh sẽ tới những ngôi làng cổ, những con phố với các quán cà phê hướng về phía mặt hồ được nhiều người lựa chọn dừng chân.
– Phía lối đi dạo gần hồ còn có lan can được xây dựng với những hoa văn thẩm mỹ. Đèn đường xếp lối thẳng hàng. Buổi tối ở bên hồ rất náo nhiệt: người người nhà nhà đi hóng gió, đi dạo…
– Mỗi buổi sớm, khi mặt trời xuất hiện, mặt hồ lấp lánh như dát vàng, gợn sóng nhỏ lăn tăn khiến lòng người yên bình đến lạ. Chiều về, ánh hoàng hôn đỏ rực, mặt hồ in bóng lòng đỏ trứng phía trên cao, những nhành liễu rì rào đung đưa trong gió... Thơ mộng biết bao.
– Với một khung cảnh đẹp và diện tích rộng lớn, nơi đây còn là địa điểm chụp ảnh cưới yêu thích của rất nhiều cặp đôi nữa.
* Ý nghĩa của Hồ Tây ra sao?
– Hồ Tây từ lâu đã là thắng cảnh tuyệt đẹp. Vào thời Lý – Trần, các vua đã cho xây dựng nhiều hành cung nghỉ mát xung quanh hồ, nay là khu vực các chùa Kim Liên, Trấn Quốc…
=> Bởi vậy, xung quanh hồ có rất nhiều di tích lịch sử văn hoá.
– Hồ Tây là một nét đẹp trong nội thành Hà Nội, là đề tài cho nhiều bức ảnh, bài thơ, bức tranh.
– Nơi đây cũng là chỗ đi bộ, tập thể dục buổi sáng hay là nơi hò hẹn của nhiều cặp đôi.
– Hồ Tây từ lâu đã xuất hiện trong ca dao, trong thơ của Hồ Xuân Hương cũng như nhiều thi sĩ nổi tiếng.
* Hiện trạng của Hồ Tây và hành động nên làm?
– Thực trạng: Vào năm 2016, một lượng lớn cá tại hồ đã chết với nguyên do là trong hồ không có oxy cho chúng hô hấp. Theo nghiên cứu và điều tra ra thì nguyên nhân đó là do hồ bị ô nhiễm từ lâu. Rất nhiều năm qua hồ chưa được nạo vét và hàng ngày vẫn có rất nhiều cống nước thải xả trực tiếp ra hồ mà chưa qua xử lý.
– Hành động: Mỗi chúng ta cần góp sức chung tay bảo vệ không gian xanh – sạch – đẹp của hồ. Một hành động nhỏ cùng góp lại sẽ tạo nên thành quả lớn. Ban quản lý Hồ Tây cũng đã có nhiều biện pháp để giữ gìn vẻ đẹp của hồ.
III. Kết bài:
– Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân về khung cảnh và ý nghĩa của Hồ Tây.
Thuyết minh về Hồ Tây - Mẫu 1Hồ Tây là hồ nước tự nhiên nằm ở phía Tây Bắc nội thành Hà Nội với diện tích khoảng 500ha, có đường vòng quanh hồ dài gần 20km. Ngành địa lý lịch sử đã chứng minh, Hồ Tây là hồ ngoại sinh, có dạng lòng chảo, là một đoạn của sông Hồng xưa trong quá trình ngưng đọng lại sau khi sông đổi dòng chảy. Hồ Tây trước đây còn có các tên gọi khác như Đầm Xác Cáo, Hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ. Mỗi tên gọi đều gắn với sự tích về nguồn cội của hồ Tây huyền thoại.
Sách Tây Hồ chí ghi rằng, Hồ Tây có từ thời Hùng Vương, bấy giờ nơi đây là một bến nằm giáp sông Hồng thuộc động Lâm Ấp, nên được gọi là bến Lâm Ấp thuộc thôn Long Đỗ. Ở vào thời Hai Bà Trưng, bến này thông với sông Hồng, bao bọc quanh hồ là rừng cây gồm nhiều loại thực vật chính như tre ngà, bàng, lim, lau sậy, gỗ tầm… cùng một số loài thú quý hiếm sinh tồn.
Phía Tây hồ Tây ngày nay vẫn còn dấu vết nhiều làng cổ. Mỗi ngôi làng ở đây đều ít nhiều gắn với một huyền tích lịch sử. Làng Nghi Tàm, quê hương nhà thơ “Bà huyện Thanh Quan”. Làng Xuân Tảo với đền Sóc thờ Thánh Gióng. Làng Trích Sài có chùa Thiên Niên thờ bà tổ nghề dệt lĩnh. Làng Thụy Khuê có chùa Bà Ðanh. Làng Nhật Tân với vườn hoa đào nổi tiếng…Có một nơi mà nhiều du khách muốn tới thăm là chùa Trấn Quốc. Chùa Trấn Quốc nằm trên bán đảo nhỏ giữa mênh mang sóng nước ngay bên đường Thanh Niên, con đường đẹp ngăn cách giữa hồ Tây và hồ Trúc Bạch. Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, có từ thế kỷ VI thời Lý Nam Đế. Hoà Thượng Thích Thanh Nhã, trụ trì chùa Trấn Quốc cho biết: “Vào năm 541-548 khởi đầu được gọi là chùa Khai Quốc, chùa được xây dựng ngoài bãi sông Hồng, sau này vào đời Hậu Lê ( thế kỷ 17) thì chuyển vào đây. Trước đây nơi này được gọi là bãi cá vàng, mà vua chúa thời xưa du xuân,du thuỷ, sau đó các vị cao tăng về đây tu hành. Ngôi chùa tính đến nay có lịch sử 1440 năm. Cư dân sinh sống ở đây rất thưa thớt, họ sống chủ yếu bằng nghề săn bắt thú rừng, tôm, cua, cá và trồng tỉa cây cối. Bên cạnh đó thì bờ phía Đông có Nha Lâm Động (nay là phố Yên Ninh, Hòe Nhai), bờ phía Nam có Bình Sa Động (thời Lý đổi là Giáp Cơ Xá (nay thuộc quận Hoàn Kiếm).
