K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 5 2022

Để bảo vệ nghề truyền thống em cần:

- Trước hết, bản thân phải có ý thức giữ gìn các nghề truyền thống đó

- Sau đó là những công việc liên quan đến nhiều người: tuyên truyền cho mọi người pk cách gìn giữ, bảo quản các nghề truyền thống. Tổ chức các cuộc vận động để giữ gìn

Câu 1: Khi nội lực, ngoại lực tác động thì địa hình bề mặt Trái Đất có đặc điểm ra sao và sinh ra hiện tượng gì?Câu 2: Trình bày đặc điểm, vai trò của lớp vỏ Trái Đất. Em cần làm gì để góp phần bảo vệ Trái Đất ?Câu 3: Núi là dạng địa hình như thế nào? Nêu sự khác nhau giữa núi già và núi trẻ ?Câu 4. Con người đã có những biện pháp gì để hạn chế bớt nhưng thiệt hại do...
Đọc tiếp

Câu 1: Khi nội lực, ngoại lực tác động thì địa hình bề mặt Trái Đất có đặc điểm ra sao và sinh ra hiện tượng gì?

Câu 2: Trình bày đặc điểm, vai trò của lớp vỏ Trái Đất. Em cần làm gì để góp phần bảo vệ Trái Đất ?

Câu 3: Núi là dạng địa hình như thế nào? Nêu sự khác nhau giữa núi già và núi trẻ ?

Câu 4. Con người đã có những biện pháp gì để hạn chế bớt nhưng thiệt hại do động đất gây ra?

Câu 5. Một ngọn núi có độ cao tuyệt đối là 2500m, người ta đo chỗ thấp nhất của chân núi đến mực nước biển trung bình là 150m. Tính độ cao tương đối của ngọn núi đó? Núi này thuộc loại núi nào theo phân loại độ cao.

                                                             ⛇Hết

3
20 tháng 12 2021

Đặc điểm của lớp vỏ Trái đất:

Vỏ Trái đất là lớp đất đá rắn chắc, độ dày dao động từ 5km (ở đại dương) đến 70 km (ở lúc địa)Lớp vỏ Trái đất chiếm 1% thể tích và 0,55 khối lượng của Trái đất.Vỏ Trái đất được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau.
20 tháng 12 2021

 Vai trò của lớp vỏ Trái đất: Hẳn tất cả chúng ta đều biết, vỏ trái đất ngoài là nơi trú ngụ và tồn tại của con người thì nó còn là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác như không khí, sinh vật, nước…Có thể nói, đây chính là nơi diễn ra mọi hoạt động của con người cũng như các loài sinh vật.

8 tháng 5 2021
-Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài động vật.-Hạn chế khai thác bừa bãi các loài động vật.-Xây dựng vườn Quốc Gia, khu bảo tồn để bảo vệ động vật.-Cấm buôn bán, xuất khẩu các loài động vật.-Tuyên truyền, giáo dục nhân dân cùng bảo vệ các loài động vật.  
8 tháng 5 2021

cám ơn bạn nhé

7 tháng 5 2022

REFER

 6 phường: Tân Bình, Tân Đồng, Tân Phú, Tân Thiện, Tân Xuân, Tiến Thành và 2 : Tân Thành, Tiến Hưng.

7 tháng 5 2022

tham khảo*********

Thành phố Đồng Xoài có 8 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 6 phường: Tân Bình, Tân Đồng, Tân Phú, Tân Thiện, Tân Xuân, Tiến Thành và 2 : Tân Thành, Tiến Hưng..
23 tháng 12 2016

Phải tư duy toàn cầu vì: Sự biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường nước và sự suy giảm đa dạng sinh học đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu, chứ không phải tại một số quốc gia hay môt khu vực nào trên Trái Đất. Vì nó tuần theo quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí: đó là quy luật về mỗi quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và mỗi bộ phần của lớp vỏ địa lí.

- Hành động địa phương vì: sự biến đổi, ô nhiễm và suy giảm đa dạng sinh học ở các quốc gia, các khu vực khác nhau trên Trái Đất, không giống nhau về mức độ. Do vậy, ở các địa phương khác nhau trên Trái Đất tùy theo mức độ ô nhiễm môi trường mà có những biện pháp cụ thể khác nhau.

