K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 8 2017

1.

Dế Choắt tắt thở. Mèn vừa thương Choắt vừa ân hận nhưng đã muộn rồi, Dế Choắt đã chết và dù Dế Mèn có ân hận suốt đời thì Dế Choắt cũng không sống lại được nữa.

Dế Mèn đưa Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ um tùm nhất và đắp thành nấm mộ to, trên đặt một vòng hoa trắng.

Lúc này, trời đã ngả về chiều, ánh trăng mờ nhạt chiếu trên từng bông cỏ khiến chúng có vẻ ảm đạm. Những bông hoa trắng trên mộ Choắt dường như ánh lên một màu tang tóc, đau thương. Trên bầu trời, mây như ngừng trôi, muôn vật đều yên ắng, chỉ còn lại tiếng gió như tiếng dương cầm và nước như đang hát một bản thánh ca tiễn Choắt về cõi hư vô…

Trong khung cảnh buồn đến não ruột ấy, vẫn có người đứng lặng lẽ bên mộ Dế Choắt. Đó là Dế Mèn. Mèn nhớ lại những chuyện cũ mà ân hận, mà xót xa. "Giá như mình không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi… Anh Choắt ơi! Tôi không ngờ… Tôi dại quá!". Mèn thầm nghĩ vậy. Giờ đây, khi đứng trước mộ Dế Choắt, Mèn mới nhận ra sai lầm của mình, mới biết phải sửa ngay sai lầm đó. Mèn nghĩ:

"Có biết đâu mà lường: hung hăng, hống hách thì chỉ có đem thân mà trả nợ cử chỉ ngu dại. Tất cả là tại tôi, anh Choắt ạ! Tôi mà không trêu chị Cốc thì bây giờ anh vẫn còn sống…". Mèn nghĩ đến lời dặn dò của Dế Choắt, một lời khuyên chân thành đã kéo Mèn ra khỏi vẻ hung hăng thường ngày: "Ở đòi mà có thói hung hãng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn thì cũng mang vạ vào mình…". Mèn đứng lặng hồi lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên, nghĩ về tất cả mọi người và những cử chỉ của mình mà thấy lòng ân hận: "Không anh Choắt ạ, anh ở nơi chín suối hãy yên tâm, tôi sẽ sửa sai khi còn chưa muộn. Tôi sẽ không phụ lời anh dặn dò đâu! Anh cứ yên tâm!".

Mặt trời đã gần lặn, chỉ còn một chút ánh sáng yếu ớt soi khắp không gian. Dế Mèn cúi xuống bốc một nắm đất đắp lên mộ cho Choắt. Mèn nhìn mộ Choắt lần cuối cùng rồi quay gót, quả quyết bước đi...

Gió vẫn thổi, cỏ cây, hoa lá lao xao rồi cúi rạp về phía mộ Choắt chào vĩnh biệt. Sương đã xuống, sương rơi từng giọt trên cỏ, từng giọt trên mộ Dế Choắt. Mặt trời đã lặn hẳn, cỏ cây vẫn như rì rào, lao xao, gió thổi mạnh sương vẫn xuống. Màn sương trắng in hình một chú Dế cúi đầu lầm lũi đi xa dần… 2. Câu ta đứng xem bức tranh của cô em gái với một tâm trạng đầy biến động. Thoạt đầu, cậu vô cùng ngạc nhiên và xúc động vì chẳng bao giờ nghĩ người trong bức tranh kia chính là cậu ta. Từ ngạc nhiên, người anh cảm thấy ngỡ ngàng vì người trong tranh kì diệu quá, đẹp hơn cả sức tưởng tượng của mình. Nhìn bức tranh, người anh hãnh diện vì mình có được một cô em gái vừa tài năng lại vừa có tâm hồn nhân hậu bao la. Nhưng cũng chính vào lúc ấy, góc khuất trong tâm hồn khiến người anh cũng vô cùng xấu hổ. Cậu đã có những lúc cư xử không đúng với cô em gái nhỏ. Cậu lại giận mình vì chẳng có một chút năng khiếu gì. Bao nhiêu những cảm giác xáo trộn trong lòng khiến người anh vừa ngất ngây lại vừa choáng váng. Đứng trước bức tranh của cô em gái, đứng trước phần tốt đẹp của mình, cái chưa toàn vẹn trong tâm hồn của người anh như bị thôi miên, thẫn thờ và im lặng. Đến cuối truyện, người anh muốn khóc và không thể thốt ra những suy nghĩ trong đầu: "Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy". Người anh đã nhận ra những điều không phải của mình. Anh thừa nhận anh chưa được đẹp như người ờ trong tranh. Và điều quan trọng hơn, anh đã nhận ra tâm hồn và lòng nhân hậu của em gái. Trước đó chỉ là sự ghen tị, xa lánh, thì giờ đây, anh đã nhận ra được vẻ đẹp tâm hồn và sự nhân hậu của cô em.
11 tháng 8 2017