Ở thủ đô Hà Nội, hồ Tây là khu vực có hệ thống di sản, di tích đậm đặc. Chỉ riêng khu vực quanh hồ Tây hiện còn có hơn 20 ngôi đình, đền, chùa được xếp hạng với nhiều di tích nổi tiếng. Cứ mỗi khi xuân về, những di tích ấy thu hút hàng vạn khách thập phương trong và ngoài nước đến vãn cảnh, tham quan lễ chùa. Với lợi thế vị trí độc đáo, hồ Tây gần như bao trọn không gian văn hóa lịch sử gắn liền với nhiều truyền thuyết, các công trình nghệ thuật, kiến trúc, gắn với lịch sử ngàn năm thủ đô Hà Nội. Đây cũng là lý do mà nhiều du khách tới đây tìm hiểu khám phá hồ Tây. Với nhiều du khách, điều thích thú nhất là được tham quan hồ Tây bằng xe điện chạy quanh hồ. Ông Nguyễn Quang Lộc, nhà ở Quận Hai Bà Trưng cho biết: “Trước đây tôi chỉ nghe nói hồ Tây rộng, chứ chưa đi hết. Nhưng nay đi xe điện quanh hồ tôi biết thêm nhiều điều, hiểu thêm các làng nghề, các di tích, đình, chùa xung quanh hồ Tây”.
Ở thủ đô Hà Nội, hồ Tây là khu vực có hệ thống di sản, di tích đậm đặc. Chỉ riêng khu vực quanh hồ Tây hiện còn có hơn 20 ngôi đình, đền, chùa được xếp hạng với nhiều di tích nổi tiếng. Cứ mỗi khi xuân về, những di tích ấy thu hút hàng vạn khách thập phương trong và ngoài nước đến vãn cảnh, tham quan lễ chùa. Với lợi thế vị trí độc đáo, hồ Tây gần như bao trọn không gian văn hóa lịch sử gắn liền với nhiều truyền thuyết, các công trình nghệ thuật, kiến trúc, gắn với lịch sử ngàn năm thủ đô Hà Nội. Đây cũng là lý do mà nhiều du khách tới đây tìm hiểu khám phá hồ Tây. Với nhiều du khách, điều thích thú nhất là được tham quan hồ Tây bằng xe điện chạy quanh hồ. Ông Nguyễn Quang Lộc, nhà ở Quận Hai Bà Trưng cho biết: “Trước đây tôi chỉ nghe nói hồ Tây rộng, chứ chưa đi hết. Nhưng nay đi xe điện quanh hồ tôi biết thêm nhiều điều, hiểu thêm các làng nghề, các di tích, đình, chùa xung quanh hồ Tây”.
Hồ Tây ngày nay còn là lá phổi xanh của thành phố. Hồ Tây không chỉ đẹp bởi mặt nước xanh mênh mông, mà còn là vẻ đẹp thơ mộng bởi sắc tím của hoa bằng lăng, vẻ rực rỡ của những cánh hoa phượng hồng mỗi độ hè về. Mặt nước hồ luôn phảng phất những làn gió mát, khiến tâm hồn con người thêm thư thái. Với không gian như thế, hồ Tây thực sự là nơi đến thư giãn của nhiều người Hà Nội.
Thuyết minh về Hồ Tây - Mẫu 2Anh về đây Hà Nội một chiều đông
Chiều Hồ Tây với mênh mông nỗi nhớ
Đông đã về lăn tăn con sóng nhỏ
Người bên người mặc cho gió bấc lay…
Chỉ đọc vài câu thơ là ta đã thấy hồ Tây thật thơ mộng và hữu tình đúng không nào? Nếu đã là người con của Hà Nội thì chắc hẳn sẽ biết về hồ này.
Hồ Tây là một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội, đây cũng được coi là một sân khấu đặc biệt, kết hợp giữa mây trời và cảnh quan thành phố.
Hồ Tây, còn có tên hồ Mù Sương (Dâm Đàm), hồ Trâu Vàng (Kim Ngưu hồ), Đầm Xác Cáo,Tây Hồ, là hồ lớn nhất ở nội thành Hà Nội (với diện tích hơn 500 ha).
Con đường đi vòng quanh hồ dài tới 17km. Hồ nằm ở phía tây bắc Hà Nội. Ngành địa lý lịch sử đã chứng minh rằng Hồ Tây trước đây chính là một đoạn của sông Hồng. Trải qua quá trình ngưng đọng và đổi dòng của sông, hồ đã trở thành hồ nước tự nhiên lớn nhất trong khu vực nội thành Hà Nội.
Hồ có từ thời nhà Lý, Trần. Nơi đây được các vua xây dựng các cung điện để giải trí và nghỉ mát, có thể kể đến như: Điện Hàm Nguyên đời nhà Trần, Cung Từ Hoa đời nhà Lý, nay là khu chùa Trấn Quốc và Kim Liên.