25 tháng 12 2016

Đối với loài người, không thể có cái gì quí giá bằng ngôi nhà chung của mình là trái đất. Trái đất là một hành tinh độc đáo và vô cùng hiếm hoi trong vũ trụ, điều đó được thể hiện ở chỗ: trái đất tồn tại ở một tọa độ không gần mặt trời hơn (như sao Kim), cũng không xa mặt trời hơn (như sao Hỏa) như nó đang tồn tại trong Thái Dương hệ, và chính nhờ tồn tại ở vị trí đó, trái đất mới hội đủ các điều kiện đưa đến một hiện tượng kỳ diệu là hình thành sự sống, rồi con người xuất hiện.

Thành tựu khoa học từ lâu đã xác định: Trong chín hành tinh Thái Dương hệ thì chỉ trái đất có sự sống, có con người. Các phương tiện nghiên cứu hiện đại nhất của ngành thiên văn đã “sục sạo” trong nhiều thập kỷ vẫn chưa phát hiện được một dấu hiệu nào khác của sự sống sơ khai trong không gian thuộc “thiên hà của chúng ta”. Như thế đủ thấy trái đất của chúng ta quý giá đến nhường nào.

Từ thế kỷ thứ XIV, các nhà khoa học đã nghiên cứu về nguồn gốc trái đất. Đến thời đại ngày nay, hầu hết các nhà khoa học đều nhất trí với lý thuyết cho rằng, trái đất cùng hệ mặt trời được hình thành cách nay 5 tỷ năm từ sự nguội lạnh và co lại của đám mây bụi và khí trong vũ trụ. Trái đất có diện tích 510 triệu km2, khối lượng 5977.1018 tấn, chu vi xích đạo 40.000 km, đường kính 12.700 km, tốc độ chuyển động không gian 900.000 km/h. Cùng một lúc, trái đất có ba hình thức vận động: tự quay quanh trục (tưởng tượng) của mình, quay quanh mặt trời, và cùng mặt trời quay trong quĩ đạo của thiên hà.

Bộ mặt trái đất luôn luôn biến đối do chính cấu trúc của nó gây ra. Trái đất có một vỏ bọc ngoài vô cùng cứng rắn, còn lớp bên trong thì nóng chảy ở hàng ngàn độ C. Vật chất cấu thành vỏ trái đất gồm 108 nguyên tố, trong đó 8 nguyên tố sau đây chiếm gần hết trọng lượng (98%): 0xy 47%, silic 28%, nhôm 9%, sắt 5%, can xi 3,6%, kali 2,4%, magiê 2,1%, hyđrô 0,9%; 100 nguyên tố còn lại chỉ chiếm 2% trọng lượng vỏ trái đất. Hàm lượng sắt và niken khá nhiều, lại luôn ở trạng thái nóng chảy và chuyển dịch không ngừng trong lòng trái đất nên phát sinh ra dòng điện và đó chính là nguyên nhân tạo nên từ trường của trái đất, có tác dụng ngăn những tia bức xạ chết người được phát đi từ mặt trời suốt ngày đêm với khoảng một triệu tấn một giây. Các cực của từ trường đã làm cho kim la bàn hoạt động, giúp con người xác định dễ dàng phương hướng.
So với đường bán kính trái đất 637 km thì cấu trúc lớp vỏ trái đất tỏ ra rất mong manh: lớp vỏ ở đáy đại dương chỉ dày 5 km, còn lớp vỏ trên lục địa chỉ dày 35 km. Lớp vỏ trái đất bị các vết nứt sâu chia cắt thành bảy mảng lớn, được gọi là bảy mảng nền và khoảng mười mảng nhỏ khác. Các mảng nền trôi trên lớp dung nham nóng của lớp bao nên khi chúng va chạm vào nhau, trượt chồng lên nhau gây ra hiện tượng động đất hay núi lửa. Có khi chúng lại trôi cách xa nhau, hình thành nên hiện tượng để từ đó các nhà địa chất học đề xướng lên học thuyết kiến tạo mảng hay còn gọi là thuyết lục địa trôi. Cách đây khoảng 250 triệu năm, trên mặt đất chỉ có một lục địa duy nhất là đại lục Pangiêa và chính nhờ có hiện tượng lục địa trôi mà trái đất hôm nay có 5 châu và 4 biển.