2.Khi gây ra cái chết thảm thương cho dế Choắt.Tôi quyết định về quê.nhưng trước khi ra đi ,tôi muốn đến thăm Choắt một lúc.
Tôi thắp cho Choắt vài nhén hương và nhổ sạch cỏ xung quanh nấm mộ. Sau đó, tôi đứng lặng hồi lâu trước mộ DC và suy nghĩ. Tôi rất ân hận về việc làm đã gây ra cái chết oan uổng cho DC. Giá như lúc đó tôi ra kéo DC vào thì đâu đến nỗi...Giá như tôi chấp nhận lời nhờ của C thì bây h choắt đâu như vậy.Tôi phải làm ji để trả lại sự sống, cuộc đời cho choắt.Tôi thật hèn nhát vi` việc mình gây ra mà ko dám nhận lỗi.Tôi đã làm 1 việc xấu xa,chính tôi đã gây ra cái chết đau xót cho ng` anh em tốt.Cảm ơn choắt nhé!Nếu ko có cậu thi` ng` phải ra đj la` tôi.Bây h tôi sẽ về quê, có lẽ ko trở lại đây nữa, tôi sẽ lập gia đình.Tôi xin hứa vs choắt sẽ bỏ thói hung hăng hống **** và la` ng` co ick cho xh.Tôi chúc bạn "ngủ ngon".Hãy tha thứ cho tôi.Bõng nhiên tôi thấy ở khoé măt tui cay cay.THương bạn wa choắt ơi!

8 tháng 8 2019

1. Câu nói của thầy Ha-men đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do. Tiếng nói của mỗi dân tộc được hình thành và vun đắp bằng sự sáng tạo của biết bao thế hệ qua hàng ngàn năm, đó là thứu tài sản vô cùng quý báu của mỗi dân tộc. Vì vậy, khi bị kẻ xâm lược đồng hóa về ngôn ngữ, tiếng nói của dân tộc bị mai một thì dân tộc ấy khó mà có thể giành lại được độc lập, thậm chí rơi vào nguy cơ diệt vong.

Ví dụ:

+ Trong lịch sử đấu tranh của dân tộc ta, hơn 1000 năm Bắc thuộc, bọn phong kiến phương Bắc không thể đồng hóa được nhân dân ta, tuy chúng ta có tiếp thu tiếng Hán nhưng tiếng Việt vẫn không mất đi

+ Dưới thời Pháp thuộc, các nhà trường chủ trương dạy bằng tiếng Pháp ...Tiếng Việt của chúng ta không những không mất đi mà ngày nay, tiếng Việt của chúng ta vẫn được giữ gìn và phát triển.

+ Mỗi chúng ta phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ, bởi tiếng nói không chỉ là tài sản quý báu của dân tộc mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành lại độc lập, tự do.

2. Dế Mèn vừa đáng khen vừa đáng chê:

- Đáng chê ở chỗ:

 Dế Mèn thể hiện ngây thơ, yêu đời, tự tin nhưng vô cùng kiêu căng, ngạo mạn, tự phụ, hống hách, hung hăng với những cử chỉ khờ dại, việc làm thiếu suy nghĩ đã gây tai họa oan cho kẻ khác. Chính trog nghịch ngợm vô trách nhiệm của Dế Mèn đã khiến Dế Choắt phải nhận hậu quả thay bằng cả tính mạng của mình.