Xung quanh Tây Hồ có nhiều di tích văn hóa lịch sử như: Làng Nghi Tàm, chùa Kim Liên với kiến trúc độc đáo và là quê hương của bà Huyện Thanh Quan. Làng Xuân La là nơi thờ bà tổ nghề dệt lĩnh Phạm Thị Ngọc Đô, còn phủ Hồ là nơi để thờ Liễu Hạnh Công chúa. Đường Thanh niên, trước gọi là đường Cổ Ngư, hình thành từ một con đê hẹp đắp ngăn một góc Hồ Tây.
Vào những ngày đẹp trời, rất đông người dân Hà Nội đi dạo quanh hồ hoặc chèo thuyền thưởng ngoạn cảnh đẹp. Ngoài ra còn các di tích văn hóa khác có thể kể đến như: Làng Nhật Tân, Làng Kẻ Bưởi,…
Ngoài ra, Hồ Tây cũng rất đặc biệt, dưới đáy hồ có nhiều nghĩa địa cổ. Nhưng tại sao, những ngôi mộ lại nằm ở giữa hồ? Chẳng lẽ, phong tục người dân ven hồ đem người chết ra giữa hồ chôn sao? Xưa kia, Hồ Tây chỉ là một nhánh cụt của sông Hồng, không rộng tới 560 ha và chứa tới 8 triệu mét khối nước như hiện nay.
Bên Hồ Tây có hàng chục làng mạc cổ, cánh đồng, ruộng vườn bám ở mép hồ và cũng có hàng chục cái nghĩa địa, để chôn cất những người trong làng, hoặc chôn người chết ở các làng phía trong bãi.
Trong sử sách cũng chép, thời Lê, khi đánh nhau với quân Chăm-pa, bắt được tù binh, đều tạo điều kiện cho họ lập kế sinh nhai bằng cách khai hoang vùng đất rậm rạp, heo hút quanh Hồ Tây. Người Chăm-pa sinh sống lâu ngày, lập lên những ngôi làng đặc thù quanh Hồ Tây suốt hàng trăm năm trời. Sống ven hồ, chết cũng ở ven hồ, nên dưới đáy Hồ Tây, có thể vẫn còn hàng ngàn ngôi mộ. Tuy nhiên, thời gian đã quá lâu, lớp bùn đất bồi lấp, dìm những nghĩa địa này xuống dưới sâu.
Hồ Tây có gì? Hồ Tây có bình yên, sự bình yên hiếm hoi giữa Hà Nội tấp nập này. Sáng sớm ở hồ Tây thường có sương mù, nhất là vào mùa đông, mùa xuân. Nước hồ Tây buổi sáng xao động rất nhẹ, mặt hồ gần như phẳng lặng vì yên gió.
Xung quanh hồ là những người tập thể dục, đạp xe đạp rất đông. Ai cũng muốn hít thở một bầu không khí mát mẻ, trong lành ở nơi không gian rộng mở thoáng đãng. Buổi trưa, hồ Tây bước vào thế giới của khoảng lặng.
Kể cả những nơi luôn đông đúc và nhộn nhịp như phủ Tây Hồ cũng rất ít người ở lại. Vào những chiều mưa giông thì hồ Tây cũng không khác mặt biển là mấy. Gió ào ạt trên một khoảng không gian rộng lớn không bị ngăn cản, nước hồ chồm cao một vài gang tay như sóng biển. Tiếng sóng vỗ cũng dạt dào như những nỗi niềm gửi gắm đâu đây…
Những hôm thời tiết yên bình thì chiều muộn trên hồ Tây có một màu sắc rất lạ. Khi vầng mặt trời đỏ rực còn đang chuẩn bị rút vào màn đêm thì mặt hồ có một màu đỏ bạc pha ánh sáng, lấp loáng mờ ảo.
Còn đêm hồ Tây bao giờ cũng có khoảng lãng mạn dành cho lứa đôi, những khách sạn cao tầng hắt sáng xuống để mặt hồ không quá tối tăm. Những nhà hàng, quán cà phê lung linh ánh đèn. Những đôi lứa yêu nhau vừa ngồi tận hưởng mùa hạnh phúc, vừa yên tâm hít thở khí trời.
Hồ Tây ngày nay còn là lá phổi xanh của thành phố. Hồ Tây không chỉ đẹp bởi mặt nước xanh mênh mông, mà còn là vẻ đẹp thơ mộng bởi sắc tím của hoa bằng lăng, vẻ rực rỡ của những cánh hoa phượng hồng mỗi độ hè về.
Mặt nước hồ luôn phảng phất những làn gió mát, khiến tâm hồn con người thêm thư thái. Với không gian như thế, hồ Tây thực sự là nơi đến thư giãn của nhiều người Hà Nội.
Thuyết minh về Hồ Tây - Mẫu 3“Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”
Câu ca dao nói về vẻ đẹp bình dị của kinh thành Thăng Long cụ thể là vẻ đẹp nguyên sơ, huyền ảo lung linh của hồ Tây- hồ lớn nhất của thủ đô nghìn năm văn hiến. Hồ Tây đã trở thành một thắng cảnh nổi tiếng thu hút khách du lịch gần xa và bạn bè quốc tế.
Hồ Tây nằm ở vị trí Tây Bắc ở giữa trung tâm thành phố Hà Nội có diện tích hơn 500 héc-ta, chu vi 4,8 km. Chiều dài đường bao quanh hồ lên tới 8km.