Các mảng nền có xát, va đập mạnh với nhau sẽ tạo nên hiện tượng dữ dội là động đất và núi lửa. Vết nứt mảng nền vùng Đông Phi lớn nhất thế giới, trong một khu vực có chiều dài 6.000 km, chiều rộng 50-60 km. Còn vết nứt tại vùng giáp ranh bang California với bang Nêvađa (Mỹ) có chiều dài 225 km, chiều rộng từ 6 đến 26 km. Thường có đến 92% số vụ động đất xảy ra ở những nơi tiếp xúc giữa hai mảng nền. Các vụ động đất với cường độ mạnh bao giờ cũng gây thảm họa cho loài người. Động đất mạnh ngoài đại dương bao giờ cũng gây nên hiện tượng sóng thần, có khi tốc độ lan tỏa của sóng đạt đến 700-800 km/giờ, sức tàn phá thật khủng khiếp. Nhật Bản và vùng Xan Phơraxicô (Mỹ) là những nơi nằm trong vòng “vành đai lửa” Thái Bình Dương, thường xảy ra động đất, núi lửa, sóng thần.

Nói đến trái đất hẳn phải nói ngay đến nước, bởi nước là một trong những thành phần cơ bản bảo đảm cho con người tồn tại. Nước bao phủ 7/10 bề mặt trái đất và chiếm 2/3 trọng lượng cơ thể người. Tổng lượng nước trên trái đất không đổi, khoảng 1.368 triệu km3; trong đó, nước mặn các đại dương chiếm 94%, 6% nước ngọt được phân chia: 4,34% nước ngầm, 1,65% nước dạng băng tuyết, 0,01% nước sông hồ, 0,001% nước bốc hơi trong khí quyển và ở trong cơ thể sinh vật. Ngày nay, tình hình diễn biến của nước ngày càng xấu đối với sự sống con người và sinh vật. Nhiều vùng rộng lớn bị hạn hán kéo dài, mùa màng thất bát làm cho con người lâm vào tình trạng mất an ninh về lương thực. Nguồn nước bị nhiễm bẩn, ô nhiễm nghiêm trọng – Liên Hiệp Quốc đã đưa ra con số cảnh báo: Trên thế giới, cứ mỗi ngày có một tỷ người thiếu nước sạch, và 5.000 người chết vì dùng nước bẩn.

Quanh trái đất có bầu khí quyển bao bọc. Lớp khí quyển này gồm nhiều chất khí hợp thành, có chiều dày gần 1.000 km. Tỷ lệ các lớp khí như sau: khí nitơ 78% (lớn nhất), khí ôxy 21%, khí ác gông 40: 0,93%, các chất khí khác 0,07%. Thành phần không khí và tỷ lệ giữa các thành phần không khí nêu trên đã được hình thành và ổn định hàng triệu năm nay, thích hợp với sự sống muốn loài, nếu thành phần và tỷ lệ đó thay đổi thì chắc chắn sẽ là hiểm họa khôn lường. Hiện nay, diễn biến tình hình bầu khí quyển đang trượt nhanh theo hướng tiêu cực. Bầu khí quyển đã thật sự bị ô nhiễm, trong đó nổi lên hai hiện tượng được theo dõi nhiều nhất là nguy cơ tầng khí Ôzôn bị phá hủy và hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên. Tầng khí ôzôn bị phá hủy, các tia tử ngoại của mặt trời lọt xuống trái đất càng nhiều, là một hiểm họa cho sự sống. Còn hiệu ứng nhà kính càng trầm trọng, khiến trái đất ngày một nóng lên, khí hậu sẽ biến động xấu, nhất là các núi băng hai cực tan ra, nước biển tràn ngập các vùng lục địa thấp khiến cho hàng triệu người khốn đốn.

