K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 4

1.

  1. Nguyên nhân dẫn tới ô nhiễm hệ sinh thái đã quan sát: Ô nhiễm hệ sinh thái thường do sự can thiệp không cân nhắc của con người vào môi trường tự nhiên, bao gồm việc xả thải công nghiệp và nông nghiệp, rừng bị phá hủy, đô thị hóa, và sử dụng chất độc hại như hóa chất, thuốc trừ sâu. Điều này gây ra sự suy giảm đáng kể trong chất lượng không khí, nước và đất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài trong hệ sinh thái.

    Cách khắc phục: Để giảm ô nhiễm hệ sinh thái, chúng ta cần thực hiện các biện pháp như kiểm soát ô nhiễm, quản lý và sử dụng tài nguyên tự nhiên một cách bền vững, áp dụng công nghệ xanh và thân thiện với môi trường, cũng như tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn đề này.

Hoạt động của con người gây biến đổi hệ sinh thái và xu hướng biến đổi: Các hoạt động như phá rừng, lấn chiếm đất đai, đô thị hóa, khai thác tài nguyên mà không đảm bảo bền vững làm suy giảm đa dạng sinh học và phá vỡ cân bằng tự nhiên trong hệ sinh thái. Xu hướng biến đổi của hệ sinh thái thường là tiêu cực, với sự mất mát đa dạng sinh học và suy giảm chất lượng môi trường.

Khắc phục biến đổi xấu của hệ sinh thái: Để khắc phục, chúng ta cần thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường và hệ sinh thái, như giảm thiểu khai thác tài nguyên, bảo vệ rừng và đất đai, xây dựng các khu vực bảo tồn, và thúc đẩy sử dụng công nghệ bền vững và thân thiện với môi trường.

2.

Cảm nhận sau khi học xong bài thực hành: Sau khi học xong bài thực hành về tìm hiểu tình hình môi trường địa phương, tôi cảm thấy nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và hệ sinh thái được nâng cao. Tôi nhận ra rằng mỗi người dân có trách nhiệm đối với môi trường địa phương của mình và cần phải hành động để bảo vệ nó.

Nhiệm vụ của học sinh đối với công tác phòng chống ô nhiễm: Nhiệm vụ của học sinh đối với công tác phòng chống ô nhiễm là tham gia vào các hoạt động giáo dục và tuyên truyền về bảo vệ môi trường, thúc đẩy các biện pháp bảo vệ môi trường trong cộng đồng, và hành động một cách bền vững để giảm thiểu ảnh hưởng của con người đối với môi trường tự nhiên.

Tham khảo:

1. Kiến thức lí thuyết

+ Nguyên nhân:

     • Nước thải chưa qua xử thải vào môi trường nước, cá tôm chết hàng loạt;

     • Rác thải từ các khu công nghiệp, rác thải sinh hoạt của con người thải ra môi trường;

     • Khí thải từ khu công nghiệp, các nhà máy, các phương tiện giao thông thải ra môi trường không khí.

 + Cách khắc phục:

     • Trồng nhiều cây xanh.

     • Xử lí khí thải và nước thải trước khi thải ra môi trường.

     • Thu gom rác thải đúng nơi quy định để môi trường thêm sạch đẹp.

- Hoạt động của con người gây ra hiện tượng ô nhiễm 

+ Hoạt động sản xuất của các nhà máy, các khu công nghiệp đã tạo ra các chất thải và rác thải thải trực tiếp vào môi trường

+ Vứt rác thải sinh hoạt bừa bãi

 

+ Vứt các vỏ thuốc sâu, thuốc bảo quản thực vật bừa bãi, không đúng nơi quy định

+ Sử dụng phân hữu cơ chưa qua xử lí

+ Đốt cháy nhiên liệu của các phương tiện giao thông thải các chất độc hại vào môi trường

- Xu hướng đó là xấu. Ta cần khắc phục nhanh chóng, giảm thiểu các quá trình gây ô nhiễm khác nhau.

- Biện pháp cần thực hiện để khắc phục:

+Trồng nhiều cây xanh

+ Giữ gìn vệ sinh nơi ở, khu dân cư

+ Sử dụng các nguồn năng lượng mới không sinh ra khí thải

+ Xây dựng hệ thống xử lí chất thải trong các nhà máy khu công nghiệp, xây dựng các nhà máy xử lí và chế tái rác.

2. Cảm nhận của em sau khi học xong bài thực hành:

- Sau khi học xong bài thực hành chúng em rất buồn vì tình trạng ô nhiễm ở địa phương em đã làm cho nhiều hệ sinh thái bị tàn phá nghiêm trọng. Đồng thời chúng em phát hiện ra được nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Và nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường ở đây chính là do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người như: sử dụng các phương tiện giao thông sinh ra các khí thải vào môi trường, các chất thải sinh hoạt, hiện tượng vứt rác bừa bãi…  

- Sau buổi học này chúng em cảm thấy mình cần có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ môi trường sống ở địa phương em. Vì nếu môi trường sống bị ô nhiễm thì chất lượng sống của con người cũng sẽ không được đảm bảo. Em hy vọng, mọi người sẽ cùng nhau bảo vệ môi trường dù là những hành động nhỏ nhặt nhất.