Theo lịch sử, hồ Tây là một đoạn của sông Hồng ngưng đọng lại sau khi chuyển dòng chảy. Cũng có thể vì lý do biến đổi này mà hồ Tây xuất hiện rất nhiều truyền thuyết. Hồ Tây còn có nhiều tên gọi như hồ Mù Sương, hồ Lãng Mạn hay đầm Xác Cáo. Tương truyền rằng trước kia đầm Xác Cáo trước kia là một vùng núi có một con cáo chín đuôi đã đến đây ẩn nấp và làm hại dân lành. Lạc Long Quân thấy vậy đã cho dâng nước nấp vào hang cáo, sau khi nấp nước đầy hang thì hang bị sạt lở và trở thành đầm chôn xác cáo và ngày nay là Hồ Tây.
Hồ Tây mang giá trị văn hóa rất đặc sắc với hai mươi mốt ngôi đền, chùa, đình cổ từ các vương triều phong kiến được xếp hạng là các di tích nổi tiếng với nhiều hiện vật giá trị. Trong đó có 02 bia đá, 65 câu đối cổ, 8 quạt Trung cổ, 60 sắc phong thần và hơn hết là 300 pho tượng được đúc bằng đồng hoặc điêu khắc bằng gỗ. Chùa Trấn Quốc nguyên là chùa Khai Quốc dựng từ thời Tiền Lý tại thôn Y Hoa gần bờ sông Hồng.
Đến hồ Tây không thể không đến hồ Trúc Bạch. Trước kia hồ Trúc Bạch cũng chính là một phần của hồ Tây. Nguyên ở phía nam của hồ có làng Trúc Yên chuyên nghề làm mành. Trước kia quanh khu vực hồ Tây, dân cư rất thưa thớt, có nhiều hang động và rừng cây bao phủ có nhiều loài cá quý hiếm sinh sống nhưng trải qua thời gian hàng nghìn năm tồn tại, cảnh quan nơi đây đã thay đổi hoàn toàn.
Bờ hồ có những đường lớn bao quanh, bên cạnh là những công trình cao ốc hiện đại, những ngôi biệt thự lớn đã thể hiện sự hoàn thiện kiến trúc toàn thành phố. Hồ Tây là bức tranh đẹp nhất Hà Nội là thế giới của những làn gió trong trẻo. Những hàng cây xanh thẳng tắp, đứng trên cao bao quát sẽ thấy hồ Tây như một thành phố biển thu nhỏ xinh xắn. Đặc biệt là nước hồ Tây có những biến đổi rất thú vị về màu sắc qua từng mùa, lúc xanh tươi, lúc xám sương. Theo các góc độ nhìn khác nhau còn thấy được nước lấp lánh hay sáng tối. Phong cảnh hồ Tây thật hữu tình. Đây là địa điểm lý tưởng cho các cặp đôi hẹn hò không chỉ không gian khoáng đạt, mơ hồ mà hồ Tây còn có những nét thi vị vô cùng riêng biệt.
Một món đặc sản của hồ Tây là bánh tôm hồ Tây. Chiếc bánh tôm được bọc bằng bột chiên vàng, cắn một miếng giòn tan, con tôm không quá to nhưng lại rất ngọt và chắc thịt. Ăn cùng với đó là bát nước chấm chua ngọt cùng với củ quả muối chua, ăn cùng rau sống rất đã miệng. Du khách sẽ phải trầm trồ vì vị ngon của bánh tôm hồ Tây.
Thuyết minh về Hồ Tây - Mẫu 4Là một trong những danh thắng nổi tiếng của thủ đô Hà Nội, Hồ Tây và Hồ Trúc Bạch được coi là một “sân khấu khổng lồ soi bóng mây trời và cảnh quan thành phố”.
Hà Nội vốn nổi tiếng là thành phố của những hồ nước.Ở trong lòng Hà Nội có hàng chục hồ nước lớn nhỏ. Trong số đó, Hồ Tây là hồ nước lớn nhất với năm trăm héc ta và đường quanh hồ dài đến mười tám ki lô mét.Do diện tích Hồ Tây rộng, mặt nước bằng phẳng, trong xanh nên nếu đặt điểm nhìn từ bờ bên này nhìn sang bên kia thì Hà Nội như một thành phố ven biển vậy.
Khung cảnh ven hồ Tây vô cùng thi vị,mơ mộng. Bao quanh hồ là những hàng cây xanh cao thẳng tắp, những hàng cây mọc đều, rồi những bồn hoa, thềm cỏ xanh mướt mọc xung quanh đã tạo ra một khung cảnh đặc biệt cho hồ Tây. Cái làm nên nét đặc biệt cho Hồ Tây, phân biệt nó với các hồ khác ở Hà Nội của nó không chỉ là khung cảnh mà còn là sắc nước.Sắc nước mỗi mùa đều có sự thay đổi một cách kỳ diệu và ngoạn mục theo thời tiết, lúc xanh, lúc xám, rồi khi sáng khi tối… Và khung cảnh Hồ Tây trở nên rực rỡ thăng hoa nhất có lẽ là vào khoảnh khắc cuối ngày - khi ánh hoàng hôn buông xuống bao phủ lên cảnh vật, cùng cái mờ mờ ảo ảo của ánh đèn đường hắt xuống mặt nước tạo nên một khung cảnh cực kỳ huyền ảo, lãng mạn.
Hồ Tây cũng là địa điểm lý tưởng, lãng mạn cho những đôi lứa hẹn hò, không chỉ bởi khung cảnh rộng lớn, tươi đẹp mà còn bởi sự mơ mộng, thi vị của cảnh sắc nơi đây. Bên cạnh Hồ Tây đó là công viên nước Hồ tây. Nơi đây được xây dựng nhằm mục đích giải trí cho người dân thủ đô và du khách ở các vùng lân cận và du khách nước ngoài sau những giờ làm việc mệt mỏi,căng thẳng.Công viên nước Hồ Tây được xây dựng với quy mô lớn, hệ thống các trò chơi giải trí đa dạng,đáp ứng được nhu cầu của người dân.Đây cũng là một điểm đến thú vị cho mọi người.