Có thể nói, nếu loài người cứ giữ các hoạt động cuộc sống như lâu nay, mà không tỉnh táo điều chỉnh theo mục tiêu bảo vệ môi trường, bảo vệ trái đất thì chẳng bao lâu nữa, các điều kiện sống của con người sẽ rơi vào tình thế “lâm nguy”. Như vậy, để bảo vệ trái đất, con người cần hướng hoạt động của mình đến các nội dung sau: bảo vệ nguồn nước (không để nước bị ô nhiễm và sử dụng hợp lý); bảo vệ bầu khí quyển (có giải pháp chấm dứt tình trạng tầng khí ôzôn bị phá hủy và bầu khí quyển nóng lên); bảo vệ và khai thác hợp lý tài nguyên trái đất; phát triển dân số phù hợp với phát triển kinh tế-xã hội.
Việc nhận thức các nội dung trên chắc không phải khó khăn lắm nhưng hành động để biến nó thành hiện thực thì quả là gian nan, bởi đây là công việc yêu cầu tính đồng bộ trên vi phạm toàn cầu, của cả loài người, chứ không phải là việc của một quốc gia, một cá nhân nào.

Có điều không mấy ai để tâm tới là khi đề cập đến việc bảo vệ và khai thác hợp lý tài nguyên trái đất, ta thường quan tâm đến ý nghĩa kinh tế-xã hội của nó, mà quên cái hệ lụy không tránh khỏi là, khi trái đất đã bị rút hết các khoáng sản rắn, các nhiên liệu lỏng và khí thì sẽ bị rút bớt nhiệt lượng. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cấu trúc và diễn biến các vận động lý – hóa vốn đã được ổn định suốt nhiều tỷ năm của trái đất.

Con người có mặt trên trái đất đã gần ba triệu năm, đến nay lịch sử vận động mãnh liệt của con người đang đối mặt với nhiều thử thách lớn lao, trong đó sứ mạng bảo vệ trái đất được đặt vị trí hàng đầu, hết sức nặng nề và vô cùng cao cả.

 
 
11 tháng 4 2021

Tham khảo nha em:

Câu 1:

-Trên Trái Đất có 7 đai khí áp: 4 đai áp cao, 3 đai áp thấp.

     + Phân bố xem kẽ và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo.

     + Từ xích đạo về hai cực có đai áp thấp xích đạo, hai đai áp cao chí tuyến, hai đai áp thấp ôn đới và hai đai áp cao cực.

-Gió Tín phong là loại gió thổi quanh năm theo một chiều từ các vĩ tuyến 30ºB và N về phía Xích đạo.

-Gió Tây ôn đới là loại gió thổi quanh năm từ vĩ tuyến 30 – 35ºB và N về khoảng các vĩ tuyến 60º.

Gió:

Gió là những luồng không khí chuyển động trên quy mô lớn.

Nguyên nhân sinh ra gió là do sự chênh lệch áp suất không khí giữa nơi áp cao và nơi áp thấp, không khí bị dồn từ nơi áp cao về áp thấp tạo ra gió.

​Có 3 loại gió chính:

- Gió Tín phong (gió Mậu dịch): là loại gió thổi quanh năm theo một chiều từ các vĩ tuyến 30°B và N về phía Xích đạo. Loại gió này được sinh ra do sự chênh lệch giữa áp cao chí tuyến với áp thấp xích đạo.

 

- Gió Tây ôn đới: là loại gió thổi quanh năm từ vĩ tuyến 30 - 35°B và N (nơi có áp cao) về khoảng các vĩ tuyến 60 (nơi có áp thấp).

Do sự tự quay của Trái Đất, các gió Tín phong và gió Tây không thổi theo phương kinh tuyến mà bị lệnh về phía tay phải ở nửa cầu Bắc và về phía tay trái ở nửa cầu Nam theo hướng chuyển động.

Câu 2:

-Nhiệt độ trung bình ngày= Tổng  nhiệt độ các lần đo trong ngày chia số lần đo.

-Nhiệt độ trung bình tháng= Tổng  nhiệt độ trung bình của các ngày trong tháng chia số ngày đo.

-Nhiệt độ trung bình năm= Tổng nhiệt độ trung bình 12 tháng chia 12.