- Đáng khen ở chỗ:

Trước cái chết Dế Mèn gây ra cho Dế Choắt, chú Dế kiêu ngạo ngày nào đã rút ra cho mình một bài học đáng nhớ và dần dần thay đổi.

8 tháng 8 2019

cho biết danh tính đi bạn, dù sao cungx cảm ơn

-Ngỡ ngàng vì:

+người em mình vẫn coi thường, ghen ghét lại vẽ mình trong bức tranh

+bức tranh đẹp quá, ngoài sức tưởng tượng của người anh

-Hãnh diện vì:

+mình được đưa vào trong tranh, bức tranh đoạt giải nhất

+trong tranh mình hiện lên thật đẹp, thật hoàn hảo

+em mình thật giỏi, thật tài năng

-Xấu hổ vì:

+mình hay ghen ghét, đố kị, xa lánh em, không hiểu em

+mình cư xử không tốt với em

hok tốt

vì anh không ngờ anh chàng hay cáu gắt với em, ghen tị với em, mà người em vẫn quý mến anh ta, chọn anh ta để vẽ. Anh còn ngỡ ngàng vì người đã vẽ anh rất đẹp một con người hoàn hảo, mơ mộng, suy tư, chứ không phải là người anh hay cáu gắt, mắng rủ, ghen tị.

Người anh tự hào, hãnh diện vì anh được thể hiện rất đẹp, được bao hàm nhiều người chiêm ngưỡng. Cũng có phần hãnh diện vì đưa em gái có trí.

Sau đó người anh xấu hổ: Anh xấu hổ vì đã cư xử không đúng với em gái. Anh xấu hổ vì con người thật của anh ta không xứng đáng với người ở trong tranh.

hok tốt

19 tháng 9 2021

Tham khảo:

Trong văn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê", tâm trạng của nhân vật Thành sau khi dẫn Thủy ra khỏi trường học đã được miêu tả vô cùng chi tiết, chân thực. Thật vậy, tâm trạng của Thành được miêu tả bằng cụm từ "kinh ngạc". Chỉ bằng một câu văn đó, ta đã thấy được sự đau lòng của Thành trong cuộc chia tay với em gái mình. Cậu thấy cảnh vật vẫn như xưa, vẫn chẳng có gì thay đổi. Thế nhưng, cậu với em thì lại phải chia ly, gia đình thì tan vỡ. Đó là cả một tai họa và cú sốc tinh thần với những đứa trẻ như Thành và Thủy. Ẩn sâu trong cậu là sự đau lòng tột cùng. Từ đó, người đọc thực sự thấy đau lòng cho những đứa trẻ ở những gia đình có bố mẹ chia tay như vậy.

19 tháng 9 2021

Tham khảo

Từ khi Thành ra khỏi trường của Thủy, Thành thấy kinh ngạc là vì trong khi mọi việc diễn ra rất bình thường, cảnh vật vẫn rất đẹp cuộc đời vẫn bình yên,... ấy thế mà hai anh em lại phải chịu đựng sự mất mát và đổ vỡ quá lớn. Nói cách khác, Thành ngạc nhiên vì trong lòng mình đang nổi dông, nổi bão bởi sắp phải chia tay với đứa em gái nhỏ. Thành cảm thấy trời đất như sụp đổ thế mà mọi thứ xung quanh lại rất bình thường. Đây là diễn biến tâm lý được tác giả miêu tả rất chính xá làm tăng thêm nỗi buồn sâu thẳm và trạng thái thất vọng, bơ vơ của Thành.