Hồ Trúc Bạch là một hồ nhỏ nằm ở quận Ba Đình của thủ đô Hà Nội. Trước đây hồ nằm ở phía Tây Nam của Hồ Tây, tức thuộc hồ Tây, sau này mới được ngăn ra thành một hồ độc lập như ngày nay.Khi mới được tách ra khỏi hồ Tây, Hồ vẫn chưa có tên riêng.
Vào thế kỉ mười tám, chúa Trịnh Giang đã cho người xây dựng một cung điện cạnh hồ, dùng để nghỉ mát, cung điện này được đặt tên là Trúc Lâm. Sau này chúa không sử dụng đến cung điện này nữa thì nó trở thành nơi giam giữ các cung nữ phạm tội. Ở đây, họ buộc phải làm nghề dệt vải, sau đó bán để lấy tiền nuôi sống bản thân. Những tấm vải của họ dệt ra rất đẹp và trở nên nổi tiếng khắp vùng. Lụa đẹp, bóng bẩy gọi là lụa trúc (chữ Hán có nghĩa là Trúc Bạch). Từ đó xuất hiện một làng chuyên dệt lụa với tên là làng Trúc, và hồ cũng được gọi là hồ Trúc Bạch.
Thuyết minh về Hồ Tây - Mẫu 5Nếu như bạn còn băn khoăn về những cảnh đẹp, di tích, địa điểm để thêm cho mình những trải nghiệm thú vị, thì xin mời bạn hãy ghé qua Hồ Tây. Nơi đây không chỉ là nơi cho ta những bình yên, thanh tĩnh sau một chuỗi làm việc mệt nhọc, nó còn là nơi chứa đựng những giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống quý báu của cha ông ta từ ngàn đời xưa. Cũng là một cách để bạn thêm tự hào, yêu quý quê hương dân tộc mình.
Hồ Tây có từ thời Hùng Vương, bấy giờ nơi đây là một bến nằm giáp sông Hồng thuộc động Lâm Ấp, nên được gọi là bến Lâm Ấp thuộc thôn Long Đỗ. Ở vào thời Hai Bà Trưng bến này ăn thông với sông Hồng, bao bọc quanh hồ là rừng cây gồm nhiều loại thực vật chính như tre ngà, bàng, lim, lau sậy, gỗ tầm... Cùng một số loài thú quý hiếm sinh tồn. Ngoài ra, xung quanh bờ hồ còn có sự xuất hiện của các hang động vừa và nhỏ, bờ phía Tây có Già La Động (nay là Quán La thuộc phường Xuân La), bờ phía Đông có Nha Lâm Động (nay là phố Yên Ninh, Hòe Nhai), bờ phía Nam có Bình Sa Động (thời Lý đổi là Giáp Cơ Xá nay thuộc quận Hoàn Kiếm. Cư dân sinh sống ở đây rất thưa thớt, họ sống chủ yếu bằng nghề săn bắt thú rừng, tôm, cua, cá và trồng tỉa cây cối.
Giờ đây trải qua quá trình phát triển của lịch sử dân tộc, Hồ Tây vẫn còn vẹn nguyên vẻ đẹp của đất Kinh Kỳ. Hồ Tây là hồ ngoại sinh, có dạng lòng chảo. Hồ Tây từ lâu lắm đã là thắng cảnh. Thời Lý - Trần, các vua chúa lập quanh hồ nhiều cung điện làm nơi nghỉ mát, giải trí như cung Thúy Hoa và Từ Hoa thời Lý nay là khu vực chùa Kim Liên, điện Hàm Nguyên thời Trần nay là khu chùa Trấn Quốc. Tương truyền, chùa Kim Liên được dựng trên nền cung điện của Công chúa Từ Hoa là con Vua Lý Thần Tông. Để phát triển cơ sở tầm tang, công chúa Từ Hoa đã mang các cung nữ ra khu vực Hồ Tây khai hoang, lập ấp và dựng nghề trồng dâu nuôi tằm dệt lụa cho họ. Trại Nghi Tàm là một điền trang lớn quán xuyến việc này. Hồ Tây vẫn được khai phá, cải tạo vào thời nhà Trần. Hồ Trúc Bạch cũng chính là một phần của Hồ Tây. Ven hồ Trúc Bạch có nhiều di tích lịch sử và công trình kiến trúc đặc sắc như đền Quán Thánh ở ngay góc tây nam hồ. Phía đông có chùa Châu Long tương truyền xây từ thời Trần, là nơi tu hành của công chúa con vua Trần Nhân Tông Có đền An Trì nơi thờ Uy Đô, một anh hùng chống quân Nguyên.
Hồ Tây nổi tiếng với những rặng cây xanh rì rất tươi mát và không khí trong lành, rất phù hợp để ta di dưỡng tinh thần. Bao quanh hồ có những bồn hoa, những rặng cây rủ bóng xuống, ta chợt nhớ đến hai câu thơ của Xuân Diệu:
“Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng...”
