Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
Thu tàn trời đã sang đông
Bồi hồi tấc dạ nhớ mong cô thầy
Người trao khát vọng hôm nay
Chắp cho đôi cánh em bay vào đời
Thương sao mái ấm nhà em
Gia đình đoàn tụ dưới rèm trời mưa
Mái nhà trú nắng sớm trưa
Tối về văng vẳng đong đưa điệu đàn
Công cha vất vã không màng
Nghĩa mẹ sớm tối gọn gàng trước sau
Mở lời cất tiếng ngọt ngào
Chăm nom dạy dỗ luôn trao nụ cười
Đàn em học hỏi đùa chơi
Thân bằng quyến thuộc cơ ngơi xum vầy
Tình thân gắn kết đắp xây
Ông bà yên dạ thân gầy tâm an
Bà con hàng xóm trong làng
Khác nào khúc ruột mọi đàng có nhau
Bạn bè giữ mãi tình sâu
Thầy cô trọng nghĩa ghi vào tim em
Thảnh thơi giấc ngủ êm đềm
Nhẹ nhàng mỗi bước bên thềm gần xa
Đất trời thoáng rộng bao la
Em vui tất dạ lời ca thăng trầm
Đàn chim về tổ quây quần
Bướm ong bay lượn đầu sân cạnh vườn
Hoa cười lá vỗ khoe sương
Gia đình nhộn nhịp tình thương ngập tràn
Tình yêu quê hương đất nước là một trong những tình cảm đẹp, thiêng liêng, cao quý của mỗi người dân Việt Nam. Tình cảm ấy đã từng được gửi gắm trong rất nhiều những áng văn, áng thơ. Và “Chuyện cổ nước mình” của Lâm Thị Mỹ Dạ là một trong những bài thơ như thế. Bài thơ được viết bằng thể lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, mang màu sắc ca dao, dân ca. Qua bài thơ tác giả ca ngợi chuyện cổ của nước mình mang nhiều ý nghĩa sâu xa, chứa đựng bao bài học quý báu của ông cha truyền lại cho con cháu đời sau. Tình thương người bao la mênh mông và triết lí về niềm tin “ở hiền gặp lành” là ý nghĩa sâu xa, là sự tuyệt vời của “Chuyện cổ nước mình” khiến cho nhà thơ phải “yêu” và quý trọng. “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo” là triết lí, là niềm tin của nhân dân ta gửi gắm trong chuyện cổ. Câu thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ gợi nhớ trong lòng ta bao chuyện cổ, bao hình ảnh, bao nhân vật. Anh trai cày hiền lành được bụt trao cho câu thần chú: “Khắc nhập! Khắc xuất” mà lấy được vợ đẹp con nhà giàu (Cây tre trăm đốt). Người em cần cù, trung hậu được con chim phượng hoàng đền đáp “ăn một quả trả cục vàng” mà trở nên giàu có hạnh phúc; trái lại người anh tham lam mà chết chìm xuống đáy biển (Cây khế). Thạch Sanh được Tiên “độ trì” mà trở nên võ nghệ cao cường, có lắm phép thần thông biến hóa, đã giết chết trăn tinh, bắn chết đại bàng cứu người, có đàn thần để lui giặc, được làm phò mã, rồi được làm vua; trái lại Lí Thông gian tham, độc ác, quỷ quyệt bị sét đánh rồi hóa thành bọ hung...Đúng như Lâm Thị Mỹ Dạ đã viết:
“Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật tiên độ trì.”
“Chuyện cổ nước mình” đã trở thành hành trang tinh thần, đem đến cho nhà thơ nhiều sức mạnh để vượt qua mọi thử thách “nắng mưa” trong cuộc đời, để đi tới mọi miền quê, mọi chân trời xa xôi đẹp đẽ. Đọc “Chuyện cổ nước mình” như được “nhận mặt”, như được gặp ông cha, khám phá được bao phẩm chất tốt đẹp của tổ tiên mình. “Chuyện cổ nước mình” còn hàm chứa bao bài học quý báu, đó là bài học về đạo lí làm người: sống phải chân thật, phải chăm làm siêng năng, phải có trí tuệ đừng a dua. Tác giả gợi lên thật khéo truyện “Tấm Cám”, “Đẽo cày giữa đường”, ...để nói về những bài học do ông cha gửi lại “đời sau” qua chuyện cổ. “Chuyện cổ nước mình” là một bài thơ hay, giản dị mà đậm đà. Bài thơ đã giúp mỗi tuổi thơ chúng ta yêu thêm chuyện cổ của đất nước mình, dân tộc mình hơn. Đọc bài thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, chúng ta mới hiểu rõ vì sao nhân dân ta từ người trẻ đến người già, ai cũng yêu thích chuyện cổ nước mình.
Tham khảo
Con người có cố, có ông,
Như cây có cội, như sông có nguồn.