22 tháng 9 2021

Tham khảo:

Bức tranh đó vốn mang đến một cảm giác buồn bã,và thâm trầm đầy cảm động cho người đọc.Hình ảnh vẽ nên một cậu bé dõi theo người em gái thân thương với mẹ đang chuẩn bị xa rời cậu, khắc họa lại cảnh tượng đau buồn của hai anh em.Đây là một chi tiết rất giàu cảm xúc. Người anh dù tâm trạng thất vọng, luyến tiếc và buồn bã nhưng vẫn phải rời xa người em gái mà mình vô cùng yêu thương.Bóng hình của Thành trở nên lẻ loi cô đơn,buồn bã.Tâm trạng của Thành trở nên đau lòng,buồn,tiếc nối với dòng thời gian trước kia ko quan tâm,lo lắng đến người em nhiều hơn đến người em.Tình cảm anh em trong trẻo mà đẹp đẽ đó, khiến ta càng nghẹn ngào khi trong thực tế, Thành và Thủy sắp phải chia tay nhau.Thành có tâm trạng tràn đầy nỗi buồn đau,thiếu đi bất kể một thành viên nào thì bức tranh gia đình sẽ trở nên thâm trầm cô đơn.

22 tháng 9 2021

cảm ơn bạn

hihi

  Về thể thơ, bài"Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Đương trông ra"giống với bài thơ nào đã học?Hãy nêu một số đặc điểm của thể thơ đó và chỉ rõ những đặc điểm ấy đã thể hiện ở bài thơ này như thế nào?Cụm từ "Nửa như có nửa như không"bán vô bán hữu)có nghĩa là gì?Hãy hình dung quang cảnh được gợi lên ở câu thơ thứ 2 này?Trong bài thơ, cảnh vật đc miêu tả vào...
Đọc tiếp
  1.   Về thể thơ, bài"Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Đương trông ra"giống với bài thơ nào đã học?Hãy nêu một số đặc điểm của thể thơ đó và chỉ rõ những đặc điểm ấy đã thể hiện ở bài thơ này như thế nào?
  2. Cụm từ "Nửa như có nửa như không"bán vô bán hữu)có nghĩa là gì?Hãy hình dung quang cảnh được gợi lên ở câu thơ thứ 2 này?
  3. Trong bài thơ, cảnh vật đc miêu tả vào thời điểm nào trong ngày và gồm những chi tiết gì?(về ánh sáng, amm thanh, màu sắc và cảnh vật)
  4. Qua các nội dung được miêu tả trong bài thơ, em có những cảm nhận gì trước cảnh tượng buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường và về tâm trạng của tác giả trước cảnh tượng đó?
  5. *Sau khi hiểu đc giá trị của bài thơ, em có thêm suy nghĩ gì khi nhớ rằng tác giả là một ông vua chứ không phải là một người dân quê? Từ đó, em có thể nói gì nữa về thời nhà Trần trong lịch sử nước ta?
  • Soạn dùm mình bài "Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra"nha,càng ngắn gọn càng tốt nha,mình tick cho
1
6 tháng 10 2016
1. Về thể thơ, bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra giống với bài thơ nào? Nêu đặc điểm của thể thơ đó thể hiện trong bài này.Gợi ý: Kiểm tra về số câu, số chữ xem bài thơ này giống bài thơ nào trong hai bài thơ luật Đường đã học? Chú ý từ cuối của các câu 1, 2, 4 để chỉ ra cách hiệp vần của bài thơ.2. Cụm từ bán vô bán hữu (nửa như có nửa như không) có nghĩa là phong cảnh mờ ảo; vừa như có lại như không; vừa thực lại vừa hư. Quang cảnh gợi lên ở đây là làng xóm đang mờ trong sương khói. Cảnh có nét thực nhưng lại có nét ảo. Chính điều này tạo nên sự mơ màng, nên thơ rất độc đáo của câu thơ.3. Trong bài thơ, cảnh được miêu tả vào lúc chiều tà (lúc hoàng hôn). Trong khung cảnh có thể nghe thấy tiếng sáo của trẻ chăn trâu đang dẫn những chú trâu no mẫm về nhà, có những cánh cò trắng đang từ từ đáp xuống cánh đồng phía trước, ở phía xa kia, các thôn xóm đã chìm dần trong sương khói như mơ như thực. Một khung cảnh làng quê thật thanh bình và êm ả, nên thơ.4. Qua bức tranh được miêu tả, có thể nhận thấy cảnh tượng nhìn từ phủ Thiên Trường thật nên thơ. Xóm thôn mờ mờ sương khói hoà trong tiếng sáo của trẻ chăn trâu văng vẳng cùng từng đôi cò trắng đang xoè cánh đậu xuống đồng. Đứng trước cảnh thiên nhiên ấy, tác giả như chìm đắm say xưa trong cảnh vật. Ngắm nhìn, thưởng thức nét đẹp của xóm thôn mà vui mừng với cuộc sống không vượng bận binh đao.5.* Tác giả cảu bài thơ là một ông vua có tâm hồn thi sĩ. Đọc bài thơ, ta thấy hoàn toàn không có sự ngăn cách nào giữa một người lãnh đạo cao nhất của một quốc gia với một người nông dân thuần phác (cảnh được nhìn và miêu tả ở những nét gần gũi và dân dã nhất). Điều đó cho thấy, nhà vua rất gần dân chúng, rất yêu dân, yêu chuộng sự thanh bình. Phải chăng vì các vị vua Trần rất thân dân, yêu dân như con mà mỗi khi đứng trước hoạ xâm lăng (nhất là trong ba lần quân Nguyên – Mông xâm lược nước ta) nhà Trần đều lãnh đạo nhân dân chống xâm lược thành công
2 tháng 8 2021