Giúp ta hình dung dáng vẻ yêu kiều, thướt tha của cây liễu. Nước hồ Tây trong xanh, tươi mát, thay đổi theo từng mùa, từng không gian và những khoảng thời gian khác nhau. Khi xanh bích, khi xanh lam, khi trong veo như giọt sương cũng có khi một màu đen tuyền buồn bã khi đêm xuống. Quanh hồ, những ánh đèn lấp lánh thắp sáng cho không gian, trông giống như một tòa lâu đài tráng lệ tọa lạc giữa thành phố. Về đêm khung cảnh hồ Tây càng trở nên lung linh hơn bao giờ hết. Vẻ đẹp của hồ Tây vừa mang những nét cổ điển, truyền thống với những mái vòm và họa tiết từ ngàn xưa, hay những lớp rêu xanh phủ kín trong lâu đời và kính cẩn, lại vừa được hòa mình vào vẻ nhộn nhịp của đất kinh Kỳ, làm nên sự hòa hợp tuyệt vời biết bao. Khi đến hồ tây bạn vừa có thể ngắm cảnh, vừa có thể thưởng thức những món ăn hà nội rất đặc sắc như tào phớ, bánh phở... Mỗi khi đến với hồ Tây hãy yên tâm rằng bạn sẽ luôn được thanh lọc tâm hồn mình. Hồ Tây không chỉ đi vào lòng người mà còn bất tử qua những trang văn, trang thơ để mãi trường tồn cùng thời gian:
“Một chiều dạo bước Hồ Tây
Mênh mang dịu nhẹ đắm say lòng người
Gió ru những nụ hồng tươi
Trên môi em cười hút cả hồn anh
Trời xanh mặt đất hiền lành
Giữa nơi nhộn nhịp vẫn dành một bên
Nên thơ chút cảnh êm đềm
Buông lời đối họa cho mềm câu thơ
Dệt thêm những sợi ước mơ
Mong một bến bờ mình vẫn bên nhau...”
Hi vọng rằng những cảnh đẹp thiên nhiên và món ăn nơi đây sẽ giúp bạn cảm nhận sâu sắc và tuyệt vời hơn cuộc sống con người Hà Nội, về văn hóa truyền thống dân tộc.
I. Mở bài:
– Giới thiệu và dẫn dắt đến đề bài: Thuyết minh về Hồ Tây lớp 9.
II. Thân bài:
* Vị trí của Hồ Tây ở đâu?
– Hồ Tây thuộc quận Tây Hồ của thủ đô Hà Nội.
– Đây chính là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất ở nội thành Hà Nội với diện tích là hơn 500 ha cùng với chu vi là 11,5km.
* Nguồn gốc của Hồ Tây là gì?
– Hồ Tây được hình thành từ sông Hồng, là một đoạn của dòng sông này ngưng đọng lại trong quá trình sông chuyển dòng chảy.
– Trong sách “Tây Hồ chí” đã ghi lại rằng Hồ Tây có từ thời Hùng Vương. Bao xung quanh là cây rừng với thực vật phong phú, thậm chí còn có cả động vật quý hiếm nữa.
– Hồ Tây từ xưa đến nay có rất nhiều tên gọi khác nhau. Theo thời gian và dựa vào các truyền thuyết mà thay đổi: từ Đầm Xác Cáo – tên gọi xưa nhất của Hồ Tây dựa trên truyền thuyết về hồ ly tinh chín đuôi cũng như sự ra đời của hồ đến Hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm. Tây Hồ… Tuy vậy, qua bao năm, người dân vẫn quen gọi là Hồ Tây hơn.
* Khung cảnh Hồ Tây như thế nào?
– Hồ Tây rất đẹp. Nhiều du khách ghé thăm Hà Nội, trở về đều nhớ mãi mặt hồ xanh trong, tán bàng, tán phượng xoè rộng, gió hiu hiu, người người qua lại cùng với những di tích không kém phần linh thiêng cổ kính.
– Từ Hồ Tây đi ra xung quanh sẽ tới những ngôi làng cổ, những con phố với các quán cà phê hướng về phía mặt hồ được nhiều người lựa chọn dừng chân.
– Phía lối đi dạo gần hồ còn có lan can được xây dựng với những hoa văn thẩm mỹ. Đèn đường xếp lối thẳng hàng. Buổi tối ở bên hồ rất náo nhiệt: người người nhà nhà đi hóng gió, đi dạo…
– Mỗi buổi sớm, khi mặt trời xuất hiện, mặt hồ lấp lánh như dát vàng, gợn sóng nhỏ lăn tăn khiến lòng người yên bình đến lạ. Chiều về, ánh hoàng hôn đỏ rực, mặt hồ in bóng lòng đỏ trứng phía trên cao, những nhành liễu rì rào đung đưa trong gió... Thơ mộng biết bao.
– Với một khung cảnh đẹp và diện tích rộng lớn, nơi đây còn là địa điểm chụp ảnh cưới yêu thích của rất nhiều cặp đôi nữa.
* Ý nghĩa của Hồ Tây ra sao?
– Hồ Tây từ lâu đã là thắng cảnh tuyệt đẹp. Vào thời Lý – Trần, các vua đã cho xây dựng nhiều hành cung nghỉ mát xung quanh hồ, nay là khu vực các chùa Kim Liên, Trấn Quốc…
=> Bởi vậy, xung quanh hồ có rất nhiều di tích lịch sử văn hoá.
– Hồ Tây là một nét đẹp trong nội thành Hà Nội, là đề tài cho nhiều bức ảnh, bài thơ, bức tranh.
– Nơi đây cũng là chỗ đi bộ, tập thể dục buổi sáng hay là nơi hò hẹn của nhiều cặp đôi.
– Hồ Tây từ lâu đã xuất hiện trong ca dao, trong thơ của Hồ Xuân Hương cũng như nhiều thi sĩ nổi tiếng.