Câu 3:

-Thời tiết là tập hợp các trạng thái  của các yếu tố khí tượng xảy ra trong khí quyển ở một thời điểmđiểm, một khoảng thời gian nhất định  như nắng hay mưa, nóng hay lạnh, ẩm thấp hay khô ráo.

-Khí hậu là thuật ngữ mô tả các trạng thái thời tiết đã từng xảy ra ở một nơi nào đó  trong một khoảng thời gian nhất định.

Câu 4:

- Đới nóng (nhiệt đới): + Vị trí: nằm giữa hai chí tuyến. + Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu quanh năm lớn, thời gian chiếu trong năm chênh lệch không nhiều. + Lượng nhiệt: nóng quanh năm.  + Lượng mưa: từ 1500mm đến trên 2000mm. + Gió: thường hoạt động là gió Tín phong. - Ôn đới (đới ôn hòa): + Vị trí: từ 23 độ 27'B đến 63 độ 33'B; từ 23 độ 27'N đến 63 độ 33'N. + Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng chênh lệch rõ rệt. + Lượng nhiệt: trung bình. + Lượng mưa: 500-1000mm. + Gió: thường hoạt động là gió Tây ôn đới. - Hàn đới (Đới lạnh) + Vị trí: từ 63 độ 33'B đến 90 độ B; từ 63 độ 33'N đến 90 độ N. + Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu quanh năm nhỏ, thời gian chiếu có sự dao động lớn. + Lượng nhiệt: lạnh quanh năm. + Lượng mưa: dưới 500mm. + Gió: thường hoạt động là gió Đông cực.

 

11 tháng 4 2021

Tham khảo nha em:

Câu 5:

Sông:

+ Hệ thống sông là mạng lưới các con sông nhỏ và sông chính, bao gồm: phụ lưu (sông nhỏ cung cấp nước cho sông chính), sông chính và chi lưu (các dòng chảy từ sông chính đổ ra sông khác hoặc đổ ra biển).

+ Lưu vực sông là khu vực đất đai xung quanh sông, có nước mặt và nước ngầm dưới mặt đất chảy về sông để cung cấp nước liên tục cho dòng chảy của sông. Lưu vực sông lớn thì lượng nước nhiều, lưu vực sông nhỏ thì nước ít. 

+ Lưu lượng nước sông là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm trong 1 giây.

+ Chế độ nước sông là sự thay đổi về lưu lượng nước của sông trong một năm (mùa lũ, mùa cạn,...)

Hồ:

Sự khác biệt giữa sông và hồ:

*Khái niệm:

- Sông: Là dòng chảy tương đối thường xuyên trên bề mặt lục địa.

- Hồ: Là 1 lượng nước lớn đọng trên bề mặt lục địa.

*Cấu tạo:

- Sông: Gồm nhiều bộ phận như lưu vực, hạ lưu, phụ lưu...tạo thành hệ thống sông.

- Hồ: Cấu tạo đơn giản hơn sông.

*Diện tích:

- Sông có lưu vực xác định

- Hồ thường không có diện tích nhất định.

Câu 6:

Nguyên nhân của hiện tượng thuỷ triều trên Trái Đất là do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời. Chính sức hút này đã làm cho nước ở các biển và đại dương vận động lên xuống sinh ra thuỷ triều trong ngày và những thời kì triều cường, triều kém trong tháng. 

5 tháng 5 2021

Là học sinh, em thấy những việc mình cần làm để bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo?

- Không xả rác bừa bãi.

- Tích cực tham gia các phong trào trồng cây xanh ở địa phương, trường học.

- Hạn chế sử dụng bọc nilong.

- Nhắc nhở mọi người cùng chung tay bảo vệ môi trường.

- Phê phán, lên án những hành vi phá hoại thiên nhiên.

Nhớ tick mình 

5 tháng 5 2021

tham khảo:
Những biện pháp để bảo vệ môi trường biển và tài nguyên là:

*Không vứt rác bừa bãi

*Tuyên truyền và phát động mọi người bảo vệ biển và bảo vệ tài nguyên

*Không đánh,bắt những loại cá quý có nguy cơ tuyệt chủng.

*Nuôi và bảo vệ các loại cá quý hiếm

*Không sử dụng tài nguyên bừa bãi

15 tháng 11 2021

C