Câu 1 

trích từ tác phẩm ; Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ 

dùng BPTT : ẩn dụ 

tác dụng : cho ta thấy tình cảm yêu thương vô bờ bến của Bác Hồ đối với những ng chiến sĩ . Đó không phải là tình cảm bth của người chú và người cháu mà đó là tình cảm thiêng liêng của một ng cha già đối với những đứa con thơ dại của mình

Câu 2

Nhân vật Dế Mèn trong “Bài học đường đời đầu tiên” của Tô Hoài có những nét chưa đẹp là :

+ có thái độ và tính tình : kiêu căng , ngông cuồng 

Nhân vật Dế Mèn trong “Bài học đường đời đầu tiên” của Tô Hoài có  những nét đẹp  :

+ khỏe mạnh 

+ cường tráng 

+ tự ti khoe bổ phận của cơ thể mình 

+ và bt hối lỗi  rút ra bài học sau khi dế choắt chết 

Câu 3 Tham khảo

Em đã đc học văn bản "Bức tranh của em gái tôi" trích từ tác phẩm "Con dế ma" của nhà văn Tạ Duy Anh. Trong đó em thích nhất là nhân vật Kiều Phương- người đã để lại cho em nhiều ấn tượng nhất. Khuôn mặt của cô lúc nào cũng lem nhem như một chú mèo con. Và đặc biệt cô vẽ rất đẹp, y nhưu một họa sỹ nhí vậy. Trong những bức tranh của Kiều Phương, người đọc như em có thể thấy chú mèo vằn nhảy múa, thật là ngộ nghĩnh làm sao! Mặc dù người anh luôn gắt gỏng với cô nhưng cô vẫn chọn người anh làm đối tượng để vẽ trong cuộc thi. Cô có một tấm lòng trong sáng, hồn nhiên, độ lượng. Và nhờ tấm lòng ấy của Kiều Phương đã cảm hóa đc người anh, giúp người anh nhận ra những phần hạn chế của bản thân mình. Em rất khâm phục Kiều Phương bởi vì cô có tài năng nhưng không kiêu ngạo. Và dù tuổi đang còn nhỏ nhưng cô đã có một tấm lòng nhân hậu đáng để em và mọi người noi theo.

phép so sánh : câu đc bôi đen

Câu 4

Cứ vào những mùa thu lá rụng, ở nước Pháp xa xôi tôi lại nhớ về Việt Nam ngày còn kháng chiến, nhớ về đứa cháu thân yêu đã hi sinh mà tôi thường gọi bằng cái tên trìu mến: "Lượm"!