* Hiện trạng của Hồ Tây và hành động nên làm?
– Thực trạng: Vào năm 2016, một lượng lớn cá tại hồ đã chết với nguyên do là trong hồ không có oxy cho chúng hô hấp. Theo nghiên cứu và điều tra ra thì nguyên nhân đó là do hồ bị ô nhiễm từ lâu. Rất nhiều năm qua hồ chưa được nạo vét và hàng ngày vẫn có rất nhiều cống nước thải xả trực tiếp ra hồ mà chưa qua xử lý.
– Hành động: Mỗi chúng ta cần góp sức chung tay bảo vệ không gian xanh – sạch – đẹp của hồ. Một hành động nhỏ cùng góp lại sẽ tạo nên thành quả lớn. Ban quản lý Hồ Tây cũng đã có nhiều biện pháp để giữ gìn vẻ đẹp của hồ.
III. Kết bài:
– Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân về khung cảnh và ý nghĩa của Hồ Tây.
a,
- Mở bài: Không gian, địa điểm của đêm trăng
- Thân bài: Miêu tả chi tiết đêm trăng
+ Hình ảnh bầu trời: cao, nhiều sao
+ Vầng trăng: tròn, sáng tỏ mọi vật
+ Cây cối một màu đen, khi có trăng những phiến lá sáng lấp lánh
+ Nhà cửa sáng rực ánh điện, ánh sáng hắt qua các ô cửa kính muôn màu
câu 1. Lập dàn bài tả cánh đồng lúa chín
1. Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp ở quê mà em định tả (Cảnh cánh đồng lúa chín? –thời gian miêu tả...).
2. Thân bài:
a. Tả bao quát:
- Nêu đặc điểm nổi bật của cánh đồng (có thể là màu sắc của cánh đồng, mây, nước, đất, đường....).
b. Tả chi tiết:
- Cánh đồng bao gồm địa hình gì? Trông xa như thế nào? Đến gần ra sao? (Sáng sớm mờ sương, mây trắng bao quanh núi, không gian tĩnh lặng).
- Nắng lên: Mặt trời làm hồng bầu trời, rót nắng chan hoà mặt đất. Chim hót líu lo. Màu mây, màu núi sậm hơn: núi xanh thẫm, mây ửng nắng hồng, vòm trời cao, xanh, rộng mênh mông. Sương tan, giọt sương đọng lại trên cỏ, sáng lấp lánh.
- Trưa: Bóng cây tròn nắng, nước biếc hơn, lá thẫm màu hơn, mây trắng bồng bềnh trôi.
- Chiều tà: Ông mặt trời gác núi , cánh đồng thì thầm ca hát như kể chuyện về mình.
- Hoàng hôn đến với vài ánh đom đóm lập loè.
3. Kết luận:
- Cảm xúc của em trước vẻ đẹp của cánh đồng lúa chín đã tả.
• Lưu ý quan trọng:
Các em có thể tả cảnh đẹp quê hương quen thuộc với các em như: cảnh con đường làng, cánh đồng lúa chín, con sông, dòng suối... không cần phải là danh lam thắng cảnh. Học sinh sống ở thành phố có thế tả cảnh phố xá, công viên. Sau đây là bài tham khảo của một học sinh Hoàng Văn An lớp 5A1 Trường Tiểu học Kiền Bái - Thủy Nguyên - Hải Phòng.
B. Bài làm tham khảo tả cánh đồng lúa chín
Mỗi một chúng ta, ai cũng có quê hương của mình. Quê hương là chùm khế ngọt, là nơi để lại những kỉ niệm đẹp trong cuộc đời. Dẫu có phải đi xa, bao giờ người ta cũng nhớ về quê cha đất tổ. Quê hương em có biết bao nhiêu cảnh đẹp. Mỗi chiều đi học về em lại được đắm mình trong cảnh đẹp cánh đồng lúa quê em.
Em lớn lên ở vùng chiêm trũng, nơi có cánh đồng thẳng cánh cò bay. Và có lẽ cánh đồng lúa quê em luôn có sức hấp dẫn kéo những người, đi xa nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Những buổi sáng mùa xuân ra đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi, sóng lúa nhấp nhô từng đợt, từng đợt đuổi nhau ra mãi xa. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Nhất là những buổi khi bà con nông dân đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên bao câu ca tiếng hát. Từng đàn bướm đủ màu sắc sặc sỡ như đùa giỡn với thảm lúa xanh. Vào những mùa lúa chiêm đang chín rộ, nếu ai đứng ở xa nhìn lại sẽ thấy một biển vàng mênh mông. Rải rác khắp cánh đồng là cảnh bà con nông dân đang gặt lúa, nón trắng nhấp nhô trên đồng.
Chiều đến khi gió nồm nhẹ thổi, lúa khẽ lay động rì rào như đang thì thầm tâm sự với nhau. Những buổi chiều thu, làn sương phủ trên cánh đồng, trông xa như một màn khói loãng, trắng nhờ nhờ. Sáng ra, màn sương tan đi để lại những giọt sương long lanh trên lá lúa.
Đến khi mặt trời lên sưởi ấm cánh đồng, những tia nắng rọi vào hạt sương tưởng như muôn vàn hạt ngọc li ti, ánh lên những tia sáng muôn màu, muôn vẻ trông rất đẹp.