Đây là một trong những bài ca dao hay nhất thuộc chủ đề tình cảm gia đình. Bài ca dao nói về sự thủy chung mà con cháu dành cho tổ tiên của mình. Nhắc nhở chúng ta nhớ ơn đến tổ tông nòi giống và còn rộng lớn hơn nữa. Hình ảnh so sánh con người giống như cây, như sông. Cây có gốc, sông có thượng nguồn, nơi bắt đầu để chúng phát triển, sinh sôi. Con người cũng thế, nhờ ông bà, tổ tiên thì mới có chúng ta ngày hôm nay. Bài ca dao sử dụng thể thơ lục bát quen thuộc, nêu lên một cách giản dị và dễ hiểu, muốn nhắn nhủ con cháu phải nhớ ơn ông bà tổ tiên, không được vong ơn bội nghĩa. Hình ảnh thơ quen thuộc, dung dị như một lời nhắc nhở về sự biết ơn những thế hệ đi trước. Qua đó, bài ca dao đã bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến ông bà, tổ tiên và cả những thế hệ đi trước từ rất lâu.
THAM KHẢO:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Đây là bài ca dao nổi tiếng mà nhiều thế hệ người Việt Nam đều đã từng được nghe đến, thể hiện tình cảm sâu sắc và tôn vinh công ơn cha mẹ. Câu ca dao đã so sánh tình cảm cha mẹ với những hình ảnh mênh mông, vĩnh cửu của thiên nhiên như "núi cao,thác chảy", để cho độc giả cảm nhận được sự to lớn, sâu sắc của tình cha mẹ. Hơn thế nữa, câu ca dao còn đề cập đến vai trò của cha mẹ trong cuộc đời con người, đó là công sinh thành, dưỡng dục. Hình ảnh người cha rắn rỏi, mạnh mẽ như tụ cột trong gia đình, còn hình ảnh mẹ thì sâu xa, rộng mở. Từ đó, bài ca dao này cũng đề cập đến cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha mẹ, và thiết tha nhắn nhủ đến người con những công ơn trời bể ấy. Có lẽ nhờ những giá trị nhân văn sâu sắc nên câu ca dao đã được nhân dân ta lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Tham khảo:
Con người ta trên đất nước này bất kể làm công việc gì cũng mang vẻ đẹp và giá trị riêng biệt. Một trong những vẻ đẹp lao động của con người khiến em vô cùng ấn tượng đó là người lao động làng chài trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của tác giả Huy Cận. Huy Cận không chỉ khắc họa trước mắt bạn đọc một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp, giàu có của miền biển mà thêm vào đó là vẻ đẹp càn mẫn, chăm chỉ, lạc quan, yêu đời của những người ngư dân nơi đây. Bài thơ giúp ta hiểu hơn về cuộc sống lao động, sự cống hiến thầm lặng của họ qua ngòi bút tài tình cùng nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc của Huy Cận. Nhiều năm tháng trôi qua nhưng bài thơ vẫn giữ nguyên vẹn những giá trị tốt đẹp ban đầu của nó và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhiều thế hệ bạn đọc.
tham khảo :
Đoạn kết bài thơ chỉ muốn tổng hợp lại những nỗi nhớ cụ thể của chàng trai. Có lẽ thơ không nên nói đến tận cùng, nói đủ đầy như thế chăng?
Nhưng, đối với thu hà, sự hồn nhiên chân thành trong tình cảm bao giờ cũng lấn át những dụng công kĩ thuật của nghề thơ. Bất chấp thời gian và sự biến đổi của lòng người, cảm xúc về quê hương vẫn là nguồn mạch dâng trào trong trái tim thi sĩ, để mỗi lần thấy biển, nhà thơ lại xốn xang:
"Biển xao động nôn nao chiều con nước
Lòng như thuyền chờ đợi buổi ra khơi"…
Trong kho tàng ca dao Việt Nam, em cảm thấy vô cùng ấn tượng và yêu thích bài:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
Bài ca dao có hai lớp nghĩa, nghĩa đen miêu tả vẻ đẹp của hoa sen, nghĩa bóng nói về vẻ đẹp phẩm chất của con người. Mở đầu bài thơ, với việc sử dụng câu hỏi tu từ “Trong đầm gì đẹp bằng sen?” là một lời khẳng định vẻ đẹp tuyệt vời của hoa sen trước những loài hoa rực rỡ khác. Tiếp đến là những đặc điểm nổi bật của hoa sen được khắc họa. Những gam màu chủ đạo của hoa sen là màu xanh của lá, màu trắng của hoa, màu vàng của nhị. Đó đều là những màu sắc tươi sáng, gợi sự thanh nhã. Cách sử dụng điệp ngữ “nhị vàng”, “bông trắng” và “lá xanh” nhằm gợi ra hình ảnh tả thực những cánh hoa xếp tầng tầng lớp lớp tạo nên những bông hoa. Câu thơ cuối cùng “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, hoa sen vốn sinh trưởng trong môi trường đầm lầm - một nơi có rất nhiều bùn. Mà đặc tính của bùn là có mùi hôi tanh, rất khó chịu. Mặc dù sống trong môi trường như vậy, nhưng hoa sen vẫn có mùi thơm ngát dịu dàng. Cũng giống như con người Việt Nam có lối sống giản dị, mộc mạc. Nhưng họ lại có phẩm chất tốt đẹp, cao quý. Sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn giữ được tâm hồn thanh cao. Bài thơ sử dụng thể thơ lục bát giàu cảm xúc, ngôn ngữ mộc mạc kết hợp với các biện pháp tu từ thật đặc sắc. Có thể thấy, đây là một bài ca dao ngắn gọn nhưng đã thể hiện được những vẻ đẹp của con người Việt Nam.
Cre:
Cảm ơn và chúc bạn năm mới vv