Hai chú cháu tôi quen nhau tình cờ như một sự sắp đặt thú vị ở phố Hàng Bè, Thành phố Huế. Thoạt nhìn cái dáng loắt choắt, gầy gầy, đôi chân thoăn thoắt như nhún nhẩy, cái đầu nghênh nghênh, tự cao, kiêu hãnh, tôi đoán ngay, đây là một cậu bé nhanh nhẹn, hoạt bát liền bắt chuyện làm quen như công việc thường nhật của một nhà Cách mạng. Chú bé cởi mở dẫn tôi đi trên cánh đồng thơm mùa lúa chin vừa huýt sáo vừa nhảy nhót như chú chim chích hồn nhiên và vô tư. Khẽ khàng đến mức độ cẩn trọng, từ tốn, cậu bé nắm tay tôi đi nhè nhẹ: "Chú Tố Hữu biết không, con đường hai chú cháu mình đang đi chính là con đường tắt tới đồn Mang Cá – nơi cháu đang làm việc. Cháu thường xuyên đi lien lac qua con đường này nên cứ chiều chiều lại được nghe tiếng chim đa đa hót vui ơi là vui! Còn thích hơn cả ở nhà ấy chứ!"

 

Nhìn cái cách Lượm kể lể mới đáng yêu làm sao, chẳng khác gì một đứa trẻ lần đầu tập đọc, hai má đỏ ửng như trái bồ quân, híp mí cười ngộ nghĩnh :" Thôi! Chào đồng chí "

Cậu bé mãi lúc một xa theo cái bong nhỏ tung tăng chiếc xắc và mũ ca lô đội lệch bên đầu. Cách cái ngày tôi gặp Lượm không xa thì khoảng đầu tháng sáu, dưới chiến khu có gửi lên cho tôi một bức thư mà mới thoáng qua dòng đầu tôi đã không kìm được nước mắt : "Lượm! Cháu tôi !". Trong một lần đưa thư khẩn cấp, mọi người đều ra chiến dịch, Lượm đành phải nhận trách nhiệm của một chiến sĩ đưa thư nhỏ tuổi. Cậu bé bỏ thư vào bao và mỉm cười hạnh phúc như niềm tự hào được đi đánh trận. Mặc bom, mặc đạn, cứ thế đường ta đi, sợ chi cái chết. Cậu bé chạy như bay trên con đường quê một màu lúa chin tay giữ chặt chiếc xắc bên mình. Thế rồi…."Lượm !" Tôi nghẹn ngào không nói nên lời : Lượm đã hi sinh!

Ngay cả khi lìa khỏi trần đời, tay em vẫn nắm chặt bức thư như hình ảnh một chiến sĩ quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập của dân tộc. Trên cánh đồng dường như vẫn phảng phất trong hương sữa lời cậu bé nói với tôi như lần đầu gặp mặt : hồn nhiên, vô tư, nhí nhảnh. Giờ đâu còn hình ảnh Lượm của ngày xưa, đâu còn chú chim chích như ngày nào vừa huýt sáo, vừa nhảy nhót trên đồng.

 

Cái chết của Lượm như một ngòi sung thúc dục nhân dân ta chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc. Lượm mãi mãi khắc sâu trong tâm trí tôi về một chiến sĩ nhỏ tuổi gan dạ, dũng cảm, quên đi cái "tôi" của mình để bảo vệ cái "tôi" lớn hơn. Đó là cái "tôi" của Việt Nam trước bạn bè thế giới.



 

 

2 tháng 8 2021

Tham khảo!

30 tháng 4 2020

đây là tiếng việt lớp 4 nhé em !

Hình ảnh :

​"Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây" nhân hóa ở chỗ xưng hô ở vật như ở người.

=> Xưng hô: em - tôi.

* Chú ý :

Các hình ảnh còn lại cũng có thể sử dụng phép nhân hóa, nhưng không phải là phép nhân hóa để nói về nhân vật Dế Mèn.

30 tháng 4 2020

m bị điên à