Ở xóm em, có những anh chị đi xa, lần nào về thăm quê cũng ra thăm cánh đồng. Họ say sưa nhìn ngắm những con chim sẻ đi kiếm ăn bay là là trên thảm lúa. Thỉnh thoảng, chúng đỗ hẳn xuống rồi lại bay vút lên trời xanh ríu rít gọi nhau.
Em yêu mến cánh đồng làng em, yêu mến quê hương em. Nơi đây, em đã sinh ra và lớn lên. Giờ đây, vùng chiêm trũng này đã có những cậu “trâu sắt” băng băng chạy trên cảnh đồng. Điện cao thế bừng sáng xóm làng. Cuộc sống đang đi lên trên con đường hạnh phúc.
câu 2: bài làm
Quê hương tôi ngoài bãi đá bờ đê dòng sông bên lở bên bùi thì còn có cánh đồng lúa là thắng cảnh đẹp. Có thể nó không được thế giới cũng như nhà nước công nhận nhưng nó luôn là cảnh tượng đẹp nhất trong lòng tôi. Còn gì đẹp hơn khi nhìn thấy những cánh đồng lúa rộng thẳng cánh cò bay, một nét đẹp của cội nguồn dân tộc mà mỗi chúng ta nên tìm về để chiêm ngưỡng cũng như gìn giữ nó. Một nét đẹp giản dị mộc mạc mang màu xanh của hòa bình.
Cánh đồng lúa quê tôi mang một màu xanh hòa bình êm dịu bất cứ ai cũng yêu mến khi ngắm nhìn nó. Một hình ảnh quá đỗi quen thuộc của làng quê khiến cho những ai sinh ra ở đây thì sẽ không thể quên được nó. Cánh đồng lúa quê tôi được chia thành những ô nhỏ, những bờ ruộng vuông vắn với bờ cao được những người nông dân đắp cao để ngăn không cho nước chảy ra khỏi ruộng. Những cây lúa cứ thế không lo hết nước sinh trưởng và phát triển tốt.
Khi cây lúa mới được trồng lên ngọn của nó nhỏ nhắn thân mền trước gió, nếu gió to có thể gẫy cây bất cứ lúc nào. Những cây lúa non ấy chỉ khi qua mấy tuần nó sẽ cứng chân lên, xanh tốt và đẹp đẽ. Cái màu xanh non của lúa mới trông thật dễ mến làm sao. Cả đồng lúa mơn man một màu xanh nhẹ nhàng như thế, một màu xanh dịu dàng nhưng không kém phần tinh tế. Có những lúc cơn gió kia vội vàng thổi làm cho đồng lúa như múa reo vì những lá lúa non đua nhau phấp phới như múa như reo hay chính là nó đang vung vẫy nổi dậy để lớn lên?
Khi cây lúa lớn hơn những cây khác mọc lên thành khóm lúa, những khóm lúa có màu xanh đậm hơn, cứng cáp hơn dày dặn hơn. Thân vẫn không thiếu đi độ mềm dẻo khi có những cơn bão trở về từng khóm lúa bám chặt vào đất mặc cho sức gió lúa vẫn phát triển lớn lên. Khi cơn bão qua đi thì cánh đồng lúa không còn thẳng một màu được nữa vì cũng có những cây lúa đã đổ xuống. thế nhưng nó không chết đi mà nó vẫn gượng dậy và phát triển cho ra những hạt thóc vàng mùa bội thu. Cũng có những cây lúa nghiêng ngả đã vững vàng trước sóng gió đứng thẳng được dậy. Thời này là nơi đẹp nhất người ta gọi nó là thời con gái, những hạt thóc đang ấp ủ bên trong những thân lúa, cái món mà lũ trẻ trâu chúng tôi thường hay ăn, mùi của nó thơm thơm, vị của nó ngọt ngào, ngọt cái ngọt riêng của thóc lúa mà không có cái nào giống được. Dân làng tôi gọi nó là đòng đòng, những nhánh đòng đòng dấu mình bên trong thân lúa giống như những cô gái thẹn thùng nép nép ngượng ngùng. Không chỉ thế gọi nó là thời con gái vì lúc này lúa dẻo dai nhất đẹp nhất, nhìn cả cánh đồng với màu xanh đậm ai cũng sẽ chạnh lòng nghĩ về một thời tuổi thơ trên cánh đồng xanh mượt này.
Còn khi đồng lúa có màu vàng đòng nghĩa là lúa đã đến mùa gặt, những bông lúa nặng trĩu trên tay vàng chói như những bông vàng, hạt châu báu của dân làng tôi. Cả đồng lúa tràn ngập sắc vàng, có chỗ vàng tươi, có chỗ lại vãng sẫm, có chỗ vàng xen lẫn xanh. Khi những cơn gió ùa về như nổi nhớ cả cánh đồng rì rào uốn lượn như từng lớp sóng đầy nhau về phía bờ. Thân lúa lúc này vững chải, người ta không thể lấy tay nhổ được nữa mà phải lấy liềm cắt. những bó lúa được xếp thành những lượm lúa nhỏ tuyệt đẹp. Lúa chín đều vui vẻ một mùa bội thu cho nhân dân. Nó giống như hạt ngọc của quê tôi vậy
Tôi rất yêu cánh đồng quê hương, nó không chỉ là chỗ để nhân dân tăng gia sản xuất mà nó còn là cánh đồng lúa xanh mướt, là cánh đồng tuổi thơ, cánh đồng kỉ niệm của cá nhân tôi cũng như của những người sinh ra trên quê hương cánh đồng lúa. Càng ngày tôi càng nhận thấy vẻ đẹp của nó và tôi biết nó đã chiếm một phần nào đó trong tái tim tôi.
kham khảo nhé bn