- Để bảo vệ môi trường thì chúng ta cần hạn chế sử dụng túi nilong, hạn chế sử dụng các thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật, cần trồng nhiều cây xanh, cần chú ý giữ gìn vệ sinh chung. Đồng thời tuyên truyền và giáo dục cho mọi người trong các khu dân cư ý thức bảo vệ môi trường sống

22 tháng 3 2022

còn cách trả lời nào khác không ạ 

6 tháng 4 2022

Những hoạt động gây ô nhiễm ...... : 

- Thử và sử dụng vũ khí hạt nhân

- Sử dụng đồ dùng nhựa tràn lan

- Nhà máy xí nghiệp mọc lên khắp nơi -> Tăng lượng CO2 trog khí quyển

- Rừng bị tàn phá để lấy đất xây nhà, nhà máy,....

- Thuốc trừ sâu, thuốc hóa học, thuốc diệt cỏ,......

- .......vv

Xu hướng biến đổi...... : Là xấu đi vì nhiệt độ đang bị thay đổi dân tới vật nuôi không thể thích ứng kịp vs sự thay đổi này nên chết đi, ngoài ra thức ăn của chúng cũng bị nhiễm độc từ chất phóng xạ, chất hóa học nên chất lượng sản phẩm đầu ra không chất lượng,.....

Theo em, chúng ta...... : 

- Đấu tranh chống thử và sản xuất vũ khí hạt nhân

- Ngăn chặn sự ô nhiễm môi trường như hạn chế rác thải nhựa,....

- Ngăn chặn sự biến đổi khí hậu bằng cách tuyên truyền ng dân trồng cây gây rừng, thực hiện biện pháp 3R,.....

- Ngăn chặn sử dụng chất hóa học vào mục đích chăn nuôi, trồng trọt

-.........vv

Câu 3: (3,0 điểm)          1. Ở địa phương em, những hoạt động nào của con người gây ô nhiễm môi trường?          2. Theo em chúng ta cần làm gì để hạn chế ô nhiễm không khí?Câu 4:  (1,0 điểm)Sau khi học xong bài: “Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên”, Hai bạn Lâm và Hưng tranh luận với nhau.          Hưng nói: Rừng là tài nguyên không tái sinh.          Còn Lâm lại nói: Rừng là tài nguyên tái sinh.Theo em, ý kiến của bạn...
Đọc tiếp

Câu 3: (3,0 điểm)

          1. Ở địa phương em, những hoạt động nào của con người gây ô nhiễm môi trường?

          2. Theo em chúng ta cần làm gì để hạn chế ô nhiễm không khí?

Câu 4:  (1,0 điểm)

Sau khi học xong bài: “Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên”, Hai bạn Lâm và Hưng tranh luận với nhau.

          Hưng nói: Rừng là tài nguyên không tái sinh.

          Còn Lâm lại nói: Rừng là tài nguyên tái sinh.

Theo em, ý kiến của bạn nào đúng? Tại sao?

Câu 5: (2,0 điểm)

          1. Nhân tố sinh thái được chia thành mấy nhóm? Hãy kể tên các nhóm đó?

          2. Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các các thể sinh vật, làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng?

 Câu 6: (4,0 điểm)

          1. Thế nào là một hệ sinh thái?

          2. Cho 2 ví dụ về hệ sinh thái.

          3. Giả sử 1 quần xã sinh vật có các loài sau: sâu, vi sinh vật, cầy, cây gỗ, chuột và rắn.

          a. Hãy vẽ sơ đồ có thể có về mạng lưới thức ăn trong quần xã sinh vật trên.

          b. Nếu trong lưới thức ăn trên, quần thể cây gỗ bị loại bỏ thì quần xã sinh vật sẽ biến động như thế nào? Tại sao?

Câu 7: (3,0 điểm)

          1. Ở địa phương em, những hoạt động nào của con người gây ô nhiễm môi trường?

          2. Theo em chúng ta cần làm gì để hạn chế ô nhiễm do chất thải rắn?

Câu 8: (1,0 điểm)

Sau khi học xong bài: “Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên”, Lan và Mai tranh luận với nhau.

          Lan nói: Đất là tài nguyên không tái sinh.

Còn Mai lại nói: Đất là tài nguyên tái sinh.

Theo em, ý kiến của bạn nào đúng? Tại sao?

 

0
1 tháng 4 2022

1. Ô nhiễm môi trường là gì? Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường? Nguyên nhân nào là chủ yếu?

- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, sinh học bị thay đổi gây tác hại xấu đến sinh vật 

- Nguyên nhân : 

+ Ô nhiễm do các chất khí thải từ các hoạt động công nghiệp và sinh hoạt

+ Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ TV và chất độc hóa học

+ Ô nhiễm do các chất phóng xạ

+ Ô nhiễm do chất thải rắn

+ Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh

- Nguyên nhân chủ yếu lak ô nhiễm do các chất khí thải từ các hoạt động công nghiệp và sinh hoạt vì khoa học hiện đại và số dân tăng nhanh nên các hoạt động công nghiệp ngày càng đẩy mạnh để phục vụ đời sống con người

2. Chuỗi thức ăn là gì? Lưới thức ăn là gì? Lấy ví dụ về chuỗi thức ăn, phân tích chuỗi thức ăn thành các thành phần của hệ sinh thái.

-  Chuỗi thức ăn : là 1 dãy nhiều loại sinh vật có quan hệ dinh dưỡng vs nhau

- Lưới thức ăn : Là các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung gộp lại tạo thành

- VD về chuỗi TĂ và phân tích : 

* Cỏ  ->  Sâu  ->  Chim ăn sâu  ->  Vi sinh vật

Phân tích thành phần : 

+ Sv sản xuất là cỏ

+ Sv tiêu thụ bậc 1 là Sâu, Sinh vật tiêu thụ bậc 2 lak Chim ăn sâu

+ Sv phân hủy lak Vi sinh vật

29 tháng 10 2019

    - Tại địa phương có tác nhân gây ô nhiễm môi trường:

      + Nước bẩn thải từ nhà máy, khu dân cư;

      + Phun thuốc bảo vệ thực vật;

    - Tác hại của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người : Ảnh hưởng tới đường hô hấp vì ô nhiễm không khí, có khả năng bị nhiễm độc nước,... ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người.

    - Biện pháp khắc phục như: các biện pháp xử lí chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt trước khi thải ra môi trường, sử dụng nhiều loại năng lượng không gây ô nhiễm như năng lượng gió, mặt trời… xây dựng nhiều công viên, trồng nhiều cây xanh để hạn chế bụi và điều hòa khí hậu… cần tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người về phòng chống ô nhiễm môi trường.

23 tháng 3 2021
Tại địa phương có tác nhân gây ô nhiễm môi trường:Nước bẩn thải từ nhà máy, khu dân cư;Phun thuốc bảo vệ thực vật;Tác hại của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người : Ảnh hưởng tới đường hô hấp vì ô nhiễm không khí, có khả năng bị nhiễm độc nước,... ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người.Biện pháp khắc phục như: các biện pháp xử lí chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt trước khi thải ra môi trường, sử dụng nhiều loại năng lượng không gây ô nhiễm như năng lượng gió, mặt trời… xây dựng nhiều công viên, trồng nhiều cây xanh để hạn chế bụi và điều hòa khí hậu… cần tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người về phòng chống ô nhiễm môi trường.
1 tháng 5 2022

Hệ sinh thái  là hệ thống các quần thể bao gồm cả sinh vật có sự sống và không có sự sống, tất cả cùng tồn tại và phát triển trong một môi trường gọi là quần xã. Những quần thể này luôn có tương tác qua lại dù ít hay nhiều.

1 tháng 5 2022

Câu 5: Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã (sinh cảnh). Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.

Ví dụ: Trong một khu rừng có nhiều cây lớn nhỏ khác nhau, các cây lớn đóng vai trò quan trọng là bảo vệ các cây nhỏ và động vật sống trong rừng. Động vật rừng ăn thực vật hoặc ăn thịt các loài động vật khác. Các sinh vật trong rừng phụ thuộc lẫn nhau và tác động với môi trường sống của chúng rất chặt chẽ tạo thành hệ sinh thái.

- Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu sau:

+ Các thành phần vô sinh như đất đá, nước, thảm mục...

+ Sinh vật sản xuất là thực vật.

+ Sinh vật tiêu thụ gồm có động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt.

+ Sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm...

 

5 tháng 9 2018

Khi đem một cây phong lan từ trong rừng rậm về trồng ở vườn nhà, những nhân tố sinh thái của môi trường tác động lên cây phong lan đó sẽ thay đổi.

Giải bài 3 trang 121 sgk Sinh 9 | Để học tốt Sinh 9

18 tháng 5 2016

1/Môi trường địa phương đang bị ô nhiễm:

+ Nguồn nước bị bẩn do rác thải, nước thải sinh hoạt

+ Đất bị ô nhiễm do sử ụng quá nhiều thuốc BVTV trong trồng trọt

+ Nước thải chăn nuôi gây ô nhiễm cả môi trường đất, nước, không khí

Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp hạn chế ô nhiễm:

+ Xử lí nước thải sinh hoạt, chăn nuôi trước khi thải ra môi trường

+ Phân loại, vứt rác đúng nơi quy định

+ Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người đân trong công tác bảo vệ môi trường sống chung.

2/Biện pháp nhà nước ta đã và đang làm để bảo vệ tài nguyên sinh vật:

+ Bảo vệ, trồng rừng, cấm khai thác các khu rừng già, rừng đầu nguồn, xử lí nghiêm minh vi phạm nếu bị phát hiện.

+ Cấm săn bắn động vật hoang dã

+ Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia để bảo vệ các loài sinh vật.

+ Ứng dụng công nghệ sinh học vào việc nhân giống, bảo tồn nguồn gen sinh vật